Hành trình 8 ngày tự lái xe đi vòng quanh Iceland, đảo quốc của băng tuyết và núi lửa.
1. Xin Visa như thế nào?
Iceland thuộc khối Schengen nên nếu bạn có visa Schengen thì có thể vào Iceland. Trong trường hợp bạn muốn xin thẳng visa của Iceland luôn thì Denmark sẽ xét hồ sơ và cấp thay cho Iceland. Tuy nhiên, mình khuyên bạn không nên xin visa của Denmark vì xét hồ sơ rất khó và rất lâu. Lúc mình xin là đúng 1 tháng mới cho đó, trong khi các nước Âu Châu khác chỉ mất 2 tuần. Phí visa Schengen đều như nhau là 60 EUR nhưng các phụ phí khác khi nộp hồ sơ tại LSQ Denmark (thông qua VFS) lại mắc hơn các nước khác.
2. Mua vé máy bay ở đâu?
Mình bay Iceland từ Norway, bay hãng Norwegian, vé máy bay từ Bangkok qua Oslo có giá vé từ 194USD/chiều (chưa tính phí mua hành lý ký gửi và order thức ăn trả tiền trên máy bay). Vé máy bay từ Oslo qua Reykjavik khoảng 100USD/chiều. Ngoài ra, các bạn có thể săn vé giá rẻ của hãng China Airline (thật ra đây là hãng của Đài Loan) bay Âu Châu khứ hồi khoảng 500USD và bay từ Saigon luôn.
À, Norwegian là hãng giá rẻ mà lại cho FREE WIFI trên máy bay đó!
3. Thời điểm nào nên đi ?
Tất nhiên thời điểm đẹp nhất để đi Iceland là mùa hè. NHƯNG! vào mùa hè thì khách du lịch đổ về Iceland rất đông (nhất là Chị-na), giá vé máy bay cao, khách sạn khan hiếm, mọi chi phí đều đắt đỏ. Mình đi Iceland vào đầu tháng 10, khi trời chưa quá lạnh mà nhiều ngày nhiệt độ đã là độ âm rồi đó. Tháng 10 vẫn còn nắng, vừa có lá vàng mùa thu mà may mắn lại có thể săn được bắc cực quang (aurora). Chi phí đi Iceland tháng 10 cũng mềm hơn, dễ kiếm phòng hotel, dễ săn được vé máy bay giá rẻ. Sau tháng 10 thì khả năng săn được bắt cực quang cao hơn nhưng thời tiết cũng khắc nghiệt hơn.
4. Hotel ở Iceland như thế nào?
Iceland rất ít dân, 338,349 dân (2017) thôi nên dịch vụ du lịch cung không đủ cầu. Hotel lúc nào cũng ở tình trạng thiếu phòng, bên cạnh hotel thì còn có hostel, homestay, camping site để phục vụ du khách với giá mắc giật mình. Để book phòng ở Iceland các bạn có thể lên trang hotels.com tìm book, ưu điểm của trang này là cứ book 10 đêm thì được free 1 đêm, coi như là mình được tặng lại 10% số tiền. Nhiều hotel hay homestay ở Iceland khi đến nơi bạn phải gọi điện thoại cho họ thì họ sẽ cho bạn passcode để vào bên trong chứ không có tiếp tân hay trực phòng. Mọi thứ đều tự phục vụ, tự quản và tự xử...
Hoàn toàn không có khái niệm ở ngay trung tâm, thuận tiện đi lại, dễ kiếm nơi ăn uống khi đi du lịch Iceland. Những thành phố bạn ghé qua đều hẻo lánh và hiu hắt, có vài chục nhà thôi (trừ Reykjavik và Akureyri là 2 thành phố lớn nhất nhì của Iceland). Nếu bạn thuê xe tự lái thì cứ chọn book phòng giá rẻ nhất, xa xa town cũng được.
5. Di chuyển ở Iceland?
Mua land tour ở Iceland thì giá trên trời, xe bus đi thành phố này qua thành phố khác của Iceland thì mắc kinh dị, cách tốt nhất và rẻ nhất để đi vòng quanh Iceland là thuê xe tự lái. Mình thuê xe 9 ngày là 313, trả thêm tiền bảo hiểm 144 trầy xe do văng cát sạn nữa (đường đi ở Iceland nhiều đá dăm, gió to thổi đất đá lên xe nên xe rất dễ bị trầy). Đổ xăng thì nên đổ ở Olis, bạn sẽ được uống cà phê miễn phí. Chú ý là thẻ ngân hàng VN mấy cây xăng self-service không chấp nhận, chỉ đổ xăng được ở nơi có nhân viên phục vụ (vào bên trong trả tiền thì lại chấp nhận). Tiền xăng cả chuyến đi của mình là khoảng 250USD nữa. Parking ở Iceland đa số là free, có vào nơi thì pay & display và trả bằng thẻ.
6. Ăn?
Như nói ở trên, nước này ít dân nên không có ai phục vụ, vào nhà hàng ăn 1 bữa khoảng 50$/người là bình thường mà không dễ gì tìm ra nhà hàng. Lúc nào bạn cũng phải thủ sẵn đồ ăn trên xe: mì gói, cà phê, trà, bánh, trái cây, nước uống... Mình vừa xuống sân bay là mua ngay sandwich và nước sôi bỏ vô xe. Lúc ở Na-uy mình tranh thủ kho 1 con cá hồi bự bỏ hộp đem theo ăn suốt hành trình, lúc nào đói là chủ động dừng xe ăn. Đi đường gặp siêu thị là mua sẵn tôm đông lạnh, tối về nấu mì gói ăn. Đi du lịch Iceland tốn nhất là tiền hotel, ăn và di chuyển, nếu bạn chủ động trong vấn đề ăn uống và thuê xe tự lái thì đã giải quyết được 2 vấn đề rồi.
Hai món đặc sản bạn nên ăn ở Iceland là cá Arctic Char và thịt tuần lộc, thịt tuần lộc rất thơm, mềm, ngon lắm!
7. Uống?
Một vài nơi nước có mùi lưu huỳnh khó chịu nhưng đa số là nước từ vòi có thể uống trực tiếp. Luôn luôn có bình nước nóng trong xe để uống thường xuyên. Trời lạnh mình cảm thấy không khát nhưng cơ thể lại mất nhiều nước, cố gắng uống đủ nước, nhất là nước cam ép.
8. 3G, Wifi
Mình mua sim data của Three Sim 790k cho 12 GB, xài khắp Châu Âu, mình dùng làm GPS, online 24/24 hai mươi mấy ngày không hết. Wifi thì hầu hết các hotel, homestay đều có.
9. Tiền?
1 USD đổi được khoảng 120 Icelandic Krona. Xuống sân bay, bạn đổi tiền và nạp vào 1 cái thẻ Curencey Card của Arion Banki và sử dụng thẻ này để trả tiền, khỏi cầm tiền mặt nhiều quá, cà thẻ VN thì bị tính phí giao dịch quốc tế. Lúc về nếu còn dư tiền trong thẻ thì tới chổ mua thẻ lấy tiền lại. Rất thuận tiện.
10. Giao tiếp với người địa phương:
Có rất ít khả năng tiếp xúc với người địa phương ở đây trừ khi vào cây xăng và nhà hàng, mà ngay cả ở đó cũng là dân nhập cư tới làm việc. Mấy người nhân viên khách sạn, nhà hàng mình gặp là ở Bồ Đào Nha, Czech... qua làm việc. Mình gặp phải 1 chủ nhà người địa phương rất khó chịu, quát tháo, la hét vô mặt khách như 1 thằng điên.
11. Đi du lịch Iceland có an toàn không?
An toàn và không an toàn. An toàn vì đất nước thanh bình, vắng vẻ. Không an toàn vì du khách rất đông, nhất là Chị-na đi từng đoàn như hành quân, kèm theo đó nạn ăn cắp vặt. Các Chị-na còn qua Iceland để đào trộm rêu 1000 năm nữa. Tới các điểm tham quan thì toàn Chị-na, đó là điểm trừ duy nhất của Iceland. Bên Iceland còn chấp nhận thanh toán bằng Alipay, sân bay thì welcome Chinese dữ lắm là hiểu Chị-na bành trướng ở đây như thế nào rồi.
12. Lịch trình tham quan: Mình đi từ thủ đô Reykjavik xuống phía nam rồi đi theo đường ven biển phía đông vòng lên phía bắc, sang tây rồi về lại Reykjavik.
Ngày 1: đến Iceland, làm thủ tục nhập cảnh, thuê xe, đổi tiền rồi đi thẳng tới Blue Lagoon, sau đó về Reykjavik check in hotel, đi dạo phố cổ ban đêm.
Thingvellir là vườn quốc gia có khu vực địa chất bất ổn với các vết đứt gãy do sự trôi dạt của lục địa Á - Âu và lục địa Bắc Mỹ và Gullfoss, thác nước lớn nhất Iceland
Geyser - nơi có những mội nước nóng bắn lên từ lòng đất, có khi cao tới 70m và Seljalandsfoss thác nước cao 60m
Ngày 2: Từ Reykjavik đi Vik
- Thingvellir là vườn quốc gia có khu vực địa chất bất ổn với các vết đứt gãy do sự trôi dạt của lục địa Á - Âu và lục địa Bắc Mỹ.
- Geyser nơi có các mội nước nóng phun lên từ lòng đất, có khi phun cao đến 70m.
- Gullfoss thác nước lớn nhất và nổi tiếng nhất Iceland
- Seljalandsfoss thác nước cao 60m, đi vào bên trong thác chụp ngược ra khi trời hoàng hôn rất đẹp.
- Nghỉ đêm ở Vik
Ngày 3: Từ Vik đi Hofn
- Sáng sớm lên nhà thờ trên đồi ngắm bình minh
- Black Beach: nổi tiếng với những trụ đá lục giác và bãi biển cát đen.
- Starvifoss: bạn cần phải trek khoảng 30 phút để đến thác nước, đường trek rất dễ đi và rất đẹp, nhất là vào muà thu. Thác nước như hình con bướm với những trụ đá lục giác dựng đứng xoè ra hai bên.
- Diamond Beach: nơi có những tảng băng trôi từ trên các sông băng chảy ra biển. Đây là một điểm tham quan rất độc đáo của Iceland. Ở loanh quanh Diamond Beach còn có mấy cái hồ cũng có băng trôi đẹp lắm.
- Tối ngủ ở Hofn
Ngày 4: Từ Hofn đi Egilsstadir.
- Hofn là thành phố lớn thứ nhì của vùng Đông Nam, chủ yếu là nghề đánh bắt cá. Từ Hofn đi dọc theo bờ Đông lên hướng Bắc hơn 250km nữa để tới Egilsstadir. Cung đường này hơi dài và vắng vẻ vì đa số khách du lịch chỉ đi phía Nam, ít lên phía Bắc của Iceland. Cảnh hai bên đường rất đẹp, đi ngang qua rất nhiều vịnh biển.
Ngày 5: Từ Egilsstadir đi Akureyri
- Trên đường đi sẽ ghé Dettifoss, đường vào Dettifoss vì đóng băng và cấm đi, mình phải đi vòng bằng 1 đường khác, vào đến nơi thì dù mới tháng 10 mà thác đã đóng băng một phần và tuyết phủ trắng hết rồi. Điểm đến tiếp theo là hồ Myvatn, núi lửa Hverfell, Skútustaðagígar pseudo-craters, Godafoss và ngủ đêm ở Arukery. Arukery là thành phố lớn và nhôn nhịp nhất phía Bắc Iceland, tập trung nhiều du khách. Đi mấy ngày mới tới 1 thành phố có không khí của sự sống 1 tí.
Ngày 6: Arukery - Blonduos
- Từ Arkery đi Blonduos sẽ đi ngang qua các làng chài ven biển Siglufjörður, Hofsós... nghỉ trưa ở đây ăn cá tươi mới đánh bắt rồi đi tiếp đến Hraunfossar, một thác nước rất đẹp. Tối ngủ ở Blonduos. Blonduos cũng là nơi có thể thấy Bắc cực quang, hôm mình tới thấy được chút xíu vì mới đầu tháng 10, Bắc cực quang xuất hiện chưa nhiều.
Ngày 7: Blondious - Snæfellsnes
- Snæfellsnes là địa điểm rất nổi tiếng mà ai tới Iceland cũng đến cho bằng được, vừa bước xuống máy bay đi vào trong sân bay là thấy tấm hình Snæfellsnes lớn welcome rồi. Snæfellsnes nổi tiếng cũng là vì xuất hiện trong phim Game of thrones nữa. Đây là nơi xác suất thấy được Bắc cực quang cao nhất, mình đã thấy Bắc cực quang ở đây.
Ngày 8: Snæfellsnes - Reykjavik
- Quay về lại thủ đô, tiếp tục ghé vào Hraunfossar và Barnafoss, 2 thác nằm sát nhau, rất lớn và độc đáo. Chiều về đến thủ đô, tranh thủ đi lòmg vòng thành phố chụp hình. Tối thì ăn ở Icelandic Street food, trai xinh gái đẹp đi du lịch balo Iceland tập trung hết ở đây, đồ ăn được free refill luôn mới ghê, ăn hết cứ nói lấy thêm.
Ngày 9: tạm biệt Iceland, ra sân bay trả xe bay về.
13.☔️Những vật dụng cần thiết:
- Đem đầy đủ đồ ấm và mặc nhiều lớp áo quần, quan trọng là bộ đồ giữ nhiệt bên trong. Nón len, găng tay. Găng tay rất quan trọng, mua loại có thể cảm ứng và touch được điện thoại.
- Kem dưỡng da chống khô da, dưỡng môi chống nứt môi
- Mang giày trek chống nước vì nhiều nơi bạn phải đi trên tuyết và vớ/tất loại giữ nhiệt cho mùa đông.
- Vitamin C, thuốc cảm...