Mở đầu năm 2019 bằng một chuyến đi xa, mình may mắn có được thời gian ngắn làm việc tại Myanmar. Trong thời gian trải nghiệm cuộc sống ở đây, mình đã cố gắng dành quỹ thời gian mà mình có được để khám phá và tìm hiểu về văn hoá, địa điểm và con người Myanmar. Dưới đây là những chia sẽ của mình, là những gì mình đã trải qua. Myanmar là một nước chỉ vừa mở cửa về du lịch trong vài năm trở lại đây.
?? ?? Myanmar như các bạn cũng được biết người Việt gọi với cái tên thân thương Miến Điện. Nhưng đa số người dân và Cộng đồng Thế giới lại biết với cái tên là Burma. Năm 1989, Burma được đổi thành thành Myanmar. Thành phố Yangon từng là Thủ đô của đất nước này đến năm 2005 thì thay đổi sang thành phố Nay Pyi Taw. Nhưng Yangon vẫn là thành phố lớn nhất ở đây và là trung tâm phát triển kinh kế của Miến Điện
? ?VISA:
Myanmar là thành viên của ASIAN nên các bạn được ở đây nhiều nhất 14 ngày mà không cần xin Visa gì cả nhé
?? GIÁ VÉ MÁY BAY:
Mình đi quá cảnh ở Hà Nội (Đà Nẵng – Hà Nội – Yangon) với Vietnam Airlines có giá là 140USD. (tại vì lúc này mình chưa biết ngày về nên mình không đặt khứ hồi). Các bạn có thể tham khảo thêm ở các bài review khác của các anh chị đi trước
? ? MỆNH GÍA TIỀN - ĐỔI TIỀN:
?1USD = 1.523 kyats (chạt) – MMK?
Mình khuyên mỗi lần đổi tiền bạn nên đổi từ 100USD trở lên (mệnh giá càng cao đổi được càng cao). Để có thể nhanh hơn, các bạn có thể đổi ngay tại sân bay sau đó qua mua sim luôn cho tiện. Lúc mình mới đến mình đổi trước 100USD = 160.000 kyats
Ở trong nội thành cũng có rất nhiều điểm đổi tiền khác và ngân hàng KBZ BANK là được ưa chuộng nhất
? ? SIM CARD:
Có nhiều công ty mạng khác nhau nhưng hiện tại mình đang sử dụng sim của nhà mạng OOREDOO. Mình mua sim này tại sân bay với giá 6.500 kyats nên mạng 4G nhanh như cách nyc trở mặt
? ? Thời gian hợp lý để đi Myanmar :
Mình đi từ đầu tháng 1, thời gian này ở Myanmar có thời tiết đẹp và khá là nóng.
Từ tháng 1 đến tháng 5 là thời tiết tuyệt vời để đến Myanmar, khí hậu ở đây thuộc khí đới gió mùa nên có phần hanh khô và nóng, nhiệt độ ban ngày là 31 độ C – Ban đêm tầm 27 độ C (từ giữa tháng 2 đến tháng 5)
Từ cuối tháng 2 đến hết tháng 3 là thời gian Myanmar tổ chức nhiều các lễ hội lớn nhỏ khác nhau, nên các bạn có thể xem xét và lên kế hoạch đi vào thời gian này nhé
⏱ ⏱ Giờ giấc địa phương:
Múi giờ Myanmar sẽ chậm hơn múi giờ Việt Nam đúng 30 phút nhé. Nếu như ở Việt Nam 6 giờ sáng thì ở Myanmar mới là 5h30 sáng thôi
? ? Ngôn ngữ sử dụng:
Burma là quốc gia đa tôn giáo, cùng với đó là đa dân tộc, ngoài người Burmese còn có các bạn Trung Quốc vội vã náo nhiệt, các bạn Thái Lan, Ấn Độ,… nên có sự đa dạng về ngôn ngữ nhưng tiếng Miến Điện là ngôn ngữ chính ở đây (Burmese) cùng với đó là việc tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi, có thể không phải là ngôn ngữ chính nhưng vừa đủ để chúng ta giao tiếp với họ.
Cách nói xin chào và cảm ơn:
- Xin chào : Mingalaba
- Cảm ơn: Cè zù tin ba deh
? ? Một chút về văn hoá và con người Myanmar:
Phật giáo được công nhận là Quốc giáo của người dân Miến điện với 90% dân số theo đạo Phật, ngoài Phật giáo là tín ngưỡng ở đây, còn đạo Hồi chiếm 4%, Thiên Chúa giáo 4% số còn lại là tôn giáo khác. Myanmar được biết đến như là đất nước của những ngôi đền, chùa với hơn hàng nghìn ngôi chùa, đền lớn nhỏ khác nhau (đặc biệt là ở Bagan – thánh địa của những ngôi đền)
Đối với người Myanmar, Đức Phật là một người thầy, và họ tin rằng không có thần thánh nào có thể giúp họ có một cuộc sống bình yên, tâm tịnh bằng chính bản thân họ làm điều đó, nên chính vì thế người dân Miến Điện có tính tình hiền lành, hiếu khách và cực kì dễ thương. Họ sống chậm rãi, không vội vã, dành phần lớn thời gian để làm việc và dành số tiền đó để xây chùa, tích công đức.
Dạo bước trên tất cả các con đường lớn nhỏ, ngõ hẻm bạn sẽ thấy 99% trên khuôn mặt của mỗi người sẽ có bôi một loại kem gì đấy, đó là Thanaka. Người Myanmar có văn hoá là thoa kem Thanaka lên mặt, đây là một loại kem từ vỏ cây táo voi, một loại cây phổ biến ở miền Trung Myanmar. Thanaka như là một loại kem được sử dụng để chống nắng ở đây nên cả nam nữ, già trẻ đều sử dụng cho vậy bạn cũng đừng nên nhìn quá kĩ hoặc quá soi về vấn đề này nhé.
Văn hoá mặc Longyi - đây là một loại vải quấn như cái váy vậy, vì ở đây đại đa số hơn 90% người dân theo đạo Phật nên việc mang Longyi tại điều kện thuận lợi cho họ vào chùa và làm lễ một cách thoải mái hơn.
Nếu như tục ăn trầu ở Việt Nam chỉ còn giới hạn ở những sự kiện văn hóa quan trọng như tục ăn hỏi hay ở đối tượng người già, thì nó lại là một món ăn khoái khẩu của người dân Myanmar, và bạn có thể bất gặp điều này khi đi taxi hay gặp những sạp nhỏ đã bỏ trầu sẵn với vôi và chờ khách đến mua
Mình sẽ giải thích thêm một vài điều trong khi mình viết review chi tiết dưới đây.
----------------
? ? YANGON? ?
➡️ ➡️ Phương tiện di chuyển trong thành phố:
Ở Yangon, Chính phủ cấm tuyệt đối xe máy lưu thông trong thành phố, chỉ xe đạp và ô tô được phép sử dụng, cho nên để di chuyển trong Yangon chỉ có 2 phương tiện chính là local bus hoặc taxi, ngoài ra Grab cũng được sử dụng rộng rãi ở thành phố này. Loại xe được các bác tài ở đây sử dụng đa phần là đời cũ và ít khi có máy lạnh.
Mình nghĩ các bạn nên đi Grab hoặc bắt một chiếc taxi (taxi ở đây khá nhiều, bước ra là có ngay) hơn là đi local bus. Một điều nên nhớ là các taxi ở đây không có đồng hồ đo KM tính tiền như bên VN đâu, nên chỉ có hỏi giá và đi thôi, các bạn có thể trả giá cho taxi nếu thấy hợp lý thì đi. Mình thường đi Grab và lâu lâu có so sánh cả hai, nếu bên nào rẻ hơn thì mình đi. Local bus không phải là phương tiện các bạn nên đi vì nó khá đông và chật.
Thời gian hợp lý để di chuyển trong thành phố là ban ngày trước 7h30 sáng và buổi chiều trước 16h để tránh những lúc tắc đường nhé.
Giá trung bình sẽ là: 2.500-3000 kyats/5km trở lại
Điều kì lạ nhất ở đây mà mình thấy đó là làn đường thì đi bên phải nhưng đa số xe vô lăng lại nằm bên phải (bình thường phải nằm bên trái). Theo như mình được biết thì ban đầu làn di chuyển bên trái nhưng đến thập niên 1970, chính quyền Burma đã đổi luật, bắt xe ô tô vô-lăng phải chuyển sang lái làn bên phải. Lý do là một vị chiêm tinh học rất được chính phủ tín dụng đã “phán” rằng hệ thống giao thông là huyết mạch của quốc gia. Myanmar thời bấy giờ đang ở giai đoạn khủng hoảng và để “chữa” căn bệnh này, cần phải thay đổi đôi chút huyết mạch. Thế là làn bên trái chuyển sang làn bên phải
➡️ ➡️ Ở Yangon mọi cửa hàng và mọi người đi làm lúc 8h sáng, thông thường các shop, mall sẽ mở vào lúc 9h sáng và đóng cửa từ 20h đến 21h30 tuỳ theo chổ
➡️ ➡️ Ở đâu tại Yangon?
Hiện mình đang ở Apartment do nhà trường cấp. Cách trung tâm thành phố tầm 10km. Nhưng mình nghĩ các bạn có thể lựa quanh khu vực 19th Street để ở vì ở khu này như là trung tâm của khách du lịch cũng như các dịch vụ và có cả các mall để đi dạo nên các bạn đừng nghĩ là Myanmar nghèo đâu nha.
Và Hostel nổi nhất ở đây là Baodabed Hostel ngay tại 19th Street
Để thêm bản đồ này các bạn lưu lại sau đó thêm nó vào trong “Your Map” xong rồi phần vào phần “Maps” trong app Google map rồi sử dụng thôi.
Trong này mình lấy đại một Hostel là điểm (A) để từ đây các bạn bắt đầu đi theo hướng dẫn. Các bạn có thể thay đổi hoặc tự tạo cho mình một cái tương tự hoặc chia nhỏ thêm vài ngày nếu muốn
Các bạn có thể tham khảo lại cách phân phối thời gian đi và tham quan vừa phải để không phải dính tắc đường. Mình sẽ giới thiệu sơ qua một chút dưới đây:
◾️ SHWEDAGON PAGODA (ngôi chùa dát vàng lớn nhất Myanmar):
- Vé vào: 10.000 kyats
- Những lưu ý bạn cần phải nắm trước khi vào tham quan bất kì một ngồi đền, chùa nào ở Myanmar đó là phải tuyệt đối mang quần dài, không mang giày không mang tất, không đội nón nhé (nếu nắng quá các bạn có thể sử dụng dù che nắng). Đây là quy định bất di bất dịch ở đây, hành động này là một phần văn hoá tôn trọng, kính nể Đức Phật
Chùa Shwedagon ở Yangon được xem là ngôi chùa linh thiêng và đồ sộ bậc nhất Myanmar.
Để tìm hiểu hơn về chùa các bạn vào : https://www.shwedagonpagoda.com/
Với sự hình thành lâu đời và những câu chuyện hấp dẫn xoay quanh ngôi chùa này, mình khuyên các bạn thuê một tour guide để thuyết minh và dẫn các bạn đi xung quanh. Không chỉ thuyết trình không đâu, họ sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn làm lễ như thế nào, cầu may mắn ra làm sao. Đợt mình đi mình có thuê một anh tên Michel (tên tiếng Anh của ảnh thôi).
Liên lạc: +95 9777436476 (Mr. Michel – Tour Guide Shwedagon pagoda giá anh này là 15.000 kyats nha).
Đối với chùa Shwedagon thì mình nghĩ các bạn cứ tập trung nghe thuyết minh và làm lễ, sau đó hãy di dạo chụp hình sau nên dành khoảng 2 giờ để tham quan địa điểm này
◾️Sule Pagoda: một quần thể kiến trúc Phật giáo khác. Chùa này nằm ngay trung tâm của Yangon city, tuổi đời gần 2500 năm. Khác với chùa Shwedagon là chùa này chỉ sơn chứ không có dán vàng lên. Chùa Sule nằm ngay khu vực trung tâm và là nút giao nhau của các con đường lớn. Tại đây, vào thời điểm bị thực dân phương Tây xâm lược nên xung quanh chùa là các quần thể kiến trúc mang đậm chất châu Âu. Để có những bức ảnh đẹp, bạn có thể đến những cây cầu đi bộ bắt ngang những con đường lớn để chụp hình xoay về hướng chùa Sule
◾️Cụm kiến trúc xung quanh chùa Sule: Idependence Monument (Tượng đài Độc lập), High Court Building (toà nhà Tối cao thời thuộc địa Anh), Central Telegraph Office CTO, Yangon City Hall (Toà thị chính)
Đối diện với High Court Building là đoạn chợ ẩm thực. Khu ẩm thực này chỉ mở vào ban ngày, và chỉ mở vào thử 7 và chủ nhật, các món ăn chủ yếu như là mỳ xào, mỳ shan, một vài món với nguyên liệu chủ yếu là gà,…
◾️Bogyoke Park:
Đây là công viên rộng lớn nhất ở Yangon, có một con thuyền cực lớn và cực đẹp, chiều chiều các bạn ra đây check in sẽ đẹp lắm đấy
◾️Bagyoke Aung Sang market:
Chợ địa phương nổi tiếng nhất ở đây, mang tiếng là chợ địa phương nhưng nó giống là nơi tập trung bán đồ trang sức hơn là một khu chợ. Bagyoke Aung Sang có thể hình dung như chợ Bến Thành của mình vậy, rộng lớn, 4 mặt tiền, có một cây cầu đi bộ bắt ngang để đi qua Junction City (một mall). Myanmar là một quốc gia với vô vàn trang sức, đá quý, đặc biệt là đá cẩm thạch, cho nên khu vực chợ này chủ yếu bán các đồ trang sức được làm từ đá quý, ngoài ra còn có vàng, bạc và một số loại khác như tranh vải…. Mình khuyên các bạn chỉ vào tham quan là đủ, vì trong chợ này sẽ không trả giá được đâu, mua nhiều người ta mới giảm cho các bạn và họ không thoải mái như là ở những nơi khác.
◾️Theingui Zay market:
Một khu chợ địa phương khác, có giá rẻ hơn và được dân du lịch khám phá nhiều hơn. Nhưng cơ bản các bạn nên đợi đến Bagan để mua quà hay đồ lưu niệm vì ở Bagan rẻ hơn nhiều.
◾️China Town (19th Street): Một thiên đường ẩm thực đường phố mang đậm nét châu Á. Địa điểm này mọi người nên đi nhất vào lúc chiều tối. Thời gian nơi này bắt đầu tầm 17h30 đến 20h sẽ đóng cửa, China Town là nơi mà đại đa số là người Trung Quốc nên khi đến đây lối kiến trúc ở đây cũng có phần mang nét văn hoá của người Trung với những mái ngói, cửa sổ màu đỏ (một chút gì đó cũng rất là Hongkong). Để thưởng thức những món ăn mang đậm nét văn hoá Trung, Ấn, Thái, Myanmar thì đây là địa điểm thích hợp để các bạn thăm thú.
➡️➡️Ăn gì ở Yangon?
Như các bạn đã biết hoặc đã vô tình đọc qua review của các anh chị trước thì mỳ Shan có lẽ là món nổi cộm nhất của Myanmar, mỗi khu vực sẽ có cách chế biến và bày trí khác nhau nên các bạn có thể thưởng thức thử ở Yangon sau đó đến Bagan thưởng thức lại. 19th Street là nơi tuyệt vời để các bạn trải nghiệm ẩm thực đường phố ở đây và đại đa số là các món đồ nướng như: Mực, trứng cút, cá, đậu bắp, gà… Giá cũng khá rẻ 3000-5000 kyats cho một bữa vừa đủ.
---------------------
? ?BAGAN? ?
➡️➡️Di chuyển:
Để di chuyển từ Yangon đến Bagan có nhiều cách như bằng máy bay; tàu, nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là xe bus đường dài.
◾️Các bạn có thể vào
https://www.starticket.com.mm/;
https://myanmarbusticket.com/;
https://oway.com.mm/;
chọn các nhà xe mình muốn và check giờ
◾️Nhà xe được sử dụng và được mọi người đánh giá cao nhất là JJ EXPRESS. Các bạn có thể đặt vé xe tại ngay trang web của hãng: https://www.jjexpress.net/ với giá giao động từ 19USD-21USD/vé
◾️Nhưng lúc mình đi, mình đặt qua công ty trung gian là NICE STYLE TRAVELS & TOUR không hiểu sao giá được giảm xuống còn 12USD/vé. Để liên lạc với công ty này, các bạn có thể đến trực tiếp văn phòng hoặc đặt qua nhân viên ở đây:
Ms. Yin Nyein– number: +95 9974085635 (viber). Nhân viên sẽ làm việc và đặt vé cho bạn và sau đó đến văn phòng thanh toán sau hoặc chuyển khoản
Thời gian hợp lý để đi là vào ban đêm: có nhiều chuyến khác nhau như 20h, 21h, 22h. Mất 10 giờ để từ Yangon đi Bagan (nhưng mình lại thấy sớm hơn ấy) cho nên đến Bagan vào khoảng 7h sáng hôm sau
Để không bị lỡ cỡ cho chuyến đi, mình khuyên các bạn nên đặt xe trước 12 tiếng để có ghế trống vì số lượng khách du lịch cũng như người dân địa phương sử dụng hãng xe này khá nhiều
◾️Địa điểm xuất phát:
Nếu các bạn đặt trên web trực tiếp của JJ thì họ sẽ cho bạn 2 bến xe để các bạn lựa chọn nhưng bến nào cũng xa cả. Còn nếu đặt qua công ty NICE STYLE thì các bạn sẽ ra bến AUNG MINGALAR BUS STATION (bến này xa hơn cả sân bay đấy). Đối với khách ở xa bến xe thì nhà xe sẽ có xe trung chuyển, khi đặt vé các bạn nên hỏi thời gian có thể đón xe trung chuyển và địa điểm đón xe trung chuyển là Aung San stadium. Các bạn chú ý là cái văn phòng này rất là nhỏ và nó nằm khu đường Upper Pansodan Rd (tại vì hệ thống đèn điện thành phố của Yangon còn chưa phải là tốt nên việc tìm rất khó). Lúc mình đi mình đặt chuyến 22h đêm nên mình đã có mặt ở văn phòng tầm 19h30 (mất 1 giờ 30 phút di chuyển từ đây đến bến xe).
Điều mình phải công nhận là dịch vụ của nhà xe này cực kì tốt và cực kì đúng giờ. Khi tới bến các bạn xuất trình mã đặt vé hoặc vé hoá đơn in ra (khi thánh toán) để lấy chổ, họ sẽ xin passport và dán một mã vị trí ghế ngồi và số xe cho các bạn (chú ý đừng để mất). Vì máy lạnh luôn mở dưới 20 độ nên nhiệt độ trong xe sẽ rất lạnh, trong xe có sẵn mền nhưng không đủ ấm đâu, mình khuyên các bạn nên thủ sẵn đồ dài, áo ấm vì sau gì thời tiết sáng sớm ở Bagan cũng tầm 16-18 độ C thôi. Chổ ngồi trong xe cực kì thoải mái, duỗi chân cực thích (mình thấy còn sướng hơn đi bus giường nằm ở VN nữa), mình cao hơn 1m75 nhưng nằm dễ chịu vô cùng, còn có bữa ăn free cho khách, trước mỗi ghế có màn hình cho phép khách sử dụng xem film hoặc nghe nhạc tuỳ thích
➡️➡️Điểm đến:
Tất cả các chuyến xe đến Bagan đều dừng lại ở Bagan Shwe Pyi Bus station. Để di chuyển về khách sạn đã đặt trước, các bạn chỉ có thể chọn duy nhất là taxi với giá 6000kyats/chiếc/địa điểm (cái này bạn phải hỏi bác tài cho rõ nhé chứ không bị hố như mình). Bạn có thể kiếm nhóm đi chung rồi share ra nếu ở gần.
➡️➡️Để vào Bagan các bạn phải mua vé tại các cổng kiểm soát với giá 25.000 kyats cho 5 ngày ở Bagan (đây là điều bắt buộc, mình có thấy một số review bảo trốn được, nhưng mình nghĩ không nên, vì tiền này cũng dùng đễ xây chùa thôi và rất đáng để các bạn bỏ ra) và cho tất cả các địa điểm tham quan trong Bagan. Nhỡ giữ vé này nhé, vì khi đi tham quan họ sẽ check xem bạn có vé này hay không
➡️➡️Ở đâu tại Bagan?
◾️Ở Bagan có 3 khu là: Old Bagan, New Bagan và Nyaung
Old Bagan: khu này là khu trung tâm của các chùa, đền với hơn hàn nghìn ngôi đền lớn nhỏ khác nhau
◾️New Bagan: khu này theo mình biết thì đây là khu phố Tây
◾️Nyaung: khu này là khu dân địa phương
Lúc mình đi mình ở Royal Bagan Hotel ở khu Nyaung (khu này cách khu Old Bagan tầm 3km và gần các địa điểm tham quan hơn khu New Bagan). Mình thuê dorm để ở với giá 12USD (mình thấy khá chát) nhưng bù lại Service ở đây cực tốt và có hồ bơi.
Ngày cuối ở Bagan mình gặp một anh người Nhật và ảnh ở một hotel nào đó ở Old Bagan mà lại phòng đơn với giá tầm 8USD ở khu Old Bagan. Nên mình khuyên các bạn nên ở khu Old Bagan hơn và ở đây có cả Baobabed hostel như ở Yangon nha (chổ này có xe đạp miễn phí ấy).
➡️➡️Di chuyển ở Bagan:
Bagan không phát triển nhiều, phương tiện chủ yếu ở đây là EB (electronic bike – xe máy điện) và xe đạp. Nên xe có 2 lựa chọn cho các bạn là thuê xe đạp hoặc xe điện. Nếu những ai ham rèn luyện sức khoẻ như mình thì thuê xe đạp với giá 3000 kyats/ngày (cơ mà mình nghĩ nên thôi, vì thật ra nó mệt chết cụ) hoặt thuê EB với giá 8000 kyats/ngày. Các bạn có thể thuê trực tiếp tại hotel hoặc ra các shop bên ngoài (giá cả ngang nhau thôi)
➡️➡️Địa điểm đi tại Bagan:
Như ở Yangon, mình cũng có chuẩn bị cho các bạn một bản đồ ở Bagan
Mình chỉ có ít thời gian ở Bagan thôi nên chỉ đi 2 ngày 1 đêm. Nếu các bạn có thời gian thì tốt nhất là nên ở 3 ngày 2 đêm.
• Những điều tuyệt vời ở Bagan:
Không như ở một Yangon hiện đại và phát triển, Bagan là một Cố đô và đúng chất như tên của nó, một chút gì đó hoang sơ, cổ kính, sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc tôn giáo và tuyệt tác của thiên nhiên. Bagan từng là Cố đô của một triều đại Pagan hùng mạnh – là Vương triều đầu tiên thống nhất các vùng lãnh thổ lại với nhau và tạo nên quốc gia Myanmar như ngày nay.
Cố đô Bagan nổi tiếng với “tuyệt tác” mang tên bình minh và hoàng hôn được thiên nhiên ban tặng. Bức tranh phong cảnh bình minh mở đầu cho một ngày mới sẽ đưa bạn về một trạng thái tĩnh, khi mà mọi sự sống ở Bagan bắt đầu hiện ra trước mắt. Lúc này, chỉ có những người bạn, chỉ có mặt trời và sương sớm, chỉ có bạn, có hơi thở của chính bạn, mọi thứ chìm trong sự tĩnh lặng mà chắc chắn rằng chưa bao giờ bạn cảm nhận được điều này
Để có thể trải nghiệm trọn vẹn cảnh bình minh và hoàng hôn ở đây, thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng 5h30 các bạn có mặt; buổi chiều là 4h30 có mặt
Thường thì người ta hay chọn chùa Shwesandaw để ngắm bình minh và hoàng hôn, nhưng khi đến đây thì mình mới biết hiện nay nó đã đóng cửa hoàn toàn. Nhưng yên tâm đi, ở đây thường hay có các cậu trai, cô gái trẻ (mình gọi như thế này vì những cô cậu bé này nhỏ tuổi hơn mình) bán tranh, họ sẽ bảo bạn mua tranh để đổi lấy sẽ dẫn các bạn đến một ngôi đền nào đó để ngắm bình mình (cũng như hoàng hôn), giá mỗi bức tranh từ 15000-20000 kyats, nhưng mình chọn trả giá 5000 kyats cho họ và không mua tranh để được dẫn đi
Nói đến đấy thôi chứ review dài quá lại ngán các bạn ạ
➡️➡️Ăn gì ở Bagan?
Cũng như Yangon, cũng mỳ Shan cũng vài ba thứ khác, nhưng ở đây các bạn nên xuống Old Bagan thì gặp được nhiều tiệm hơn đồ ăn mang tính local hơn. Nếu ai ở khu Nyaung như mình thì có thể đi xuống đoạn đường Thi Ri Pyitsaya 4 đây là khu tập trung quán xá ăn uống ở Nyaung. Ở đây có một quán Pub tên Bagan Zay, các bạn nên tới đây thưởng thức bia Mandalay đi kèm là đĩa đậu phụng miễn phí ngon cực kì ngoài ra thì anh chủ ở đây nấu ăn cực kì ngon nhé. Và giá cũng tầm 3000-5000 kyats cho mỗi bữa
➡️➡️Mua gì ở Bagan?
Như mình nói thì Myanmar nổi tiếng về trang sức là các loại đá quý và nhất là đá cẩm thạch. Ở Bagan, vòng trang sức và đồ lưu niệm bán rẻ hơn so với lại Yangon và bạn vẫn có thể trả giá thoải mái nhé không sợ bị đập đâu và nên đến Shwezigon Pagoda để mua
Một chiếc vòng tay ban đầu họ sẽ có giá tầm 10.000 – 15.000 kyats. Nhưng các bạn có thể trả xuống 4.000-5.000 kyats (mua cỡ 4-5 cái rồi trả vậy nhé hihi)
➡️➡️Trở về Yangon
Thường thì sẽ có lịch trình là Yangon – Bagan – Mandalay – Inle – Yangon. Nhưng mình chỉ đi đến Bagan nên sẽ review như vậy thôi
Như lúc đi, xe trung chuyển sẽ đến hotel bạn ở và đón bạn ra bến nhưng bạn phải báo với lễ tân khách sạn và nhờ người ta gọi cho nhà xe để họ đến đón chứ không là không ai biết đâu ạ
? ? Tổng kết:
Với lịch trình như vậy: 5 ngày 4 đêm sẽ là đủ với các bạn. Tham khảo thêm ở một số Blogger khác thì 8 ngày 7 đêm các bạn có thể đi thêm Inle lake và Mandalay.
◾️Chi phí: vé máy bay: 4tr-5tr vé khứ hồi (cái này mình tham khảo ạ)
◾️Di chuyển các tỉnh: 31 USD (cho khứ hồi Yangon – Bagan và ngược lại)
◾️Di chuyển trong Yangon: cái này tuỳ thuộc mức độ bạn sử dụng taxi và quảng đường, nhưng nó nằm trong vòng 2.500-3.000 kyats/lần
?Yangon:
◾️Vé chùa Shwedagon: 10.000 kyats
◾️Thuê hướng dẫn viên chùa Shwedagon: 15.000 kyats
◾️Di chuyển trong Yangon: cái này tuỳ thuộc mức độ bạn sử dụng taxi và quảng đường, nhưng nó nằm trong vòng 2.500-3.000 kyats/lần
◾️Ăn uống: 4000-6000 kyats/ bữa
?Bagan:
◾️25.000 kyats vé vào
◾️Thuê xe 6000 kyats/2 ngày/xe đạp (hoặc 16.000 kyats cho 2 ngày nếu thuê EB)
◾️Khách sạn: 12USD
◾️Ăn uống: 4000 kyats/bữa – 12000 kyats/ngày
◾️Thuê dẫn đến đón bình minh và hoàng hôn: 5000 kyats/lần – 2 lần 10000 kyats
◾️Longyi mua ở Bagan: 8000 kyats
? ?Chú ý:
◾️Người Myanmar kiêng kỵ việc xoa đầu nên tránh động chạm vào phần đầu của họ
◾️Chỉ bắt tay khi họ chủ động
◾️Nên mang dép hoặc sandal để tiện tháo vào tháo ra khi vào chùa
◾️Quần dài, áo kín vai, không mang déo, không mang tất, không đội mũ là trang phục khi vào Chùa
◾️Mang thêm kem chống nắng nếu sợ nắng
◾️Càng mang ít đồ theo càng tốt, vì đi bộ khá nhiều nên mang một túi bỏ nước là đủ
Đây là những trải nghiệm mà mình có được và mình viết dựa trên những những gì mình cảm nhận. Mỗi người sẽ có cách nhìn nhận, có mục đích và có những câu chuyện riêng. Dựa vào mục đích của chuyến đi, dựa vào những gì bạn muốn đạt đến mà bạn sẽ tìm cách để đạt được lấy nó mà có kế hoạch riêng cho mình. Mình đi vì công việc, không phải vì sự cần kiệm để có một chuyến đi “ít tốn nhất”, đối với mình du lịch là phải thoải mái, là học hỏi là tiếp thu những tinh hoa văn hoá ở những nơi mình đến. Số tiền bỏ ra nhiều ít tuỳ thuộc vào cách chi tiêu mỗi người, có lúc mình bỏ ra tận 500.000 để ăn một bữa, nhưng có lúc chỉ dành ra 100.000 để ăn một ngày, đó là tuỳ theo mục đích và buổi ăn đó để mình nhận được những gì. Cho nên việc chi phí cho chuyến đi mình chỉ bàn về vé, tiền ở, đi lại đó là những chi phí chắc chắn phải được tính đến, những chi phí còn lại các bạn tự lên budget cho mình nhé!
Chúc các bạn Enjoy bài viết và góp ý giúp mình nhé!
Chùa Shwedagon (Shwedagon Pagoda)Thành phố cổ Baganbaganbaganyangonyangonmyanmar
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.