Trong các điểm chinh phục 4 cực 1 đỉnh của dải đất hình chữ S có lẽ khó khăn nhất tôi đã từng đi là Cực Đông (Mũi Đôi)
Trước khi đi tôi cũng như bao bạn trẻ đam mê khám phá và phượt đều phải lên kế hoạch, rủ rê bạn bè người thân đi cùng. Tuy nhiên hành trình phượt 1 mình từ Hà Nội vào có lẽ ít người tham gia hơn. Do đó tôi phải lên kế hoạch chi tiết cho hành trình khám phá cực đông.
Google, mạng xã hội để tìm thông tin, quá nhiều luôn và các bài viết lặp đi lặp lại copy lẫn nhau, do đó tôi quyết định tự khám phá
Trước tiên lên mạng săn vé giá rẻ cho hành trình từ Hà Nội tới sân bay Tuy Hòa (Phú Yên), mảnh đất tôi chưa 1 lần đặt chân tới. Không sao với các bạn trẻ năng động quá đơn giản. Hành trình tôi dự kiến là 3 ngày, chọn thời gian đi vào ngày Chủ Nhật đến thứ 3 về là đẹp.
Giá vé khứ hồi cho chuyến bay là 2.940k (đã bao gồm thuế phí các loại), quá rẻ cho chuyến bay của VN airline.
Do thời gian hạ cánh tại sân bay Tuy Hòa là lúc 15h20 thế nên tôi phải lên kế hoạch xuống sân bay là phải di chuyển luôn tới Đầm Môn (Khánh Hòa). Để tiết kiệm thời gian, tôi thuê xe máy và hẹn xe tại sân bay để khi xuống sân bay sẽ di chuyển tới Đầm Môn (các bạn có thể liên hệ thuê xe máy Anh Giang 0913707446, anh Giang cũng có Homestay nếu các bạn ở lại Thành Phố Tuy Hòa, các bạn nhớ nhắc anh ấy giao xe tốt tốt chút, đề phòng hỏng hóc sự cố trên đường). Giá giao xe tại sân bay là 60k, tôi thuê gần 2 ngày tổng cộng là 230k, tôi thấy rẻ nên không hỏi chi tiết cách tính thế nào...
Việc tiếp theo di chuyển từ sân bay Tuy Hòa đi Đầm Môn, khoảng cách 50km, ra khỏi sân bay các bạn rẽ trái rồi chạy thẳng dọc theo bãi biển (lưu ý: các bạn báo luôn chủ xe bơm xăng nhé, vì đoạn đường tôi đi khá xa chắc 7-10km không thấy cây xăng nào nên phải đổ tạm 1 chai 10k ven đường)
Thời gian di chuyển vừa đi vừa dùng google check bản đồ nên 17h30 tôi với tới Đầm Môn (việc di chuyển với người không biết đường không hề dễ, các bạn nhớ google rất hay không định vị được vị trí của bạn nhé, kết hợp hỏi đường hoặc người đi cùng đường, vì đường khá vắng vẻ và dân cư thưa thớt), dọc bên đường tới Đầm Môn 1 bên đường là biển còn 1 bên là núi, hôm đó trời khá nóng, nhưng di chuyển quãng đường với bên núi và biển cho bạn cảm giác lạnh như phượt các cung đường tây bắc vào mùa thu vậy. Trên đường đi các bạn sẽ qua Mũi Điện, điểm này khi đi Mũi Đôi tôi khuyên các bạn nên ghé qua xem thế nào để mình đánh giá Mũi Đôi hay Mũi Điện là điểm cực đông tổ quốc nhé. (Mình quay lại Mũi Điện sau vì đi cho kịp thời gian tới Mũi Đôi)
Khi đến Đầm Môn việc tiếp theo phải gửi lại xe máy, đừng có bạn nào cố đi xe vào nhé, đấy là điều không thể. Trước đây như các bạn chỉ dẫn chỉ có nhà nghỉ Hải Hà, tuy nhiên giờ có thêm nhà nghỉ Thanh Sương, tôi thì gửi xe tại nhà nghỉ Hải Hà
Hỏi thăm hành trình từ nhà nghỉ Hải Hà tới nhà chú Hai Châu (0362037427 trước khi đi phải hẹn báo để chú Hai còn đón, vì nếu tự tìm đường vào nhà chú Hai chắc chắn khó thành công) lúc đó tầm 17h30 chủ nhà nghỉ bảo đi nhanh thì kịp, không trời tối thì khó tìm đường. Tôi xác định mình đi kịp do trước đó có tập sức bền cho hành trình nên khá tự tin. Đi bộ theo chỉ dẫn của chủ nhà nghỉ tầm 1 km tới ký hiệu mũi tên chỉ đường ra Mũi Đôi thì đi theo hướng này (các bạn để ý mũi tên vẽ trên mặt đường cũng không được rõ ràng lắm).
Lúc này tầm 17h50 để vượt đồi cát, trời đã mát nhưng vượt qua đồi cát không đơn giản (phải công nhận việc các bạn đi trước để lại kinh nghiệm việc tập thể lực lúc này không hề thừa, tôi dành 2 tuần đi bộ 45 phút mỗi ngày cộng với leo cầu thang tòa nhà 11 tầng) cát lún, trượt, nhấc chân cực khó nhọc, mồi hôi thi nhau túa ra, nước uống lúc này bắt đầu phát huy.
Mỗi tội mang nhiều nước là cực hình luôn, đèn pin cũng bắt đầu phát huy tác dụng. Sau khi vượt qua đồi cát phải nhanh chóng tìm được đường tới nhà chú Hai, vì trời tối, không có sóng để định vị, sóng lúc được lúc mất khó khăn bắt đầu nâng lên, đồi cây cao xen lẫn cành gai, các đỉnh núi đá xen lẫn không thể xác định được lối mòn để đi, chỗ có cây cỏ, chỗ là những tảng đá, việc mất dấu dễ dàng xảy ra.
Liên tục điện cho chú Hai chỉ đường cuối cùng chú Hai phải đích thân đi đón chúng tôi tầm 20h10 gặp được chú Hai coi như thành công, tới nơi việc đầu tiên là nằm võng nghỉ, đợi chú Hai cho 1 ca nước chanh đường để tỉnh táo. Sau đó làm thêm 1 tô mì tôm trứng, có lẽ quá đủ với 1 nơi không nước ngọt, không điện, muỗi luôn vo ve vây quanh, tuy nhiên chú Hai đã thắp mấy cây hương muỗi dưới nền cát. Ở đây không có gì ngoài cát và các bụi cây dại sống được. Tôi hỏi nước ngọt lấy đâu chú Hai bảo ghe chở ra và trời mưa. Nhưng từ đầu năm 2020 đến tháng 7 chưa có 1 giọt mưa. Đúng là quá khắc nghiệt cho con người và cây cối nơi này. Tôi nghỉ ngơi lấy sức và lên kế hoạch tiếp theo tới Mũi Đôi vào rạng sáng để đón bình minh. Lúc này có 2 cách đi thuê ghe chở từ nhà chú Hai tới Mũi Đôi hoặc 2h sáng bắt đầu cuốc bộ (giá thuê ghe 1.300k cho 1 chiều, cuốc bộ phải có người dẫn đường không thì không thể tới nơi, cuốc bộ 600k người dẫn đường) đi ghe các bạn mất tầm 40-50ph là tới nơi, còn cuốc bộ mất 3.5-4h đồng hồ nhé. Nhớ bảo chú Hai luộc cho ít trứng đi đường còn có cái ăn khi tới cực đông, lúc này đói và khát đấy nhé. Đi kiểu gì thì cũng phải nhảy ghềnh đá để tới chân cực đông, lúc này việc còn lại là nắm dây và thang để leo lên đỉnh chóp (Các bạn nhớ đỉnh chóp trước đây giờ đã thay bằng bê tông rồi nhé) tuy nhiên chỉ có gắn tọa độ và không có ghi là nơi đầu tiên đón bình minh trên đất liền mà thôi.
Có lẽ chính quyền chưa công nhận chính thức hay sao??? vì Mũi Điện vẫn ghi là nơi đầu tiên đón ánh bình minh trên đất liền (Quan điểm cá nhân, có lẽ còn tranh chấp vì nó mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi địa phương)
6h -6h30 mặt trời lên rõ, chụp choẹt các kiểu sau đó trèo xuống, liên hệ thuyền ghe (làm việc cùng chú Hai luôn trước khi đi để chú hẹn thuyền ghe đón) để về chỗ đồi cát, vì hành trình trở về lúc đó có lẽ cũng mất nhiều sức nên tôi chọn thuyền ghe đi về cho nhanh, còn kịp hành trình quay về Mũi Điện.
Sau khi quay về đồi cát tiếp tục leo đồi cát quay ra đường nhựa, lúc này nắng lên việc lội trên đồi cát bắt đầu nóng dần, dày dép bỏ hết đi chân trần cho dễ dàng. Sau đó cuốc bộ ra nhà nghỉ Hải Hà lấy xe (giá gửi xe qua đêm tại đây là 15k các bạn nhé). Tiếp tục hành trình quay về thành phố Tuy Hòa và ghé qua Mũi Điện.
Việc di chuyển về Mũi Điện khá dễ dàng, giá vé vào cổng là 20k, các bạn cuốc bộ theo bậc thang lên ngọn hải đăng tầm 1.3km, trèo lên ngọn hải đăng cảm nhận luồng gió mát từ biển vào, phóng tầm mắt ra xa, nước biển xanh ngắt, có lẽ từ đây phóng tầm mắt cũng thấy được Mũi Đôi. Các bạn sẽ xem mốc tọa độ tại Mũi Điện để tự so sánh và đánh giá xem chính xác cực đông trên đất liền của dải đất hình chữ S là điểm nào nhé.
Nếu có thời gian các bạn nên thăm Ghềnh đá đĩa, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35km
Ghềnh Đá Đĩaphú yênMũi Điện (Mũi Đại Lãnh)Mũi Điệntuy hòaĐẢO ĐẦM MÔNĐầm Môn (Dam Mon island)khánh hòaMũi Đôi
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Quần thể di tích Đền, Chùa Cao An Phụ tọa lạc tại phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Trong khu vực này, nổi bật là Đền Cao, được biết đến với tên gọi “An Phụ Sơn Từ,” nằm ở đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17km và độ cao 246m. Đền này được xây dựng để thờ An Sinh Vương Trần Liễu, phụ thân của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, và theo truyền thống, mộ của ông vẫn được cho là nằm trong hậu cung của đền.
Đến Phú Yên nếu không khám phá Gành đá đĩa là 1 thiếu sót rất lớn cho các bạn, Gành đá đĩa ở Phú Yên thuộc địa phận của thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Nơi đây cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km, việc di chuyển bằng xe máy hay ô tô cũng khá dễ dàng.
Đến ngã ba Đồng Lộc, viếng thăm và ghi nhớ "Huyền thoại về 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc" để tỏ lòng biết ơn khi chúng ta được sống trong hoà bình. Cái giá không hề nhỏ để có được 2 chữ HOÀ BÌNH ĐỘC LẬP
Bảo tàng Đắc Lắk với nhiều giá trị văn hóa độc đáo đã và đang là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk mà bạn có thể tham khảo khi ghé thăm Buôn Ma Thuột.
Di tích Hải Vân Quan nằm trên đèo Hải Vân hùng vĩ giữa Huế và Đà Nẵng sau thời gian trùng tu đã mở cửa. Hải Vân Quan - nơi được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất hùng quan", để đến được nơi này các bạn cần phải qua đèo Hải Vân, hiện nay khá dễ dàng di chuyển qua đèo, an toàn và ít xe đi lại khi có hầm đèo Hải Vân và tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Mình vừa có 1 chuyến phượt từ Hà Nội tới đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, hành trình 3 ngày 3 đêm bằng xe Xforce. Xin chia sẻ với các bạn về hành trình và kinh nghiệm phượt.
ATK Định Hóa với diện tích lên đến hơn 5000m2 nằm trải dài khắp 9 xã Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Bảo Linh, Định Biên, Quy Kỳ, Bình Thành, Kim Phượng, Đồng Thịnh và thị trấn Chợ Chu thuộc địa phận huyện Định Hóa. ATK được hiểu theo nghĩa là viết tắt của cụm từ An Toàn Khu thành lập vào tháng 12/1946 với mục đích chọn 1 khu vực hậu phương an toàn cho kháng chiến chống thực dân Pháp.
Núi Hàm Lợn nằm trên dãy núi Độc Tôn, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài.
Địa điểm cuối tuần camping cho các bạn trẻ xả hơi và hoà mình cùng thiên nhiên đồng thời kết hợp leo lên đỉnh núi Hàm Lợn với độ cao 462m
Đầu năm về thăm cố đô Hoa Lư, nơi đây ghi dấu uy nghi gợi nhớ về một thuở vàng son. Cố đô Hoa Lư nằm tiếp giáp giữa huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư, thuộc địa phận xã Trường Yên. Nơi đây rất gần với các danh lam thắng cảnh nức tiếng Ninh Bình như Tuyệt Tình Cốc, Chùa Bái Đính, Tràng An,...
Đảo Quan Lạn Quảng Ninh là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long thuộc xã Quan Lạn và Minh Châu, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 40km. Để di chuyển từ Hà Nội tới đảo Quan Lạn nếu đi đường bộ quãng đường 210km, chủ yếu đi trên đường cao tốc cho nên thời gian di chuyển tầm 3h đồng hồ tới nơi