Lịch trình du lịch và kinh nghiệm du lịch Cao Hùng 4N3Đ - thành phố lớn nhất Đài Loan
1. Các thông tin cần chuẩn bị trước khi du lịch Cao Hùng, Đài Loan
- Vé máy bay
Do có chút công việc Na đặt vé máy bay đi Cao Hùng trong 1 nốt nhạc (thứ 6 đặt vé, thứ 7 bay luôn).
Na đặt vé máy bay tại
https://gody.vn/flight. Phần vé máy bay Gody có hợp tác cùng Skyscanner - nền tảng tìm kiếm và so sánh giá vé hàng đầu thế giới. Chính vì vậy Na chỉ cần gõ từ khoá tìm kiếm là đã tìm thấy và so sánh được hàng trăm hãng hàng không + giá vé.
Vé HCM - Cao Hùng 2 chiều Na đặt là 2,8tr VND / 2 chiều.
- Khách sạn
Ngoài vé máy bay thì khách sạn là điều kiện cần hoàn thành trước khi xin visa. Na một lần nữa lên
https://gody.vn/hotel để đặt khách sạn. Tương tự vé máy bay, phần khách sạn cũng liên kết với Skyscanner nên có thể so sánh giá và chất lượng.
- Visa Đài Loan
Thay vì phải chờ đợi khoảng 5p-10p như lần đầu, lần này Na tốn 1 cú click chuột là đã có e-visa trong tay.
- Đổi tiền
100 Taiwan Dollar ~ 75,000 VND
Bạn có thể đổi tại sân bay (nên đổi bằng Dolar) hoặc đổi tại Việt Nam
2. Lịch trình du lịch Cao Hùng, Đài Loan 2019
Ngày 1: Hồ Chí Minh - Sân bay Cao Hùng - Formosa Boulevard Station - Pier2 Art Center - Hamasen Railway Cultural Park - Singjhong Night Market - Sanfeng Temple - Rueifong Night Market
HCM - Cao Hùng: 7h sáng bay từ HCM tới sân bay Cao Hùng. Do đã có thẻ Easy Card (thẻ phương tiện công cộng tại Đài Loan) nên tôi nạp thêm 500 Taiwan Dollar để tiện di chuyển.
*Dành cho ai chưa biết: Thẻ Easy Card giá 100 Taiwan Dollar, có thể nạp tiền liên tục để di chuyển trên các phương tiện công cộng như Bus, Metro, TRA, HSR...Thẻ này cũng có thể dùng để mua sắm và thanh toán tại 1 số điểm. Nhìn chung khá giống Ezlink của Singapore.
Formosa Boulevard Station: Đây là trạm metro phổ biến nhất ở Cao Hùng, bạn sẽ phải đi qua nó hàng ngày nếu muốn đi du lịch loanh quanh thành phố. Trạm metro này cũng nổi tiếng bởi Sky hall màu sắc.
Pier2 Art Center: Tổ hợp ăn uống - cafe - triển lãm - sách. Nói chung khá ưng ý cho ai muốn trải nghiệm điều mới mẻ. Hamasen Railway Cultural Park ở ngay gần luôn nhé, đi bộ khoảng 5 phút là tới. Chỗ này cực kì mát vào buổi chiều, dân Đài Loan và cả du khách thường ra đây hóng gió, thả diều. Nói chung Na rất ưng.
Singjhong Night Market: Chợ nho nhỏ này ngay gần hostel (Sandou Shopping Station) nên tiện ghé ăn tối luôn.
Sanfeng Temple: Không kém gì chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur, Malaysia. Đẹp, đèn lồng treo ngợp trời. Chụp ảnh cực kì cực kì ưng bụng.
Rueifong Night Market: Chợ này to hơn chợ Singjhong Night Market, to gấp đôi đó ạ.
Đường tới Hamasen Railway Cultural Park
Ngày 2: Yu Dian Tea - Wude Martial Arts Center - Kaohisung Confucius Temple - Wuliting - Lotus Pond Scenic Area - Sanfeng Temple - Singjhong Night Market
Yu Dian Tea là quán trà sữa khá nổi tiếng ở Cao Hùng. Địa chỉ của quán: No. 40號, Guyuan Street, Gushan District, Kaohsiung City, Taiwan 804.
Wude Martial Arts Center: Đường tới đây đúng một màu Nhật Bản, ngay cả Wude Martial Arts Center cũng vậy. Nơi đây là không gian văn hoá, nơi tập kiếm đạo nha.
Kaohisung Confucius Temple: Quay lại chỗ này vì ngày đầu tiên đi được có 1 chút, đèn lồng đẹp quá chịu ko nổi nên quay lại chụp cho cháy máy thì thôi. Đi từ đây sẽ tới Lotus Pond trong 5 phút.
Lotus Pond: Chỗ này có 1 loạt các nơi thăm quan nổi tiếng như đền Long Hổ...Nói chung Na không thích mấy địa điểm nổi tiếng của Cao Hùng lắm nên chỉ ghé cho biết. Đầm này khá rộng nên đi bộ 1 vòng hơi mệt cho ai không quen. Đầm cũng hơi xa trung tâm thành phố nên đi bộ tới metro hay bus cũng là cả một vấn đề (lại) cho người không quen.
Ngày 3: Đảo Cijin (Cijin Island) - Dream Mall (Chun Shui Tang)
Đảo Cijin: Là hòn đảo nhất định nên ghé khi tới Cao Hùng. Hòn đảo này nằm không xa trung tâm thành phố cho lắm. Bạn có thể di chuyển bằng bus hoặc ferry để tới đây. Na đi Cijin vào đúng những ngày thời tiết đẹp nên không khí dịu nhẹ hơi nóng nhưng không nực vì khá nhiều gió. Không gian trên đảo rất thanh bình phù hợp cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng sau những ngày mài giầy nơi thành thị.
Dream Mall: Trong dự tính không hề muốn đi chỗ này. Tuy nhiên cậu bạn người Hàn Quốc (mà Na tình cờ gặp trong chuyến đi) bật mí Dream Mall có cửa hàng mì trộn - trà sữa rất ngon tên Chun Shui Tang. Thế là vượt ngàn dặm đường tới chiếc Mall giữa khỉ ho cò gáy để ăn 1 bát mì và uống 1 cốc trà sữa. Đồ ăn ngon nha, super luôn rất đáng thời gian công sức tới đây. Dream Mall cũng có Circle Eye, vòng quay tròn cho ai muốn ngồi trên cao ngắm nhìn thành phố, giá là 150 Taiwan Dollar (bạn Hàn bảo thế).
Ngày 4: Cao Hùng - Hồ Chí Minh
Ngày 4 chẳng có gì nhiều, thức dậy và lên đường ra sân bay thôi. Thủ tục check-out khá nhanh gọn tại D'well. Na được trả lại 100 Taiwan Dollar tiền đặt cọc thẻ từ.
Ra sân bay có 2 cách Metro và taxi. Nhưng vì muốn thử một phương tiện mới toe với một trải nghiệm mới toe nên Na dùng dịch vụ đưa đón sân bay của Traveloka. Giá từ D'well tới sân bay Cao Hùng là 531,000 VND cho xe từ 4 tới 7 chỗ. Giá này hơi đắt 1 xíu nếu bạn đi 1 mình như Na nhưng nếu đi theo nhóm thì cực kì hợp lí vì xe đưa đón tận cổng, tài xế sẽ giúp bạn xách vali lên xe. Chính vì vậy không hề sợ vác đồ lỉnh kỉnh vượt mọi nẻo đường Metro.
Xe của Na là xe 7 chỗ (hơi phí cho thanh niên đi 1 mình với vali nhỏ xíu).
Có chút kinh nghiệm đổi tiền không okie ở sân bay, đổi từ tiền VND sang Taiwan Dollar bị đổi tỉ giá sai. Tuy nhiên do lúc đó khá vội nên Na đành miễn cưỡng đổi. Lưu ý nho nhỏ cho mọi người là đừng tiêu hết tiền nha, ở sân bay nên có khoảng 1000 Taiwan Dollar để phòng trường hợp bất khả kháng.
3. Vài lưu ý khi đi du lịch Cao Hùng, Đài Loan
- Nếu được bạn nên lên lịch trình trước đi điểm nào điểm nào để tránh đi lòng vòng, tốn tiền và tốn thời gian. Tất nhiên nếu bạn thích la cà như Na thì đó không phải vấn đề lớn.
- Đổi tiền nên được đổi luôn tại Việt Nam cho tiện và tỉ giá tốt hơn.
- Cao Hùng khoảng tháng 9, tháng 10 dễ mưa vì vậy bạn nên mang theo ô. May mắn Na đi không bị mưa.
- Mặc cả đi vì cuộc đời cho phép. Thực sự bạn nên mặc cả khi mua đồ ở chợ đêm hay khu chợ trung tâm Cijin.
- Nên biết vài từ tiếng Trung cơ bản để dễ bề đi lại, mua sắm. Na gợi ý 1 số từ nha (Na viết pinyin không dấu các bạn thông cảm)
1. ni hao (đọc là ní hảo): xin chào
2. xiexie (đọc là xie xỉe): cảm ơn
3. duoshao qian (đọc là tuo sảo chián): bao nhiêu tiền
4. zhenzhunaicha (đọc là chưn chu nải chá): trà sữa
5. mai (đọc là mải): mua
6. huán: đổi
7. qian: tiền
8. piaoliang: đẹp gái
9. shuai: đẹp trai
Vậy là hết rồi nè, kinh nghiệm đi Cao Hùng chỉ có thế!