Blog Lăng Ông Bà Chiểu - Lăng miếu thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt
cover

Lăng Ông Bà Chiểu - Lăng miếu thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt

avatar
Việt Quốc Phạm dot Thứ 4, 18/05/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Giữa Sài Gòn sầm uất, tấp nập nhưng vẫn có nhiều góc trầm mặc, tĩnh lặng dành cho những ai thích tìm về sự bình yên, giản dị. Lăng Ông Bà Chiểu là một địa điểm như thế. Nơi đây được mệnh danh là một trong những ngôi lăng miếu cổ xưa bậc nhất tại Sài Gòn.
Lăng ông bà Chiểu là một trong những lăng miếu cổ xưa bậc nhất Sài Gòn. Lăng Ông Bà Chiểu tọa lại tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, thế nhưng Lăng Ông Bà Chiểu lại được bao quanh bởi tận 4 con đường đó là: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức, ngay sát chợ Bà Chiểu.
Đây là khu đền và ngôi mộ đôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt – Tổng trấn thành Gia Định lúc xưa và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Ngoài lăng mộ của ông bà, còn có 2 ngôi mộ của hai cô hầu nằm bên ngoài khuôn viên lăng. Một mộ ở đường Trịnh Hoài Đức, mộ kia ở đường Lê Văn Duyệt (trong khuôn viên Trường Cán bộ TP.HCM).
hình ảnh
Cái tên "Lăng ông bà Chiểu" xuất phát từ việc khu lăng miếu nằm sát bên cạnh chợ bà Chiểu nên thường được gọi như vậy. Do tục lệ kiêng cữ tên nên không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “Lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để gọi địa điểm này.
Tả quân Duyệt là một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Ông phục vụ dưới 2 triều vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng. Ông sinh năm 1763 tại Định Tường (nay là Tiền Giang). Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội Gia Định, cùng chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định Thành.
Tuy nhiên, dưới thời vua Minh Mạng năm 1835 đã xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An. Kết cục, Lê Văn Duyệt bị buộc tội “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Khi này ông đã mất, vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ, dựng bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Mãi đến đời vua Thiệu Trị (năm 1841), ông mới được giải oan, trụ đá được dẹp bỏ, mộ ông được đắp lại cao và rộng hơn.
hình ảnh
Bàn thờ chánh điện Tả quân Lê Văn Duyệt
Lịch sử lăng mộ Ông Bà Chiểu bắt đầu từ 1848, khi khu lăng mộ về cơ bản được xây dựng xong. Năm 1914, Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập. Việc cúng tế miếu lăng Ông Bà Chiểu được tổ chức hằng năm và công tác trùng tu cũng được thực hiện nhiều lần. Ngày 06/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Tổng quan Lăng Ông Bà Chiểu gồm 3 phần, đó là Cổng Tam Quan, Bia đá và Miếu thờ.
Cổng Tam quan đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trên cổng là dòng chữ Hán, dịch ra là “Thượng Công miếu”, nghĩa là Thượng Công - một chức quan lớn thời xưa. Từ cổng Tam quan đi qua một khu vườn cảnh sẽ vào khu lăng chính.
hình ảnh
Cổng Tam quan
Nhà bia là nơi đặt bia đá ghi nhớ công đức của Tả quân. Nơi đây được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường lát gạch và lợp ngói âm dương. Trên bia đá được khắc chữ Hán “Lê công miếu bi” ca ngợi công lao của tướng Lê Văn Duyệt đối với nhân dân và triều đình. Trước bia đá đặt đôi hạc vàng cưỡi rùa, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn loài.
hình ảnh
Bia đá ca ngợi công ơn Tả Quân Lê Văn Duyệt
Lăng mộ là công trình được xây dựng đầu tiên trong lăng, vì thế đây cũng là nơi cổ nhất. Phần mộ gồm 2 ngôi mộ song táng: Tả quân bên phải (hướng từ nhà bia nhìn vào) và vợ là bà Đỗ Thị Phận bên trái. Mộ lăng Ông Bà Chiểu được gọi là mộ “quy”, vì có hình dáng như con rùa đang nằm. Bao quanh mộ là bức tường dày bằng đá ong, thông ra sân đốt nhang đèn.
hình ảnh
Lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phận
Khu miếu thờ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng tướng Lê Văn Duyệt. Với kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ vô cùng tinh xảo, khu miếu thờ là nơi đẹp nhất trong toàn bộ khuôn viên.
Khu miếu thờ
Kiến trúc công trình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn các chi tiết chạm trổ gỗ, khảm sứ, tạc đá hay, ngói âm dương mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính . Màu sắc chủ đạo ở khu miếu thờ là vàng và đỏ, trông khá rực rỡ và cực kỳ bắt mắt.
Các chi tiết kiến trúc nổi bật
Theo tìm hiểu của tôi thì Lăng miếu Ông Bà Chiểu rất thiêng. Mọi người hay tới đây cầu xin tài lộc hoặc xin cầu bình an. Khi đến đây mình cảm thấy rất là bình yên, tâm hồn rất thoải mái.
Hàng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ ông Lê Văn Duyệt long trọng vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mồng 1 và 2 tháng 8 âm lịch, thu hút nhiều người đến tham quan. Lưu ý rằng khi đến chốn tâm linh linh thiêng nơi đây thì các bạn hãy mang trang phục lịch sự, đi nhẹ nói khẽ, không xả rác để không làm anh hưởng chốn tâm linh thanh tịnh này.
Việt Đăng Di
hồ chí minh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 25/12/2022
Love
0 Bình luận
avatar
Việt Quốc Phạm

Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
14 Người theo dõi
9 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.