Là khu vực bí ẩn nhất của đất nước Ấn Độ, kể cả người dân địa phương. Nếu bạn thích nghỉ dưỡng an nhàn, vui lòng đừng đến Ladakh
Leh Ladakh, thuộc bang Jammu và Kashmir (viết tắt là J&K) của Ấn Độ. Mang những nét đẹp hùng vĩ với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh là bạt ngàn những gợn mây che phủ tạo nên một khung cảnh nửa thực nửa mơ một cách kì lạ đến choáng ngợp. Là nơi dành riêng cho những ai yêu thích đam mê và khám phá với nhiều tour hoạt động như biking, trekking, rafting… Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn - Ladakh còn chiếm trọn trái tim của tất cả những ai đã từng đặt chân đến đây bời mang đến một cảm giác thật sự rất hiếm có và khó tìm trong thời buổi này.
Bởi đúng là vậy, Ladakh không phải là một địa điểm mà cứ muốn đến là đến hoặc sẽ có 1 chuyến nghỉ dưỡng thật nhẹ nhàng tại đây. Vùng đất này cần nhiều hơn thế - nhiều ở đây không phải là tiền, mà đó là sự quyết tâm, kiên nhẫn, đam mê và theo đuổi đến cùng, bên cạnh đó cũng là một đôi chân đi không biết mỏi mệt.
Lưu ý: Và theo kinh nghiệm du lịch Ấn Độ, nên uống thuốc hoạt huyết dưỡng não nửa tháng trước khi đi. Hai ngày trước khi đi nhớ uống thuốc chống sốc độ cao Diamox, hoặc thuốc có chất Acetazolamide là được, và vẫn duy trì uống mỗi ngày 2 viên cho đến khi rời khỏi Ladakh nhé.
Như mình đã nói nếu bạn thích an nhàn, thì vui lòng đừng đến Ladakh. Nhưng nếu bạn thích những nụ cười thanh thản, an nhiên, thì Ladakh chính là một thứ tình yêu nhỏ bé dễ thương nhất có thể dành cho tâm hồn của bạn. Một phiên bản, một vùng đất vừa gai góc, nhưng lại đầy cám dỗ, vừa bao la, rộng lớn nhưng cũng bình dị đến độ nao lòng.
Như 1 mảnh ghép khác của bức tranh Ladakh. Người ở Kargil lai giữa Tây Tạng, Pakistan hay Afghanistan. 90 % dân số Kargil là Hồi giáo Shia, 5% người Sunni và 5% của Phật giáo Tây Tạng.
Trong lịch sử, khu vực của người gốc Tây Tạng có rất nhiều tu viện Phật giáo. Do đó, Ladakh cũng được gọi là "Tiểu Tây Tạng". Nên vì thế, mỗi gia đình ở Ladakh đều gởi gắm một người con trai của họ xuất gia làm Lạt ma và thọ giới. Các bá được gửi đến khi vừa tròn 5, 6 tuổi để tiện giáo dục, đào tạo như các vị sư và dành toàn bộ cuộc sống của mình để nghiên cứu và học tập Phật giáo. Và cứ như vậy, thế hệ này cứ tiếp tục nối tiếp thế hệ khác.
Phuktal, hơn bất kì đâu, là nơi để ẩn cư, thiền định. Tên Phuktal đến từ hai từ “Phuk” nghĩa là “hang” và “tal” – “nghỉ ngơi”, hoặc “thar” – “giải thoát”. Vừa hoang dại như những dòng sông chảy xiết, vừa trầm lắng như những tu viện trên sườn núi, vừa lãng mạn như những thung lũng phủ lá vàng. Bằng cách nào đó Phuktal vẫn điềm nhiên, lặng lẽ như được xếp từ muôn kiếp đời và được chở che trong một hốc đá to. Padum và Phuktal được biết đến là 2 vùng đất nằm sâu trong vùng Zanskar hẻo lánh, thần bí và hoang sơ nhất Ấn Độ. Nên vì thế, con đường chinh phục tới Phuktal từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc sẽ ngày càng đẹp đến siêu thực. Sau mỗi khúc quành, khung cảnh hùng vĩ cứ thế mà mở ra trước mắt càng rộng lớn hơn, choáng ngợp hơn bao giờ hết. Bạn có thể lặng nhìn ngắm dòng sông Tsarap oằn mình giữa hai hẻm núi hẹp, ngắm nhìn sông, núi, hoặc mặt trời chiều đang dần chạm vào đỉnh núi, tan thành tia, làm nước long lanh, làm hồng mặt đá. Đẹp đến lạ thường!
Và có lẽ chỉ đúng khoảnh khắc ấy, bạn mới có thể chợt hiểu tại sao mọi thứ xung quanh mình đều vô cùng nguyên sơ và sống động đến như vậy? Đạo Bön nguyên thuỷ của người Tạng tin rằng vạn vật, từ núi, cây, sông, hồ, đều mang một linh hồn. Và chúng gần gũi đến mức mà ta chỉ cần đưa tay ra, là sẽ thật sự được chạm vào hơi thở kì diệu của thiên nhiên.
Bình yên là thế! Những cảm xúc mãnh liệt trào dâng khi đứng trước thiên nhiên diệu kì! Đối với tôi, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ để tôi tiếp tục bước đi và chinh phục