Những bức ảnh cóp nhặt trong những chuyến đi của tôi...
TIỀN GIANG | MÀU HOÀI NIỆM
Vốn dĩ cũng định làm một album tươi mát trong trẻo về Tiền Giang, nhưng trong chuyến đi vừa rồi, tôi phát hiện ra TG nói riêng và Miền Tây nói chung giấu diếm chúng ta quá nhiều ký ức và kỷ niệm xa xưa. Hành trình ngắn ngủi 2 ngày, dăm ba chỗ check in quốc dân, dăm ba góc đời thường nhỏ lẻ.
Cũng chưa thể chụp được nhiều về cảnh đẹp, con người và văn hóa ở đây. Cảm nhận bản thân, ở đây khá giống Sài Gòn một chỗ gì đó, giống Vũng tàu một chỗ gì đó nhưng lại giống Gia Lai một chút gì đó. Vừa rộng vừa hẹp, vừa cũ vừa mới, vừa quá nhiều thứ mới mẻ được dân mạng nhắc nhiều, vừa quá nhiều thứ trầm buồn của thời gian từ thời Pháp Mỹ lẩn khuất len lỏi bên trong.
Trải dài trong album là hình ảnh bến du thuyền và cồn Tân Phong, ghe thuyền dập dìu đến tận cầu Rạch Chiếc. Cũng hay, có lẽ ở Mỹ Tho chỗ này cũng là chỗ check in tương tự bến Bạch Đăng mới ở Sài Gòn. Cũng cố gắng khai thác cảnh thành phố đêm Mỹ Tho với chặng đường leo tháp như mấy bài review trước nhưng thời gian eo hẹp quá nên thôi, sương sương gọi là kèm với đời sống mực nướng khô đuối xe đẩy về đêm, ngon quá xá.
Rồi chùa Trúc Lâm huyền ảo trong sương sớm, điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal. Bốn thánh tích này gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt. Có một điều hơi tiếc là do dịch đang bùng ở Tiền Giang nên chùa không cho bá tánh vào thưởng ngoạn. Hơi tiếc không chụp được cận cảnh mà chỉ có góc flycam. Sẽ đi lại vào dịp sau.
Tới nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè, có lối kiến trúc Roman của phương tây bằng bê tông cốt thép đúc đá, qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát, cổ kính. Phải nói là vị trí đặt nhà thờ của tiền nhân quá xuất sắc. Nhà thờ vào trong được nhưng nắng quá lười
Cầu Mỹ Thuận mãi đỉnh, à cây cầu này thì xin không nói nữa, nhiều quá rồi
Rồi chùa Vĩnh Tràng, theo wiki thì đầu thế kỷ 19, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng. Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được "Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa". Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc Á - Âu.
Rồi nếu Sài Gòn đang đình đám mùa hoa kèn hồng thì ở đây đang có mùa hoa kèn vàng hay chuông vàng dọc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Ví dụ không có quá nhiều dây điện thì chắc có lẽ đã xuất sắc ngất ngây.
Rồi điểm cuối là Gò Công biển Tân Thành. Nhưng người ta nói đúng nơi sai thời điểm, gió biển thôi mạnh thấy luôn kiếp sau của mình :v nên không có chụp choẹt hay flycam gì ráo ở đây :/ sẽ đến vào buổi khác và mùa khác, cuối chuyến đi là một hoàng hôn đẹp tuyệt vời….
#mientay #tiengiang #mytho
Thiền viện trúc lâm Phượng Hoàng 01/2022
Kỷ niệm^^
Thanh Bình Vũ bình luận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa - Mõm Tà Xùa