Khi đến với thành phố biển Đà Nẵng bên dòng sông Hàn thơ mộng và tôi tin rằng các bạn không thể bỏ qua một nơi đó là bán đảo Sơn Trà. Nơi cư trú của loài vooc chà vá chân nâu được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài linh trưởng. Loài này khá nhát nên bạn có rất ít cơ hội để ngắm nhìn trực tiếp chúng với một khoảng cách gần, thường phải quan sát qua ống kính nhìn xa. Hội nghị cấp cao APEC 2017 Việt Nam đã chọn hình ảnh loài này để làm logo đại diện và quà lưu niệm cho bạn bè quốc tế. Nếu đi Sơn Trà cơ hội để có thể quan sát được chúng thì thường là vào buổi chiều tầm từ 3-5 giờ chiều, đi đoạn trên đỉnh Bàn Cờ, cung đường đi bãi Đá Đen, Suối Ôm những đoạn này núi cao, cây cổ thụ nhiều, ít người qua lại. Hoặc đơn giản nhất là chạy theo các nhiếp ảnh gia họ hay đi săn ảnh vooc nên sẽ có cơ hội được thấy tận mắt cao hơn.
Hải Vân Quan được biết đến với cái tên " Thiện Hạ Đệ Nhất Hùng Quan " được vua Lê Thánh Tông đặt cho, là vị trí trọng yếu của các triều đại phong kiến. Cũng tại đây có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt nên thơ ca điển hình như bài ca " Tàu Anh Qua Núi ". Đặt chân đến đây bạn sẽ thấy được nét đẹp của lịch sử và nét đẹp thiên nhiên mang lại. Một ngày trên đỉnh đèo sẽ như bốn mùa, buổi sáng sớm có nét tươi mới của mùa xuân, buổi trưa cái oi ả của mùa hè, buổi chiều một chút se se lạnh, gió heo mây của mùa thu và buổi đêm với những màng sương giá lạnh của mùa đông. Một trải nghiệm thú vị khi đến đây vào buổi chiều ngồi nhâm nhi tách cafe ngắm từng dải mây vắt trên lưng chừng núi. Buổi tối cắm trại nơi đây có lẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất, ngồi bên bếp lửa đỏ với bữa tiệc nướng, cùng chén rượu cay ngắm thành phố Đà Nẵng và cả thị trấn Lăng Cô. Lưu ý cho các bạn đến đây chúng ta biết ơn những nét đẹp này mang lại và tận hưởng thì hãy nhớ giữ gìn, đừng lấy đi thứ gì ngoài những bức ảnh, đừng bỏ lại gì ngoài những dấu chân.
Hoàng hôn và bình minh là thứ mà tôi yêu thích nhất ở mảnh đất Đà Nẵng thân yêu, nơi tôi học tập và làm việc. Hoàng hôn được tôi ngắm nhìn ở những địa điểm khác nhau, mỗi nơi nó sẽ gắn liền với một câu chuyện. Chẳng hạn địa điểm này cũng có nhiều bạn biết nhưng lại rất ít biết đến câu chuyện của nó. Cây cầu trên dòng sông Cổ Cò, phía trước chùa Quan Thế Âm ( thuộc núi Kim Sơn của Ngũ Hành Sơn) trước kia cây cầu nối liền hai bên sông nhưng do dòng chảy biến đổi làm cho cây cầu nằm bơ vơ nó giống như một chuyện tình bị đứt đoạn giữ chừng bỏ lại bao nỗi vấn vương u sầu. Cũng có thể một người đứng bên này sông người bên kia sông nhìn thấy nhau nhưng sao chẳng thể đến được với nhau. Đây là nơi mà tôi thường xuyên đến đây ngồi thư giãn nhấp chén rượu cay mỗi khi hoàng hôn buông xuống và ánh đèn được thắp lên.
Đón Giáng Sinh ở Phần Lan ??❤️Phải gần 3 năm mới được về thăm lại quê nội ( Phần Lan) nơi quê hương của ông già Noel sinh ra ( Lapland) . Nhà mình chỉ ở Helsinki thôi để hưởng cái lạnh -17 độ C khi mà chỉ bỏ găng tay ra một vài phút chụp ảnh là tay đã tê cóng. Đến sông và biển cũng đóng băng. Bên ngoài tuyết rơi nhưng vào đến trong nhà thì ấm áp vô cùng. Đón giáng sinh ấm áp bên gia đình thân yêu ?. Một vài tấm hình lưu lại làm kỷ niệm những ngày ở Phần lan.
P.s: Trong thời gian dịch bệnh mình thấy người Phần Lan họ cũng tuân thủ đeo khẩu trang ? chứ không như lời đồn nói rằng người châu Âu không thích đeo khẩu trang. Ra đường thấy 100% người dân đeo khẩu trang. Hihih
Ngũ Hành Sơn được hình thành từ 5 ngọn núi tượng trưng cho ngũ hành, trong đó ngọn Thủy Sơn là lớn nhất và có nhiều công trình nhất ở nơi ngọn Thủy Sơn có hai vị trí mà bạn không thể nào bỏ qua khi đến đây. Thứ nhất là Vọng Hải Đài nhìn về phía biển, nếu bạn có thể đi vào một sáng sớm mùa hè thì đây có lẽ là nơi ngắm bình minh đẹp nhất nhì ở Đà Nẵng. Thứ 2 là Vọng Giang Đài nhìn về phía sông Cổ Cò con sông nối giữa Hội An và Đà Nẵng ngày xưa, ở đây vào một chiều thu hay đầu đông sẽ có một cảm giác se se lạnh của gió, một chút buồn của ánh hoàng hôn sắp xuống núi. Mình ở đây vào một ngày cuối đông của năm ngắm hoàng hôn nơi đây thật tuyệt, kỷ niệm sẽ không thể nào quên.
Thanh Bình Vũ bình luận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa - Mõm Tà Xùa