Leo dốc mệt toàn thân còn xuống dốc thì khớp gối mỏi nhừ. Bởi mới có câu “cung đường trekking tuyệt đẹp thật ra không dành cho người yếu đuối” là vậy.
"Giao thông bất tiện, không có đường cho xe máy - ô tô", hầu hết các địa điểm được chọn để trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố, hoặc ít ra những điểm đến này thường không có tên trên bản đồ mà chỉ có khi đi và đến tận nơi bạn mới biết và khám phá được vô số những điều đặc biệt.
Không ít hơn 2 ngày, có khi còn kéo dài đến cả tháng trời (tùy thuộc vào quỹ thời gian và kế hoạch của bạn). Và khi bạn nhìn thấy những tán thông xuất hiện đồng nghĩa với việc sắp bắt đầu ‘hành xác’ leo những con dốc cao vời vợi và trượt đèo sâu thăm thẳm. Cung đường sẽ dắt bạn xuyên qua những khu rừng nguyên sinh, những dãy núi cao vời vợi rậm rạp cỏ cây, những bản làng bình yên trong nắng sớm… Chặng đường đi có phần hoang dã và khó khăn nhưng cũng không ít nhiều điều thú vị và bất ngờ đang chờ bạn khám phá phía trước.
'‘Bất đắc dĩ’ nổi tiếng hơn là vậy! Theo kinh nghiệm trekking, thì bởi ở thời điểm gần cuối ngày đầu tiên thì với đa số những người tập luyện thường xuyên, ắt họ cũng sẽ cảm thấy “đuối”. Và nếu không có ý chí chống đỡ, có lẽ bạn sẽ không thể trụ lại và không đi nổi đâu. "Bước đi theo 1 kiểu phản xạ, chân không thể duỗi thẳng và loạng choạng như một con robot" đó là những điều không thể tránh khỏi đối với hầu hết nhiều người muốn bỏ cuộc nửa chừng. Bởi theo nghiên cứu, mỗi người bình thường khỏe mạnh có khả năng đi bộ liên tục tối đa đến 15km/ngày, nhưng đến khoảng 10km là bắt đầu thấm mệt với vận tốc giảm chỉ còn một nửa mà thôi.
Một số kinh nghiệm trekking "nằm lòng" để các bạn có thể thoải mái và không sợ hãi hơn khi quyết định chinh phục những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam nhé!
1. Vài điều gợi ý cho chuyến đi trekking
• Dù chỉ có tính tương đối, nhưng cũng nên nghiên cứu một ít về thời tiết để đảm bảo chuyến đi không bị ảnh hưởng nhé! Trong nhóm phải có ít nhất một người am hiểu về địa hình, nếu bạn đi đoàn nhiều người thì nên có người đi tiền trạm để đảm bảo lịch trình. Đừng tiếc một khoản tiền nho nhỏ để thuê hướng dẫn viên bản địa, chặng đường của bạn sẽ an toàn hơn và có gia vị là những câu chuyện thú vị đấy.
• Lịch trình của bạn không nên quá dài trong một ngày. Bạn cũng nên phân chia hành trình của mình hợp lý, vào những ngày phải vượt qua địa hình suối, đèo, đường đi gập ghềnh hiểm trở thì hành trình nên ngắn lại. Trong 2h đầu tiên, thường là giai đoạn khởi động cho chuyến đi, nên bạn cũng chẳng cần quá vội vàng lắm đâu. Nếu đi đến khi bắp chân mỏi thì hãy nghỉ tầm 5 phút (nghỉ đến khi cơ gần phục hồi) rồi hãy lên đường tiếp nhé!
• Với những chuyến mang balo nhẹ hãy nghỉ ngắn rồi đi ngay vì cơ bắp của bạn đã hoàn toàn quen với việc chịu trọng lượng cơ thể nên áp lực lên cơ bắp không gia tăng đáng kể. Nếu balo nặng thì bạn phải nghỉ tầm 5 – 10 phút rồi hẳn hãy đi.
• Chú ý đến điểm nghỉ giữa chừng của mỗi ngày nữa nhé. Nếu không ngại thì bạn có thể tá túc lại nhà dân hay trạm kiểm lâm thì cũng ok. Còn không, thì việc dựng lều cắm trại và nghỉ lại giữa rừng thì cũng là ý không tồi. Chỉ cần điểm đó có đủ độ an toàn là được rồi nhé! (Ví dụ như gần bờ suối hay có khoảng trống giữa rừng?)
• Tuyệt đối không nên ăn quá no trong chuyến đi mà thay vào đó bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ (7 – 10 bữa/ ngày) nhé! Hãy ăn từng phần nhỏ ngay trên đường hoặc khi nghỉ chân để cơ thể bạn có thể sử dụng và tái tạo được chất dinh dưỡng thường xuyên nhé!
• Hãy uống nước nhiều lần và cố gắng uống càng nhiều càng tốt, 10 – 15 phút 1 ngụm. Khi uống nước thì bạn sẽ thải ra nhiều nước, điều này sẽ giúp thận của bạn tống được nhiều acid lactic và ure trong máu, những chất này là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi và hãy uống ngay cả khi bạn không khát luôn nhé!
Theo kinh nghiệm trekking, thì nhiều người cho rằng nó quá vất vả và chẳng thể nào mà phù hợp với hội chị em "bánh bèo" đâu nhỉ? Thế nhưng, trong khoảng 1 – 2 năm trở lại đây, thì những đoàn trekking "100% chị em" càng ngày càng nhiều lắm đấy!
2. Một vài kinh nghiệm bỏ túi dành cho "hội chị em''
• Thường thì quần áo rộng rãi và thoải mái chính là trang phục phù hợp và thuận tiện nhất đối với hầu hết các chị em trong việc di chuyển. Để hạn chế việc bị xây xước do cây rừng cào phải cũng như bảo vệ bạn không bị cảm lạnh do vã mồ hôi khi gặp gió rừng thì 1 chiếc áo phông bên trong và 1 tấm áo khoác dài tay bên ngoài chắc chắn là sẽ đảm bảo nhất.
• Bạn nên đi giày vải mềm, có nhiều gai để có thể bám và trụ đường cho chắc.
• Nên dùng loại balô có dây đeo thắt ngang lưng, không lắc lư để có thể giúp bạn trong việc dễ dàng di chuyển hơn.
• Và dù là đi rừng, thì cũng hãy nhớ mang thêm cho mình 1 tuýp kem chống nắng nữa nhé. 1 chiếc mũ rộng vành có dây đeo và tránh được nắng cũng sẽ khá là hữu ích luôn đấy
Qủa thật, cung đường trekking chỉ đẹp như lời đồn, hay nó có an toàn với tất cả hay không nếu chúng ta làm đúng theo những hướng dẫn chung trước khi bắt đầu hành trình của mình nhé. Nhưng không phủ nhận, là trekking là cung đường không thật sự dành cho những người có thể lực cộng ý chí yếu ớt đâu ạ!