Sapa từ lâu đến nay vẫn luôn là một vùng đất mà ai đều muốn được nắm tay đến đấy dù chỉ một lần. Đến với Sapa du khách đừng quên trải nghiệm việc được chinh phục đỉnh Fansipan, đón hoàng hôn trên đèo Ô Quy Hồ hay nhâm nhi tách trà nóng giữa tiết trời mù sương và trải qua những điều tuyệt vời cùng nhau giữa tiết trời se lạnh ở Sapa nhé
ĐẾN SAPA BẰNG CÁCH NÀO?
Để đến với thị trấn Sapa, bình thường sẽ có 2 phương tiện di chuyển chính được nhiều du khách lựa chọn, đó là: tàu hỏa du lịch và xe khách.
ĐẾN SAPA BẰNG XE KHÁCH
Hiện nay, có rất nhiều nhà xe hoạt động tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai – Sapa. Rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội đến Sapa chỉ còn hơn 5 giờ đồng hồ. Giá vé xe khách đi Sapa từ 280.000 – 450.000vnđ/vé/người, phù thuộc vào hạng xe.
ĐẾN SAPA BẰNG TÀU HỎA DU LỊCH
Hiện nay có rất nhiều các toa tàu được các công ty du lịch, lữ hành mua và tu sửa lại thành các toa tàu du lịch. Các toa tàu du lịch luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, các trang thiết bị hiện đại. Dịch vụ chuyên nghiệp mà các chuyến tàu cao cấp Hà Nội – Lào Cai chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Nếu đến Lào Cai bằng tàu hỏa thì bạn phải đi thêm 1 đoạn đường ngắn bằng xe bus hoặc taxi để đến được Sapa. Giá vé của tàu du lịch đến Lào Cai sẽ từ 550.000 – 750.000vnđ/vé/người.
1 - Nhà thờ đá Sapa
Là một địa điểm nằm ngay bên trong trung tâm thị trấn Sapa nên du khách có thể dễ dàng bắt gặp khi vừa đến thị trấn. Được biết, nhà thờ đá Sapa được người Pháp xây dựng từ năm 1895 và là một công trình có những đường nét kiến trúc gần như toàn vẹn nhất còn sót lại ở Lào Cai.
2- Đèo Ô Quy Hồ
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của du lịch Tây Bắc nên đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ là một điểm đến khiến bất kì du khách nào cũng muốn một lần được chinh phục. Đèo Ô Quy Hồ được xem là một đoạn đường khá quan trọng khi nằm nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu và là con đường đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc với chiều dài lên tới gần 50 km. Với độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của đèo Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”
3- Bản Cát Cát
Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, với dân cư chủ yếu là người dân tộc Mông. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức đồng thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện (hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc ngày 06 ca phục vụ du khách). Ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).
Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Du khách sẽ thực sự thích thú khi cùng hòa mình vào điệu múa dịu dàng của những cô gái Mông xinh đẹp, điệu khèn, tiếng đàn môi say đắm lòng người hay cùng giao lưu nhảy sạp với những chàng trai cô gái người Mông.
Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách còn có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản như rượu ngô, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị… Bên cạnh đó, người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, trong đó không thể không kể đến “tục kéo vợ”. Khi người con trai đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè để nhờ lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà rồi giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu bị từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
4- BẢN TẢ PHÌN
Vị trí: Cách trung tâm thị trấn Sapa 12km.
Đây là nơi sinh sống của của rất nhiều đồng bào dân tộc khác nhau. Đến đây, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc khác nhau. Bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang động có những hình thù kỳ thú nhiều hình dạng, như: hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm các bản khác của đồng bào các dân tộc nơi đây. Như: bản Tả Văn – của người Tày, bản Ý Linh Hồ – của người H’mông đen, bản Hồ của người Xá Phó,…
6- Sun Plaza
Sun Plaza được thiết kế như một chiếc đèn lồng khổng lồ với gam màu chủ đạo là xanh lục pha với nền tường vàng. Đỉnh của “chiếc đèn lồng” ấy gồm các thanh uốn hình vòng cung. Ngay dưới là hàng chữ SUN PLAZA ngay ngắn. Tiếp đến hàng dưới là những chiếc đồng hồ được thiết kế vô cùng tinh xảo.