Blog Kinh nghiệm đi tour du lịch Bhutan
cover

Kinh nghiệm đi tour du lịch Bhutan

avatar
Litchee Travel dot Thứ 4, 15/08/2018
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Bhutan là một nước nhỏ ở dãy Himalaya nằm giữa khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bhutan còn là một đất nước với một nền văn hóa khác biệt và để lại ấn tượng sâu đậm cho du khách đến thăm.
Truyền thống của Bhutan là một thể liên kết chặt chẽ với vương quốc và tách biệt rõ ràng với các nước láng giềng bên cạnh. Bhutan là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới. Những truyền thống Phật giáo vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân Bhutan trong cuộc sống.
Bhutan là một đất nước độc đáo cả về mặt văn hóa và môi trường với triết lý phát triển lấy “Tổng Hạnh Phúc Quốc nội” thay cho GDP (Tổng sản phẩm quốc nội); nơi mà sự phát triển được đo lường bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không chỉ dựa trên tổng sản phẩm trong nước. Và nguồn thu nhập chính của vương quốc đến từ du lịch, thủy điện và nông nghiệp.
Bhutan còn được mệnh danh là ‘Thiên đường hạ giới cuối cùng’ (The Last Shangri-la) với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm trước và trong chuyến đi du lịch đến Bhutan của Litchee Travel, nếu thấy hay, Quý bạn đọc hay share, like để chia sẻ bài viết này đến đông đảo bạn đọc hơn, Công ty Litchee Travel xin cảm ơn Quý bạn đọc....
Du Lịch Bhutan cùng Litchee Travel
Đi du lịch đến Bhutan như thế nào?
Để đến Bhutan, bạn phải quá cảnh một trong 3 địa điểm sau: Singapore, Bangkok hoặc Ấn Độ. Du lịch Bhutan hơi khó vì số chuyến bay đến với đất nước này không nhiều. Một ngày chỉ khoảng 2 chuyến bay quốc tế. Tốt nhất là bạn nên lên kế hoạch từ sớm để mua được vé máy bay.
Thông thường công ty du lịch sẽ tính phí của bạn theo ngày, khoảng 250 USD cho mùa cao điểm. Chi phí này bao gồm khách sạn, xe riêng, tài xế, hướng dẫn viên, ăn 3 bữa và cả phí vào tham quan du lịch (phí visa và vé may bay tính riêng). Chính điều này gây khó khăn cho du lịch bụi.
Thời điểm thích hợp để du lịch là khi nào?
Mùa cao điểm là tháng 3-4. Mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Nếu bạn muốn đi, Nguyên Khang khuyên bạn nên đặt trước nửa năm cho chắc ăn. Bạn nên đến đây vào tháng 10 vì có ngày sinh nhật của nhà vua nên có nhiều hoạt động lễ hội khá thú vị. Người Bhutan ăn Tết Âm lịch. Vui nhất ở Bhutan vào dịp Tết Âm lịch là cuộc thi bắn cung được tổ chức trên khắp cả nước.
Ở Bhutan có vô số các lễ hội hấp dẫn mà nổi bật trong đó là Tsechu. Lễ hội này diễn ra vào khoảng tháng 10 hằng năm và kéo dài 3-5 ngày. Lễ hội Tsechu có hàng nghìn người dân tham dự, họ đến đây cùng những bộ quần áo đẹp nhất, đeo trang sức đẹp nhất. Tâm điểm của lễ Tsechu là điệu múa Cham – điệu múa sống động chỉ do đàn ông trình diễn. Người múa sẽ đeo mặt nạ ấn tượng và mặc quần áo đính nhiều đồ trang sức, diễn tả các câu chuyện về đạo đức và cuộc sống linh thiêng. Chính vì vậy, những chiếc mặt nạ đầy màu sắc là vật lưu niệm độc đáo dành tặng cho bạn bè và người thân.
Bhutan có 4 mùa rõ rệt, mùa xuân khí hậu cũng rất đẹp vì lúc ấy có rất nhiều hoa nở khắp Bhutan. Trong số đó, Nguyên Khang thích nhất là hoa phượng tím được trồng nhiều ở Punakha, và đặc biệt là trước Punakha Dzong vì màu sắc rất đẹp.
Tham quan những đâu khi đến du lịch Bhutan ?
Những thành phố bạn nên đến tham quan là thủ đô Thimphu, các thành phố như Paro, Punakha và Bhumthang. Thông thường, bạn nên dành 2 ngày để đi tham quan hết một thành phố. Có thời gian thư thả để chụp hình và trải nghiệm cuộc sống ở đây.
Nếu có ít thời gian, Nguyên Khang khuyên bạn nên đi 4 ngày và tham quan Thimphu và Paro (nơi có Tiger Nest là một trong những biểu tượng của Bhutan).
Nếu có 6 ngày thì nên đi thêm Punakha (nơi có dzong – một dạng cung điện – đẹp nhất ở Bhutan)
Còn 8 ngày thì tất nhiên nên đi thêm Bhumthang, một nơi khá xa, ở vị trí cao hơn và khí hậu cũng lạnh hơn và cảnh thì đẹp mê hồn.
Khi đi tour du lịch Bhutan thì ăn gì?
Thường chúng ta sẽ nghĩ du lịch luôn song hành với ẩm thực. Nhưng có lẽ Bhutan là một ngoại lệ. Hầu như người dân Bhutan là những người ăn chay và các món ăn chính của họ được làm từ gạo. Gạo và ngô là những loại thực phẩm chính.
Thú thật, Khang thấy ẩm thực Bhutan rất đơn điệu, nhạt và không hấp dẫn. Cả thủ đô Thimphu mà chỉ có vài ba nhà hàng Thái và Hàn Quốc. Không có những nhà hàng khác.
Những ngày ở Bhutan tôi đều ăn các món giống nhau. Chủ yếu là rau củ quả hấp và có thêm một món gà chiên hoặc lâu lâu thì có thịt bò. Bhutan là quốc gia đạo Phật nên họ không sát sinh. Gà nuôi để lấy trứng, bò nuôi để lấy sữa. Những món mặn đa phần nhập khẩu từ Ấn Độ.
Điều an ủi nhất là rau củ quả của họ khá sạch và an toàn nên khi ăn rất yên tâm. Họ tự tay trồng, và không phun thuốc trừ sâu hay sử dụng phân hóa chất để bón cây. Có lẽ cũng vì thế mà người dân Bhutan khỏe khoắn và trẻ trung. Nếu không quen với đồ ăn của Bhutan, bạn nên chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn mang từ Việt Nam qua như ruốc, muối mè hay cá cơm…
Mặc gì khi đến du lịch Bhutan?
Khang đến Bhutan vào mùa xuân. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 4, nhiệt độ trong tầm 18 – 20 độ C. Bạn có thể mang theo áo khoác nhẹ. Buổi tối thì hơi lạnh nên có thể mang theo áo ấm vì nhiệt độ rơi xuống khoảng 10-12 độ C tùy vùng.
Có một điều lưu ý là nếu vào dzong và mặc trang phục truyền thống, bạn nhất định phải có khăn choàng. Nếu không thì mặc đồ bình thường nhưng phải mặc quần dài.
Bữa ăn Bhutan với các mảnh chén Dappa dùng để đựng món ăn
Dappa: là loại chén gỗ được làm thủ công. Hai mảnh chén bát Dappa thường được thiết kế sao cho khớp với nhau để người sử dụng có thể dùng đựng thức ăn (giống như hai cái chén úp ngược vào nhau). Bên cạnh đó, loại chén bát này còn được dùng để làm cả salad và cookie. Dappa là đặc sản của vùng Trashi Yangtse, nhưng du khách có thể tìm mua sản phẩm này tại bất kì nơi đâu ở Bhutan.
Các loại áo ấm làm từ vải Yathra nổi tiếng tại Bhutan
Bangchung: là những giỏ nhỏ đan bằng tre nứa với hai nửa vừa khớp với nhau. Đây là một sản phẩm đặc biệt của miền nam Bhutan, nhưng hiện các khu chợ buôn bán tại Bhutan đều có bán mặt hàng thủ công này.
Bên cạnh các mặt hàng thủ công trên, Bhutan còn có rất nhiều các mặt hàng hấp dẫn khác như mật ong thiên nhiên, rượu Zumzin, bộ quà tặng tinh dầu sả, Đông trùng hạ thảo cao cấp… Để tìm hiểu chi tiết hơn về các sản phẩm này, bạn có thể click vào đây để đọc thêm thông tin.
Ẩm thực chay
Ema Datshi - món ăn đặc trưng của Bhutan từ ớt và phô mai là một món ăn chay thú vị
Trên hình là Ema Datshi – một trong những món ăn phổ biến và nổi tiếng nhất ẩm thực Bhutan, với thành phần chủ yếu là ớt (ema) và phô mai (datshi). Ngoài vị cay nồng luôn hiện diện trong mỗi món ăn, có khá nhiều các món ăn Bhutan là các món chay với nguyên liệu gồm ớt, phô mai và các loại rau. Tuy các món có thịt vẫn hiện diện trong bữa ăn của người Bhutan hằng ngày, luật của chính phủ Bhutan lại không cho phép giết mổ động vật để lấy thịt. Một số món phổ biến khi du khách dùng bữa – tương tự như Ema Datshi gồm có:
Kewa Datshi: nguyên liệu chính gồm có khoai tây và pho-mai. Khoai tây được thái lát mỏng hầm cùng với pho-mai và bơ, đôi lúc người nấu có thể cho thêm ớt và cà chua tùy theo khẩu vị.
Sahmu Datshi: bao gồm nấm, phô mai cùng các loại ớt và hành lá bên trên. Ăn kèm với cơm như hai món datshi trên, hoặc có thể dùng kèm với bánh kếp kiều mạch.
Bánh momo - món ăn vặt phổ biến tại các nước thuộc dãy Himalaya! Món bánh bao hấp truyền thống nổi tiếng này có phần nhân gồm phô mai, cải bắp và một ít hành tây. Chúng có thể được hấp hoặc chiên tùy theo sở thích, hoặc có thể thêm nhân thịt xay nếu muốn.
Puta - món mì kiều mạch đạc sản của vùng Bumthang! Món mì kiều mạch đặc sản của vùng Bumthang, thường được phục vụ với một đặc sản khác từ vùng Bumthang là sữa đông. Một cách chế biến khác là trụng sợi mì trong nước nóng, vớt ra trụng qua nước lạnh để sợi mì có độ dai, sau đó trộn cùng với dầu sốt mù tạt và thêm hành băm nhuyễn.
Ngoài các món ăn trên, ẩm thực Bhutan còn có rất nhiều các món ăn độc đáo như Phaksha Paa, Yaksha Shakam, tương ớt Ezay,… Bạn có thể click vào đây để tìm hiểu chi tiết hơn về ẩm thực Bhutan. Một số địa điểm ẩm thực chay nổi tiếng khi du lịch Bhutan có thể kể đến căn tin Imtrat, nơi có các món ăn tuyệt vời của Ấn Độ cùng với trà từ 09:30 đến 16:30. Chất lượng các món an tại đây được đánh giá rất tốt và giá cả phải chăng. Các căng tin đều nằm trên cả nước, đặc biệt là dọc các tuyến đường chính. Thực phẩm chay Ấn Độ ở Thimphu có sẵn trong vài nhà hàng ăn chay thuần nằm trên Norzin Lam, các đường phố chính ở trung tâm của thành phố với giá cả hợp lý.
Đồ uống
Rượu Zumzin nổi tiếng
Rượu Zumzin và Whisky K5: hai loại rượu nổi tiếng được các du khách ưa chuộng mua về làm quà cho người thân và gia đình. Lưu ý luật pháp Bhutan chỉ cho phép người từ 18 tuổi trở lên được uống và mua hợp pháp các loại đồ uống có cồn.
Suja: một tách trà nóng vẫn là thức uống phổ biến ở Bhutan. Loại đồ uống truyền thống này được làm từ lá trà cùng với các loại bơ (suja) và muối. Đây cũng là thức uống đặc trưng tại các nước thuộc dãy Himalaya.
Chi tiêu thế nào tại Bhutan?
- Vé máy bay: chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan (DrukAir), là hãng hàng không duy nhất được phép bay vào Bhutan. Vì mỗi ngày chỉ 2 chuyến, nên số chỗ khá hạn chế, những mùa cao điểm bạn nên đặt chỗ trước để bảo đảm có vé. Lộ trình bay: bạn có thể bay từ 3 điểm: Bangkok (Thái Lan), Kolkata (Ấn Độ) hay Singapore.
- Chi phí tiêu pha hằng ngày từ 200 USD một ngày trở lên tùy mùa, bao gồm thuế du lịch của chính phủ, ăn, ở, đi lại, hướng dẫn viên, quà lưu niệm (thường là sách, postcard về Bhutan).
- Trải nghiệm đắt nhất mà bạn nhất định phải qua là leo lên đỉnh Tiger Nest ở Paro hay còn gọi là Paro Taktsang. Người ta tin rằng, nếu chúng ta hành thiền tại tu viện Paro Taktsang trong vòng một phút thì thành quả đạt được có thể bằng so với khi chúng ta hành thiền mấy tháng liền ở những nơi khác. Paro Taktsang là một thánh địa vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của người dân Bhutan trong suốt chiều dài lịch sử mười mấy thế kỷ qua và có lẽ là mãi mãi về sau. Đường leo lên đây cực kỳ vất vả vì dốc núi đứng và đường khó đi. Bạn phải leo bộ gần 2 tiếng. Tuy nhiên, với người già bạn có thể dung ngựa đi nửa chặng đường đâu. Nửa chặng sau bạn có thể dung gậy leo lên tu viện này.
- Trải nghiệm rẻ nhất là tắm đá nóng ở Paro. Họ dùng những viên đá cuội ở suối, nấu nóng và bỏ vào bồn ngâm nóng, sau đó họ bỏ thêm ít lá thơm. Cái này bạn thích trải nghiệm cũng được, không có cũng không sao, nhưng có thể hiểu thêm về cách người dân ngâm mình trong nước đá nóng thế nào.
Vậy thủ tục xin visa du lịch Bhutan như thế nào?
Bhutan không còn giới hạn lượng khách du lịch hàng năm (tuy nhiên, vẫn có một số thông tin cho rằng lượng du khách tới Bhutan hàng năm bị giới hạn). Hiện nay, chính phủ Bhutan khuyến khích phát triển du lịch và nỗ lực thu hút du khách. Với phương châm “giá trị cao, ảnh hưởng thấp”, chính phủ Bhutan quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, vừa giảm thiểu những tác động xấu đến thiên nhiên và văn hóa. Đây cũng là lý do Bhutan không dành cho “Tây balo”, và nhiều người cảm thấy khá khó khăn khi muốn du lịch tới đây.
Mọi du khách tới Bhutan (trừ du khách từ Ấn Độ, Maldives và Bangladesh) đều phải xin Visa trước khi khởi hành, bạn sẽ không xin được Visa tại sân bay.
Về quá trình làm thủ tục visa Bhutan, bạn không tự xin được mà phải thông qua một công ty du lịch địa phương có giấy phép hoạt động ở Bhutan (được công bố trên trang https://www.tourism.gov.bt/). Công ty du lịch sẽ giúp bạn đăng kí visa trực tuyến và chuyển tiền thanh toán của bạn tới tài khoản Ngân hàng của Bộ Du lịch Bhutan. Visa sẽ được cấp khi bạn đã có hóa đơn chi trả cho toàn bộ chuyến đi. Toàn bộ số tiền này sẽ được Bộ Du lịch Bhutan giữ lại cho đến khi bạn hoàn tất chuyến đi, Bộ Du lịch mới chuyển lại cho công ty du lịch. Nếu sau chuyến đi mà bạn không hài lòng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bô Du lịch Bhutan để được hỗ trợ.
Thời gian từ khi bạn thanh toán đến khi được cấp visa không quá 72 giờ. Visa Bhutan sẽ được đóng dấu trong hộ chiếu của bạn khi bạn tới nơi. Mức phí để được cấp visa là $40 và phải trả trước thông qua công ty du lịch.
Ngôn ngữ chung tại Bhutan
Có hơn 19 loại phương ngữ và ngôn ngữ của Bhutan có thể được chia thành 4 nhóm ngôn ngữ chính (bởi nó gần như tương tự):
Nhóm 1. Phía Tây: Dzongkha Tây Bhutan & Che-Cha-Nga-Cha của Nam Lhuentse và các bộ phận của Mongar và Trashiyangtse;
Nhóm 2. Phía Nam: Lhotsamkha (Nê-pan) Nam Bhutan;
Nhóm 3. Phía Đông: Scharchop (Tsangla) của Đông Bhutan;
Nhóm 4. Phía Trung: Bumthangpa, Mangdip (Trongsa), Au-Gayma-la (Bắc Lhuentse), Khengkha (Zhemgang và các bộ phận của Mongar và Dagana).
Dzongkha là tiếng mẹ đẻ của hầu hết người dân ở Tây Bhutan, và ngôn ngữ chính thức của vương quốc. Hầu hết người dân miền Nam sử dụng để sử dụng ngôn ngữ tiếng Nepal. Nó là một ngôn ngữ chung và hầu hết mọi người Bhutan có thể nói chuyện với nhau
Sharchopkha. Các ngôn ngữ được sử dụng ở Đông Bhutan.
Bumthangkha. Ngôn ngữ này được sử dụng tại các khu vực Bumthang.
Tiếng Anh và Tiếng Hin-ddi. Cả hai ngôn ngữ được sử dụng bởi hầu hết mọi người trong khu vực đô thị.
Một số trường hợp đặc biệt trong sử dụng tiếng Anh
La. Các hậu tố ‘la’ được sử dụng trong ngôn ngữ một cách kính cẩn, nhiều người Bhutan cảm thấy rằng âm sắc trong ngôn ngữ quá khắc nghiệt nếu không sử dụng từ “la”, và họ cũng dùng nó trong cả tiếng Anh. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe thấy: “Yes-la” hay “I’m not sure-la”. Nó biểu hiện sự tôn trọng từ người dân Bhutan.
Reach. Ở Bhutan, động từ ‘reach’ có nghĩa là ‘đưa đi’ hoặc ‘đi cùng’ (một người). Ví dụ: “I’ll reach you to the bus station” có nghĩa là “I’ll take/accompany you to the bus station”
Anh/chị/em họ. Những gia đình lớn sống cùng một nhà là khá phổ biến ở Bhutan. Vì vậy, không có sự phân biệt lớn giữa anh chị em ruột thịt và họ hàng vì họ thân thiết với nhau khi lớn cùng nhau dưới một ngôi nhà. Bởi vì lí do đó, nên mọi người thường giới thiệu với người khác: đây là anh/chị/em họ của tôi. Trong tiếng anh từ “cousin” chỉ một mối quan hệ khá xa, nhưng trong thực tế, dù được giới thiệu là anh chị em họ hàng nhưng họ có một mối quan hệ thân thiết hơn so với từ ngữ.
BST. (Bhutan Standard Time) Ý nghĩa chính xác của cụm từ này là ‘Giờ chuẩn Bhutan”, nhưng mọi người ở Bhutan thường mang tiếng đến trễ, hoặc không đúng hẹn, nó trở thành ‘ Bhutan Stretchable Time ‘- Hay còn gọi là Giờ dây thun. Do đó, khi có người đến muộn, họ thường sẽ tha mình bằng cách nói rằng họ sử dụng “Giờ chuẩn Bhutan”.
Phật giáo Bhutan
Bạn có thể nhận được hướng dẫn để tìm hiểu Phật giáo ở bất cứ tu viện nào ở Bhutan, dù những cuộc thảo luận về lí thuyết Phật giáo vẫn tốt hơn là tham khảo ý kiến với các khenpo hoặc loppons (giáo viên) tại các trường đại học Phật giáo (Shedra). Ví dụ, bạn có thể tham khảo Tu viện Kharchhu Lhodrak ở Jakar , Tu viện Tango gần Thimphu hoặc Viện Gyatso Chokyi trong Deothang.
Deer Park Thimphu: tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến thủ đô, trong đó có những buổi thiền hàng tuần.
Dệt – vải dệt thoi ở Bhutan được đánh giá cao trên toàn thế giới với những thiết kế độc đáo và chất lượng cao, và có một trung tâm dệt ở Khaling trong Trashigang.
Việc làm tại Bhutan
Có một số tổ chức như NGOs có trụ sở tại Bhutan, vì vậy nó có thể sắp xếp những công việc tình nguyện. Tuy nhiên, Bhutan là rất kĩ lưỡng khi chọn lọc những người được tham gia vào lĩnh vực này. Ngoài ra, một vị trí cho công việc tình nguyện rất khó tìm ở Bhutan, vì vậy những ai quan tâm đến việc thực hiện công việc tình nguyện ở đây thì đầu tiên nên tìm một vị trí ở các tổ chức NGOs nước ngoài và sau đó có ý nguyện chuyển về Bhutan
Sự tôn trọng tại Bhutan
Vua và các vị tiên đế là những người rất rất quan trọng ở Bhutan, bạn nên ghi nhớ điều này khi nói chuyện với người địa phương. Với những vật thiêng liêng như đá mani, tháp hay các bức tượng tôn giáo, bạn nên tỏ sự thành kính khi đi ngang qua. Đầu cúi hướng lại gần và quay bánh xe cầu nguyện theo chiều kim đồng hồ.
Bạn phải mặc quần áo dài và váy dài. Khi thăm đền, bạn phải tháo giày, nón để thể hiện sự tôn kính. Hút thuốc là điều không nên làm. Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới đang cấm hiệu quả thuốc lá. Đó là điều phạm pháp khi hút trong tu việc, đền thờ và các nơi công cộng.
Tiền tệ tại Bhutan
Bạn có thể sử dụng Đô la Mỹ thoải mái vì nó được chấp nhận rộng rãi. Tiền Bhutan chỉ cần khi bạn mua đồ lưu niệm trong một số trường hợp thôi.
Thẻ tín dụng, VISA, Mastercard hay Amex cũng đã sử dụng được ở hầu hết các máy ATM ở Bhutan, chủ yếu Thimphu và Paro.
Bạn có thể đổi từ các loại tiền lớn sang tiền Bhutan ở khách sạn hoặc ngân hàng ở Bhutan. Trước khi ra về, trừ khi bạn muốn giữ làm kỷ niệm, bạn nên nhớ đổi lại sang tiền Đô, tránh trường hợp về không đổi được vì tiền Bhutan không thông dụng.
Liên lạc tại Bhutan
Mã điện thoại Bhutan là 975.
Bhutan có Wifi. Bạn đừng nghĩ Bhutan quá lạc hậu đến nỗi không có wifi, thậm chí wifi ở Bhutan còn phổ biến khắp mọi trung tâm dân cư và quán cà phê, nhưng nó hơi đắt. Nếu bạn muốn làm việc online thì sẽ hơi khó vì hầu hết mạng internet khá yếu và chậm!
Bạn có thể mua thẻ SIM Bhutan gắn vào smartphone, phủ sóng khắp cả nước. B-mobile có liên kết với một số mạng điện thoại trên thế giới để có thể thực hiện chuyển vùng quốc tế nhưng mà mạng điện thoại của Việt Nam thì chưa.
Phòng khách sạn tại Bhutan
Các khách sạn đều được kết nối bởi đường ô tô tại các thị trấn, mặc dù các tiêu chuẩn của các khách sạn khác nhau một cách đáng kể. Khách sạn tiêu chuẩn quốc tế thường tọa lạc tại các khu du lịch hoặc thị trấn lớn, và khách sạn năm sao chỉ có sẵn ở Paro, Jakar, Punakha, Gangtey và Thimphu.
Điều quan trọng cần lưu ý là các du khách ở Bhutan trên các bài viết về thành phố thường dành cho những người được miễn thị thực (thường chỉ áp dụng cho công dân Ấn Độ) hoặc người được đến thăm đất nước với tư cách khách mời. Những khách du lịch đến từ nơi khác chỉ có thể du lịch Bhutan theo hình thức tour du lịch, trong đó giá tour hàng ngày được thiết lập bởi các nhà chức trách Bhutan vào khoảng $250 mỗi người một ngày không phân biệt các mức giá khách sạn (trừ khách sạn rất đắt thì sẽ có phụ thu phí)
Gợi ý lịch trình du lịch Bhutan 6 ngày 5 đêm giá rẻ
Ngày 01: Hà Nội hoặc Tp.HCM – Bangkok
Ngày 02: Bangkok – Paro – Thimphu (55 km)
Ngày 03: Thimphu – Punakha ( 75 Km)
Bảo tháp Chorten (Memorial Chorten) / Trường mỹ thuật / Viện y học cổ truyền / Đền Changgangkha / Ni viện Drubthrob / Bảo tàng di sản và dệt may / Trashicho Dzong / Thư Viện Quốc Gia
Ngày 04: Punakha- Wangduehodzang – Paro ( 150 Km)
Tháp Khamsum Yulley Namyel Chorten / Dzong và chợ địa phương / Wangdiphodran Dzong / Punaka dzong
Ngày 05: Paro
Ta Dzong / Rinpung Dzong / Di tích Drukgyel Dzong / Tu viện Taktsang / Kyichu Lhakhang
Ngày 06: Paro – Bangkok – Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 12/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Litchee Travel

Du lịch – ban đầu nó khiến bạn không thốt nên lời, và sau đó biến bạn trở thành một người kể chuyện - Ibn Battuta

17 Quốc gia
52 Tỉnh thành
4,561 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Hòn đảo Sentosa du lịch nổi tiếng của Singapore là sự kết hợp hài hòa giữa một khu vui chơi giải trí nhiệt đới, công viên thiên nhiên và trung tâm di sản. Đến đây bạn sẽ được tham quan loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, gặp gỡ giao lưu với loài động vật và chim. Bơi lội cùng Hồ cá heo hồng.
Mùa hè mọi người rủ nhau check-in tại các bãi biển trong xanh để làm dịu đi cái nóng của mùa hè, còn mùa thu lại là thời điểm lý tưởng chiêm ngưỡng vẻ đẹp ở vùng cao phía bắc.
Du Lịch Cửa Lò là một điểm du lịch biển hấp dẫn ở miền Bắc và miền Trung, không chỉ có bãi biển rộng dài, những bãi tắm đẹp mà các dịch vụ ở đây rất rẻ, không có tình trạng chặt chém khách du lịch. Đặc biệt người dân ở đây rất hiếu khách và chất phác chính vì lẽ đó du lịch biển Cửa Lò là một trong những lựa chọn tốt của bạn..