Khám phá ngay vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Mằng Lăng với lối kiến trúc Châu Âu độc đáo và ấn tượng mang đậm phong cách Châu Âu cổ kính tại Phú Yên. Đây là 1 di tích lịch sử đẹp và nổi tiếng xứng danh là 1 trong các địa danh nên đến của vùng đất xứ “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”
Công trình kiến trúc cổ nổi tiếng
Nhà thờ Mằng Lăng nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về phía Bắc và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Điểm nổi bật nhất nhà thờ chính là lối kiến trúc Gothic đặc sắc đã có từ cách đây khoảng 1200 năm trước Công Nguyên. Nhìn vào Mằng Lăng, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc bởi bề ngoài của nó đậm chất những nhà thờ ở châu Âu mà bạn đã thấy rất nhiều trên TV hay các tranh truyện tạp chí. Lối kiến trúc này nổi tiếng trên Thế giới đến mức, có rất nhiều công trình được xây dựng theo lối Gothic này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Cụ thể, lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc hai bên nhà thờ có hai lầu chuông và một thập tự giá nằm ở ngay chính giữa. Màu xanh xám là màu tổng thể cho nhà thờ, thật sự không rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp với ruộng vườn xung quanh nhà thờ. Ngoài ra, trước nhà thờ này còn có một khu hầm be bé nhưng lại được xây dựng khá là kì công bởi bên trong hầm còn có rất nhiều chỗ được điêu khắc chạm trổ với nội dung là kể lại câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.
Đi tìm nguồn gốc tên gọi Mằng Lăng
Đến khám phá nhà thờ, nhiều du khách sau khi chiêm ngưỡng những nét kiến trúc Gothic cổ điển đều tò mò tên gọi của nhà thờ. Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng. Đến nay, những cây mằng lăng đã biến mất nhưng dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ.
Ngoài ra, nơi đây cũng được ghi nhận là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta nên đến đây ngoài tham quan lối kiến trúc của nhà thờ thì sẽ được chiêm ngưỡng cuốn sách đó. Cuốn sách được biết có tên gọi “Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Akexan de Rhodes, bạn có thể chiêm ngưỡng cuốn giáo lý này trong hang động ở quả đồi nhân tạo của nhà thờ.
Tồn tại hơn 100 năm nay, nhà thờ Mằng Lằng như một chứng nhân lịch sử nằm trên mảnh đất duyên hải miền Trung bình yên và xinh đẹp. Đến Phú Yên, đừng mải miết tìm những triền đồi cỏ xanh, những bãi biển xanh mướt mà quên mất công trình kiến trúc đặc sắc này nhé.