➡️12 địa điểm phải check-in khi đến du lịch Gia Lai
#checkinGiaLai #Pleiku ♥
#CùngYuMiNhonđikhắpthếgian
Thành phố Pleiku - Là thành phố thứ 3 mà tôi sinh sống và làm việc. Bất cứ nơi nào tôi đi qua cũng đều để lại những kỷ niệm, những dấu ấn trong lòng. Tốt có, xấu có...tuy nhiên chỉ nên lưu lại những gì tốt đẹp nhất. Ấn tượng sẽ không bao giờ quên rằng đây là một thành phố mà mùa đông kéo dài rất lâu, và mùa mưa cũng vậy ^^ . Tuy nhiên Pleiku mang một vẻ đẹp hoang dã mà không phải nơi đâu cũng có, đậm chất núi rừng, một nơi mà có những khoảng trời rất an yên bình dị...
1️⃣ Biển Hồ Pleiku
Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng nhất ở khu vực Tây Nguyên. Vào những ngày đẹp trời, nhìn từ xa Biển Hồ mê hoặc du khách với màu xanh bạt ngàn của nước biển và nghe thoảng trong gió là tiếng thông reo vi vu.
2️⃣ ⛩Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc của Nhật Bản, không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa. Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km, Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng. Khi đến tham quan chùa, nhìn từ xa bạn đã thấy bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, thấp thoáng dưới hàng dương liễu xanh mát, đây được xem là công trình tiêu biểu ở chùa Minh Thành.
3️⃣ Biển hồ chè và hàng thông xanh: Biển Hồ chè nằm trên bờ Bắc Biển Hồ, gọi là Biển Hồ chè bởi đó là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn. Đồi chè ở đây chỉ cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, nằm trên địa phận huyện Chư Pah. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước. Đến đây bạn sẽ bị “thu hút” bởi màu xanh tươi của một vườn chè bát ngát trong nắng sớm, dưới cái ánh nắng chói chang, biển chè vẫn xanh mênh mông và bạt ngàn. Dẫn vào đồi chè có một con đường nhỏ, hai bên đường hàng thông lá kim phủ kín, giới trẻ Pleiku thường hay ra đây chụp hình và gọi là con đường Hàn Quốc vì có hai hàng thông già mọc 2 bên đường, còn xung quanh là chè.
4️⃣ Khu du lịch Đồng Xanh
Công viên Đồng Xanh, tọa lạc ở ngoại ô TP. Pleiku, đến đây bạn còn được hòa mình giữa không gian màu xanh của cây cỏ, vườn hoa đang đua nhau khoe sắc… và được tìm hiểu văn hóa của đồng bào Tây Nguyên qua các mô hình kiến trúc nhà mồ, nhà rông, nhà dài. Đây là điểm vui chơi lý tưởng vào mỗi dịp cuối tuần ở phố núi.
5️⃣ Núi lửa Chư Đăng Ya
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, ẩn mình giữa rừng xanh, đại ngàn hùng vĩ. Mỗi mùa Chư Đăng Ya lại quyến rũ du khách bằng một nét riêng: vào mùa mưa, Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng, còn đến mùa khô, hàng vạn đóa hoa dã quỳ bung nở khắp sườn núi. Hàng năm người dân ở đây thường tổ chức lễ hộ Hoa Dã quỳ, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và thưởng thức các đặc sản vùng núi.
6️⃣ Công viên Diên Hồng
Nơi tổ chức lễ hội thả đèn hoa đăng vào rằm tháng 7 hàng năm.
7️⃣ Thác Phú Cường
Thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách thành phố Pleiku khoảng 45 km về phía Đông Nam thác Phú Cường thu hút du khách du lịch Gia Lai nhờ vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, kỳ vĩ. Đến đây vào mùa mưa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của dòng thác như dải lụa mềm vắt ngang núi rừng Tây Nguyên, còn vào mùa khô bạn sẽ được cưỡi voi khám phá núi rừng hay tắm tiên trên dòng suối La Peet.
8️⃣ Nhà rông Kon K’lor
Nhà rông Kon K’lor là biểu tượng của tình đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của người dân. Nhà cao 22m, rộng trên 6m và dài hơn 17m. Với thiết kế truyền thống cùng chất liệu bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá và những họa tiết, hoa văn công phu, tỉ mỉ, nơi đây chính là điểm đến thú vị cho du khách.
9️⃣ Đập thủy điện Yaly
Nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư păh, tỉnh Gia Lai. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, không những thế, hồ chứa nước nơi đây còn là một phong cảnh tuyệt vời. Chính vì thế, nơi này đã trở thành một trong những điểm đến khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.
1️⃣0️⃣ Đập Tân Sơn
Đập thủy lợi Tân Sơn thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (Gia Lai) cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25km về hướng Bắc. Vẻ đẹp của thiên nhiên núi non sông nước gắn với công trình kỳ vĩ do con người tạo ra đã tô điểm lẫn nhau tạo nên sức hấp dẫn của cảnh quan nơi đây đắm say lòng người.
1️⃣1️⃣ Thác K50
Thác K50 ẩn mình trong chốn hoang sơ, kỳ bí ở nơi “rừng thiêng nước độc” thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng, nằm trong ranh giới thuộc tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định. Để có thể đến được thác K50, phượt thủ phải trải qua một hành trình đầy chông gai, thách thức với biết bao khó khăn, nguy hiểm. Nếu sẵn sàng thử thách bản thân và chinh phục thiên nhiên thì đừng quên rủ rê hội phượt thủ cho chuyến hành trình này để khám phá thác K50 nhé.
1️⃣2️⃣⛩Chùa Bửu Minh
Chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa ra đời sớm ở Gia Lai vào đầu thế kỷ XX sau nhiều lần đổi tên. Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ, với mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan.
➕ Phần hấp dẫn nhất, đặc sản và món ngon Gia Lai:
1️⃣ Bún cua Chợ nhỏ (19 Phùng Hưng)
2️⃣ Chè cốm (Chè Bà Dũng - 50 Nguyễn Thái Học)
3️⃣ Phở khô 2 tô
4️⃣ Gỏi lá (Cách Mạng Tháng tám)
5️⃣ Cơm lam gà nướng
Đến Gia Lai mà không ăn thử bún cua thì coi như chưa được đến Gia Lai nha. Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản của người dân Gia Lai như măng chua, bò một nắng, muối kiến vàng...Thật sự rất hấp dẫn, hãy thử đến đây một lần nhé, chắc chắn bạn sẽ thích!