Đền Meiji Jingu là một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất ở Tok yo. Lối vào đền ở ngay bên ngoài nhà ga Harajuku luôn tấp nập người qua lại! Về chi tiết tour, mời bạn truy cập website: http://japanorientaltours.com/vietnamese/
Đền Meiji Jingu là một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất ở Tokyo. Lối vào đền ở ngay bên ngoài nhà ga Harajuku luôn tấp nập người qua lại. Ở đây bạn sẽ đi qua một lối vào trồng rất nhiều cây xanh mát mẻ luôn phụng sự các vị thần cổ đại ở Nhật Bản xa xưa.
Ở đền Meiji Jingu người ta thờ Vua Meiji và Hoàng hậu Shoken. Nơi đây đã từng là nơi ở của các lãnh chúa samurai hay gia đình hoàng tộc. Hoàng hậu rất thích đi dạo trong khu vườn thượng uyển, được trồng rất nhiều hoa Diên vĩ nở rộ vào tháng Sáu.
Các ngôi đền thường có “cổng Torii” ở lối vào, dùng để chia ranh giới giữa “thế giới bên kia” và “thế giới thực tại”, và luôn luôn có nghi thức khi đi qua cổng này. Trước khi đi qua cổng, bạn nhớ cúi đầu nhẹ và đi về phía bên trái hoặc bên phải, vì khu vực chính giữa lối đi là dành cho các vị thần.
Trước khi đi vào đền chính, bạn sẽ nhìn thấy một bể nước, gọi là Chozu-ya. Bạn sẽ rửa sạch tay ở đây, vì ở đây thờ các vị thần linh thiêng.
1. Dùng tay phải nhấc gáo bằng gỗ lên, múc đầy nước
2. Rửa sạch tay trái. Sau đó dùng tay trái cầm gáo và rửa sạch tay phải
3. Đổ nước vào lòng bàn tay trái và nhấp một chút vào miệng, rửa sạch miệng, sau đó nhổ ở chân bể nước
!! Không được chạm môi vào gáo nước. Luôn luôn phải dùng tay nhé.
!! Không được uống mà phải nhổ ra nhé.
Theo Thần đạo (Shinto), một loại tín ngưỡng của người Nhật thì các vị thần sẽ không hiện thân dưới hình thức của các bức tượng mà là bằng giấy (Shide) hoặc cành cây (Sakaki).
1. Đứng trước đền và rung chuông khoảng 2- 3 lần, để khiến các vị thần chú ý đến bạn.
2. Cúi đầu lạy 2 lần.
2. Vỗ tay 2 lần.
3. Chắp hai lòng bàn tay vào nhau và cầu khấn.
5. Cúi lạy 1 lần và ra về.
Nếu bạn thích đóng góp cho đền thì có thể thả xu vào hòm.
Nếu bạn viết điều ước lên Ema, một tấm thẻ gỗ với hình chú ngựa, con đường tới thành công của bạn sẽ không còn xa. Vào thời xa xưa, người ta sẽ cống ngựa thật vào đền, sau đó nghi thức này chuyển thể thành thẻ gỗ nên tất cả mọi người đều có thể tham gia được. Và đương nhiên sẽ mất tiền nhé.
Omikuji hay còn gọi là bói quẻ là một thói quen khi mọi người đến viếng đền. Bạn sẽ mua một mẩu giấy và vận may sẽ được ghi trong đó. Không giống như các ngôi đền khác, Omikuji ở Meiji Jingu sẽ không mang nghĩa là “tốt” hay “xấu”, mà nó còn là thơ của Vua Meiji và Hoàng hậu, đưa ra những lời khuyên tốt cho cuộc sống của bạn, và còn có cả bản tiếng Anh nữa đấy!
Trong Thần đạo, rất nhiều nhà sư là nam giới và một số nữ giới làm việc ở đây được gọi là Miko, con gái của thần linh. Trước đây, Miko là những cô gái có thể nghe thấy giọng nói của các vị thần, nhưng ngày nay, Miko là những người giúp việc ở đền, và sinh viên cũng có thể làm thêm ở đây.
Trong Thần đạo, chúng tôi tin rằng các vị thần sống giữa thiên nhiên và chính thiên nhiên chính là biểu trưng của thần thánh. Vì thế một ngôi đền luôn luôn được bao quanh bởi rừng và cây xanh.
Vào thời điểm Vua Meiji băng hà, người ta đã quyết định rằng ngôi đền dùng để phụng sự cho ngài nên được xây dựng ở đây và khoảng 100,000 cây từ khắp các miền đất nước được đưa tới biếu tặng. Cho đến ngày nay, khu rừng ở đền Meiji Jingu được xem là biểu tượng của tinh thần dân tộc và bảo vệ hệ sinh thái của một thủ đô Tokyo bận rộn.