Nói đến Đà Lạt mỗi mét vuông là một nơi sống ảo, từ những quán cà phê, rừng cây, cho đến những con dốc. Những con dốc ở Đà Lạt được đặt bằng những cái tên dung dị, hết sức bình thường. Chẳng cần phải hoa mỹ, đẹp đẽ nhưng cũng đủ làm người ta gợi nhớ đến ngay.
Đi qua những con dốc Đà Lạt, bạn cảm nhận, mường tựa nhịp sống chậm rãi người dân phố núi. Không phồn hoa đô thị như Sài Gòn, Đà Lạt vốn dĩ bình yên, thư thả, đi một lần nhớ mãi, lại tiếp tục muốn đến những lần tiếp theo.
Chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong phân cảnh Hiêu Phương do ca sĩ Hoàng Yến Chibi thủ vai. Phân đoạn này Hiêu Phương lén đuổi theo mối tình đầu trong thước phim điện ảnh “Tháng Năm Rực Rỡ”. Chính vì ngữ cảnh này mà con dốc Nhà Bò bỗng nhiên nổi tiếng, làm cho mọi du khách lần đầu đặt chân tới Đà Lạt đều muốn check-in.
Nếu ai đã từng xem phim “Tháng Năm Rực Rỡ” hoặc chỉ xem trailer phim cũng sẽ nhận ra được con dốc Đà Lạt huyền thoại mang tên dốc Nhà Bò. Sở dĩ con dốc tiêu biểu của Đà Lạt này lại có tên gọi đặc sắc này, lý do trước đây ở cuối đường có một chuồng bò của người Pháp. Nay con dốc thuộc địa phận con đường Đào Duy Từ. Muốn tới được dinh III Bảo Đại, bạn có thể đi qua con đường tắt ngắn này, nhưng phải vượt qua đầy gian truân.
Con dốc Nguyệt Vọng Lầu nằm ngay góc phố Trương Định – Tăng Bạt Hổ. Nơi đây đã trở thành địa điểm sống ảo quen thuộc của giới trẻ mỗi khi du lịch Đà Lạt. Căn nhà màu đỏ đầy ấn tượng nằm ngay chân dốc mang đến điểm độc đáo.
Theo người dân ở đây kể lại thì Nguyệt Vọng Lầu trước kia là một quán chè rất đông khách nhưng không hiểu vì sao lại đóng cửa luôn tới giờ. Từ cái tên cho tới cách bài trí, quán mang phong cách của kiến trúc Á Đông xưa bởi chủ quán là một người Hoa. Khi quán vẫn còn hoạt động, được trang trí đèn lồng rất đẹp, hệt như một góc nhỏ của Hội An. Tuy vậy nhưng quán bán chè theo phong cách miền Tây, rất ngon và hút khách.
Nếu bạn từng mê mệt bản ballad nhẹ nhàng đượm buồn “Tất Cả Sẽ Thay Em” của nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh thì chắc sẽ để ý đến hình ảnh một con dốc tuyệt đẹp mới gắn liền cùng câu hát đỉnh trong bài: “Mình đứng ở giữa con dốc, mình cố ngăn sẽ không khóc”… Địa điểm này nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong cộng đồng yêu mến Đà Lạt.
Con dốc này thực ra chính là dốc hẻm số 7 đường Trần Hưng Đạo, nằm ngay gần quán Cafe Sunshine số 5 Trần Hưng Đạo. Các bạn không biết thì cứ search tên quán cafe này là ra nhé.
Một con dốc ở một đồi cao đổ xuống con đường Trương Công Định làm cho nhiều du khách oải mệt, mệt nhoài nhấc từng bước chân. Con đường dốc sông Lô có tận bảy mươi bậc tam cấp, quanh năm đá rêu phong.
Vừa leo lên dốc vừa thở, cũng đủ khiến nhiều du khách đứng ở chân dốc nhìn lên phải kinh hồn bạt vía. Nhưng đối với người dân nơi đây, con dốc này quá đỗi bình thường, quen thuộc, gắn liền với bao kỷ niệm cuộc đời họ.
Một trong những con dốc Đà Lạt phải kể ngay tới dốc Nhà Làng. Dốc Nhà Làng là đoạn đường tam cấp tắt, nhanh nhất mà bạn muốn đến con đường Nguyễn Văn Trỗi, thay vì phải chạy lòng vòng. Tuy nhiên, bởi sở hữu vô số bậc tam cấp nên nhiều du khách tỏ ra mệt nhoài phải nhích từng bước chân một.
Đến Đà Lạt chắc hẳn không bỏ sót qua địa điểm sống ảo Hong Kong bên chợ Đà Lạt rồi, mọi ngõ ngách các bạn đều có thể cho một bức ảnh đẹp.
Những con dốc và bậc thang cao vút ở khu vực xung quanh chợ đích thị sẽ cho bạn những “pô” hình sống ảo đẹp đỉnh cao. Các bạn có thể bắt góc chụp từ dưới lên, từ trên xuống, 360 độ đẹp đều, nghe là muốn đi liền rồi nhỉ?
Dốc Đa Quý nằm ở thôn Xuân Thọ - Trại Mát, trên cung đường từ thành phố Đà Lạt hướng về Trại Mát. Các bạn có thể di chuyển theo đường Hùng Vương, tiến thẳng đến quốc lộ 20 và đi tiếp, có thể hỏi người dân để tránh lạc đường và mất thời gian tìm kiếm.
Nơi đây được mệnh danh là “con đường mai anh đào” đẹp tuyệt sắc ở Đà Lạt. Trong tiết trời se lạnh của gió xuân, mọi người có thể cảm nhận được vẻ đẹp trìu mến của Đà Lạt dịu êm, đến khi nhìn thấy dải lụa hồng mơ màng trong sương mai thì nhớ dừng lại. Đó chính là dốc Đa Quý, cái tên gắn liền với màu hoa anh đào của xứ sở ngàn hoa.
Ngay đường Nguyễn Văn Trỗi, muốn lên Lữ Quán Thanh Niên mà thời sinh viên phố núi cứ 4g30 mỗi sáng tôi tìm đến luyện môn võ Nhật Bản Karatédo và đi đọc thơ “cưa” gái vào mỗi đêm chủ nhật là ở ngọn đồi cao trên nữa ấy, thuộc đường Lý Tự Trọng, cứ bước bốn lần cầu thang tam cấp như thế sẽ đến Nhà thờ Tin Lành.
Rồi bước tiếp, em sẽ đi vào “con đường tình” lãng mạn nức tiếng một thời trước 1975 với cung đường rợp bóng thông dưới chân đồi “Dinh Tỉnh trưởng”, người ta vẫn hay gọi là dốc Tin Lành.
Nguồn: Tổng hợp
Ảnh: Tổng hợp