Kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình: Thời điểm, di chuyển, tham quan tại khu rừng Cúc Phương.
1. Giới thiệu đôi nét về vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương hay còn có tên gọi khác là rừng Cúc Phương. Là khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn có vị trí nằm trên rnah giới 3 khu vực là Tây Bắc, châu thổ sông Hồ và Bắc Trung Bộ. Nằm ở dãy núi Tam Điệp, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam. Diện tích rộng lớn, vườn quốc gia Cúc Phương là môi trường sống của một hệ sinh thái động vật vô cùng phong phú và đa dạng.
2. Nên đi du lịch vườn quốc gia Cúc Phương vào thời điểm nào trong năm?
Bạn không nên đi vườn quốc gia Cúc Phương vào mùa mưa, sẽ ảnh hưởng chuyến tham quan của bạn. Theo kinh nghiệm đi vườn quốc gia Cúc Phương, bạn nên đi vào mùa khô, khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
3. Cách di chuyển đến vườn quốc gia Cúc Phương
Đi xe khách: Có rất nhiều xe từ Hà Nội đi Ninh Bình. Tại bến xe Giáp Bát mỗi ngày luôn có rất nhiều chuyến xe khách chạy tuyến Hà Nội – Ninh Bình. Tại bến xe Giáp Bát mỗi ngày luôn có rất nhiều chuyến xe khách chạy tuyến Hà Nội – Ninh Bình. Xe sẽ cho các bạn xuống tại bến xe Nha Quan tại Ninh Bình. Từ đây các bạn tiếp tục đi xe bus hoặc taxi đến vườn quốc gia Cúc Phương.
Đi bằng phương tiện cá nhân: Bạn cứ chạy theo đường cao tốc Ninh Bình. Hết đường cao tốc thì rẽ vào QL 1 A. Khi đến đầu thành phố Ninh Bình thì rẽ vào đường đi Tràng An. Qua khu
du lịch Bái Đính , hồ Đồng Chương là sẽ đến vườn quốc gia Cúc Phương.
4. Những trải nghiệm tuyệt vời tại vườn quốc gia Cúc Phương mà bạn không nên bỏ qua
4.1 Vườn quốc gia cúc phương mùa bướm
Thời gian từ tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương như tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên một khung cảnh huyển ảo như truyện cổ tích. Hơn 400 loài bướm đủ các chủng loại, số lượng cá thể lên tới hàng triệu con tại đây đua nhau khoe sắc. Những con bướm có đủ mọi sắc màu từ trắng cho đến xanh lam, nâu đất, hồng phấn… khiến bức tranh Cúc Phương trở nên lung linh, huyền ảo. Kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Cúc Phương mùa bướm là cuối tháng 4 đến tháng 5.
4.2 Cắm trại tại rừng Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương là điểm đến vô cùng lý tưởng cho những hoạt động cắm trại hay tổ chưc1 buổi picnic. Địa điểm cắm trại đẹp nhất tại rừng Cúc Phương là xóm Bống. Điểm này khá cao, phía trên được che bởi những tán cây rợp mát. Tại đây còn có những chỗ được lát si măng để phục vụ nhu cầu cắm trại du khách. Lưu ý: Nếu bạn cắm trại trong ngày sẽ không mất phí, nhưng qua đêm tại đây sẽ tốn phí.
4.3 Đi bộ khám phá khu rừng nguyên sinh
Là khu rừng nguyên sinh rậm rạm, bầu không khí vô cùng mát mẻ và dễ chịu. Đến với vườn quốc gia Cúc Phương bạn nhất định phải tham quan những cánh rừng này. Để làm thỏa mãn nhu cầu khám phá du khách, ban quản lý rừng Cúc Phương đã cho xây dựng những con đường đi bộ xuyên qua rừng, được lát bê tông. Tận hưởng bầu không khí trong lành, nghe tiếng chim hót véo von, tiếng muôn thú gọi nhau tại đây rất là tuyệt vời.
4.4 Ngắm nhìn những loài chim rực rỡ sắc màu
Với môi trường trong lành, và điều kiện sống phù hợp, vườn quốc gia Cúc Phương là nơi sinh sống lý tưởng của rất nhiều loài chim khác nhau. Với hơn 308 loài chim khác nhau, trong đó có nhiều loài chim quý có nguy cơ tuyệt chủng như: chim gõ kiến đầu đỏ, gà lôi trắng, niệc nâu, đuôi cụt bụng vằn,…Vậy nên khi du lịch vườn quốc gia Cúc Phương bạn không nên bỏ qua cơ hội này nhé.
4.5 Khám phá những hang động
Bên cạnh một khung cảnh thiên nhiên đẹp, cùng với hệ thực vật động vật đa dạng, vườn quốc gia Cúc Phương còn có rất nhiều hang động đẹp để bạn khám phá. Mỗi hang động ở đây một nét đẹp riêng, ấn tượng riêng và lối kiến trúc mang đến nhiều thú vị và bí ẩn. Một số hang nổi tiếng nhất tại đây mà bạn nên khám phá như: động Trăng Khuyết, hang Mang Chiêng, động Người Xưa, hang Con Moong,…
4.6 Ngắm nhìn những cây cổ thụ
Là một cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, và được nhà nước bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Nên ở đây hiện tại vẫn có nhiều những cây cổ thụ cao lớn với tuổi đời hàng trăm năm. Một số cây thu hút nhiều khách tham quan như: cây đăng cổ thụ với chiều cao 45m, đường kính 5m, hay cây trò ngàn năm hoặc cây sấu cổ thị cao gần 50m với bộ rễ vô cùng đồ sộ.