Được xây dựng từ năm 1895, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, bối cảnh chính của phim “Người Tình” nổi tiếng đến nay vẫn là điểm đến yêu thích của nhiều người. Đặc biệt là lượng du khách Pháp đến với Sa Đéc ngày càng đông để khám phá câu chuyện “Người Tình” vang bóng một thời.
Tổng quan về câu chuyện
Ai đã từng đọc tác phẩm L’Amant (“Người tình”), viết về câu chuyện tình của chính tác giả, nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với ông Huỳnh Thủy Lê từ trước những năm 1945, và xem qua bộ phim cùng tên đều tò mò về bối cảnh trong truyện và phim về ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất vùng Nam Bộ. Đây là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”. Ngôi nhà trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi cuốn tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L’Amant) năm 1991.
Năm 2009, ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại TP Sa Đéc(Đồng Tháp) được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích quốc gia. Hiện trung bình mỗi ngày, nơi đây đón tiếp hàng trăm du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu về câu chuyện tình lãng mạn… Nằm bên bờ sông Tiền (phường 2, thị xã Sa Đéc), ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê từng được nữ văn hào Marguerite Duras phác thảo trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”. Ngôi nhà cổ, có kiến trúc kiểu Hoa pha trộn đường nét trang trí kiểu Tây, toát lên một vẻ đẹp lạ so với các ngôi nhà truyền thống Việt lai Tây ở miền Nam.
Ngôi nhà do ông Huỳnh Cẩm Thuận, thương gia người Hoa giàu có bậc nhất ở Sa Đéc, Đồng Tháp thời bấy giờ để lại cho con trai út là Huỳnh Thủy Lê thừa kế. Trong một lần tình cờ mà nên duyên, ông Lê gặp bà Marguerite Duras trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929. Họ về chung sống như vợ chồng nhưng không được ông Thuận đồng ý.
Hai người chung sống với nhau được 18 tháng, sau đó nữ nhà văn quay về Pháp, ông Lê cưới vợ người Việt. Nhiều năm sau, ông Lê sang Pháp và có ý muốn tìm gặp lại người con gái năm xưa nhưng bị từ chối. Sau đó, bà Marguerite Duras viết lại tự truyện đời mình thành cuốn tiểu thuyết mang tên “Người tình”. Chuyện tình không biên giới của chàng công tử người Việt gốc Hoa và cô gái trẻ người Pháp gây tiếng vang lớn. Tác phẩm được giải Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp) và dịch ra 43 thứ tiếng.
Công trình là sự kết hợp độc đáo phong cách Đông – Tây. Mái nhà mang hình thuyền của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa lại thiết kế cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17.
Nhà rộng 258 m2, được xây dựng bằng gỗ năm 1895 với ba gian mang nét đặc trưng kiến trúc miền Nam. Chính giữa căn nhà là tượng thờ Quan Công được sơn son thiếp vàng.
Phần sàn của ngôi nhà được làm võng về phía trung tâm theo phong thủy của người Hoa: Tiền thu về một mối, trũng lại một chỗ. Một số vật liệu nội thất như gạch bông, kính màu được nhập từ Pháp về. Ngay ở cửa chính của ngôi nhà có một khung cửa với các thanh gỗ tròn song song nằm ngang có thể kéo qua lại.
Sau khi ông Lê mất, các con của ông đều định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà cổ được trưng dụng làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch ở Đồng Tháp đã chính thức mở cửa khai thác ngôi nhà cổ, phục vụ cho khách tham quan.
Phía sau phòng thờ tự có hai phòng ngủ hai bên tạo thành một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới. Chính giữa hành lang là chiếc sập gỗ được khảm trai tinh xảo dùng để nghỉ trưa.
Kiến trúc trong nhà cũng được bày trí theo lối phong thuỷ tứ linh, nhưng là Long – Lân – Bức – Phụng chứ không phải Long – Lân – Quy – Phụng như truyền thống. Hình tượng con dơi thay thế cho con rùa trong tứ linh được xem là ví dụ biểu trưng về quá trình giao lưu văn hóa của người Hoa khi đến vùng sông nước miền Tây.
Hai phòng ngủ phía sau vẫn giữ nguyên lối kiến trúc của trăm năm trước. Du khách muốn ngủ lại có thể đặt phòng trước với giá 550.000 – 1 triệu đồng một đêm. Mỗi phòng ở được 2 người và có phục vụ bữa sáng kèm bữa trưa.
Trong nhà cũng lưu giữ nhiều đồ vật cổ như bàn ghế gỗ, tivi, chiếc máy hát chạy đĩa than, đồng hồ con lắc, bình trà…
Trải qua thời gian, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vẫn giữ nguyên nét xa hoa vang bóng một thời. Nhà được chứng nhận là di tích cấp tỉnh năm 2008, di tích cấp quốc gia năm 2009. Giá vé vào tham quan nhà là 20.000 đồng một người.
* Điện thoại: 0277 3773 937 - Bạn có thể đặt xuất ăn trưa để trải nghiệm không gian và nét văn hóa đặc trưng.
* Khám phá thêm những hành trình của mình.
sa ĐécHomestay Đồng ThápĐồng tháp
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Danshari Coffee được thiết kế với phong cách chủ đạo mang tinh thần tối giản, thể hiện qua cách phân chia không gian tinh tế với sự tinh giản cả trong đường nét, cách bày trí lẫn nguyên vật liệu.
Tháp tùng trong chuyến đi về An Giang 2 ngày 1 đêm, ngoài khám phá những điểm tham quan đẹp thì được thổ địa xinh đẹp giới thiệu nhiều món ăn vặt khá lý thú. Một điều minh luôn lên sẵn kế hoặch khi đến một vùng đất mới.
| Saigon - Quán mới |
Review không gian quán thoáng không ngồi máy lạnh, có bạn để bạn ngồi làm việc theo nhóm nhỏ, các bạn phục vụ vui vẻ. Thành viên nhà ảo vẫn có đất để diễn nhe. Xem ít hình sẽ tỏ.
? 51 Nguyễn Thiện Thuật, Q1
Đồi Phousi nằm ở trung tâm của Luang Prabang. Khá thuận lợ cho du khách đến chinh phục ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở đây. Ngọn núi nằm trên một bán đảo bao quanh bởi các con sông của Mekong và Nam Khan.