Chùa toạ lạc tại 19/9, Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, Tp. Hồ Chí Minh.
Cứ vào độ tháng 9 tháng 10 hàng năm, cây hồng nhà mình lại điểm xuyết bởi màu cam đỏ của quả chín. Năm nay dịch không đi được Đà Lạt ngắm hồng, chợt nhận ra ngay trong vườn cũng có một Đà Lạt bé xíu xiu. Hồng nhà mình chín đỏ ngọt thơm, hạt giòn, còn nếu ăn quả chưa chín thì vô cùng chát nhé. Mùa thu của các bạn thế nào, hãy cùng chia sẻ nhé!
Paris - Pháp 2010
Ngày này đúng 11 năm trước mình đi châu Âu và Paris là điểm dừng chân đầu tiên của mình .
Cái cảm nhận lạ lẫm đầu tiên ở xứ này là thời tiết, khá là khô, và lạnh chính vì lẽ đó mà chỉ sau khoảng vài tiếng đến Pháp là mặt mình bị nổi đỏ hết lên kiểu như bị dị ứng thời tiết đó. Mình chưa có kinh nghiệm đi du lịch nên không mang thuốc . Đành ngồi nhà mất một hôm. Đối với mình có lẽ Paris chưa thực sự ấn tượng với mình lắm vì không được đi khám phá nhiều. Đến bảo tàng Louvre thì hôm đó lại nghỉ đóng cửa ( không biết lý do ) ra dạo dưới chân tháp Eiffel một lúc thì trời chuyển gió mà lại âm u nữa ???. Vậy là hai anh em rủ nhau đi ăn Phở bò Việt Nam ... Đi chụp ảnh trên cây cầu khoá tình yêu . Đi con xe vespa được ông anh chở đi khắp các con đường đẹp trong thành phố. Khám phá các điểm tham quan như nhà thờ Đức Bà, rồi ra khỏi quảng trường Concorde hai anh em đi về đại lộ Champs-Elysées, nơi có Khải Hoàn Môn, đồi Montmartre cũng là một điểm du lịch có rất đông người tham quan .
Hy vọng lần tới có dịp đi lại Pháp chắc chắn sữ phải khám phá nhiều hơn ??
Chùa Mía là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. Ban đầu, chùa có quy mô nhỏ, được xây dựng từ xa xưa[2]. Năm 1632, Phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng là Ngô Thị Ngọc Diệu (còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Dong) thấy miếu bị hoang phế điêu tàn nên đã cùng cha mẹ và người dân các làng thuộc tổng Cam Giá (tức Tổng Mía) cùng nhau tôn tạo lại. Phi tần Ngọc Dong vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An) trong Tổng Mía, nên được người mến mộ gọi là "Bà Chúa Mía", đồng thời đã tạc tượng đưa vào phối thờ ở chùa và còn có đền thờ riêng. Về sau chùa được tu bổ nhiều lần, song đến nay quy mô tôn tạo thời Bà chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu, có nghĩa là ngôi chùa "Phúc lành dài lâu". Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
PÙ LUÔNG ĐANG VÀO MÙA LÚA CHÍN CỰC ĐẸP, ĐỂ KHÔNG BỎ LỠ CHUYẾN ĐI HÃY LIÊN HỆ ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC LÀM CẦU NỐI CHO MỌI NGƯỜI ĐẾN VỚI ĐẠI NGÀN PÙ LUÔNG YÊN BÌNH VÀ THƠ MỘNG NÀY NHÉ!
TRÂN TRỌNG!
#dulichnghiduongpuluongthanhhoa
#checkinpuluong
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng.
Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý. Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Diễn (Tổ Cua) đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.
Thanh Bình Vũ bình luận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa - Mõm Tà Xùa