new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

avatar
Thiên Thư dot Thứ 3, 10/01/2017
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Trải dài khắp ba miền của Việt Nam, có biết bao những thắng cảnh thiên nhiên, những địa điểm du lịch "hot" để mọi người trong gia đình cùng đi với nhau. Nhưng có một điều đặc biệt ở Việt Nam, đó là, người dân dù ở tỉnh nào, thành phố nào hay cả miền nào đi nữa cũng sẽ dành chọn ngày đầu năm để đi hành hương, lễ phật. Có lẽ niềm tâm linh đã in sâu vào mỗi người con Việt Nam, người dân cho rằng đi chùa đầu năm có thể dước lộc năm mới, mọi điều suôn sẻ đồng thời cầu bình an cho người thân.

 

Có biết bao ngôi chùa lớn nhỏ, khác nhau những quan trọng người dân thường chọn những ngôi chùa nổi tiếng nhiều người biết, hay những ngôi chùa có tiếng linh thiêng. Cùng xem qua những ngôi chùa vừa nổi tiếng, vừa linh thiêng ở Việt Nam mà bạn và gia đình nên đi trong dịp tết nguyên đán này nhé.

1. Chùa Một Cột (Hà Nội)

Chùa Một Cột hay còn được gọi với cái tên là chùa Diên Hựu, tọa lạc tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, đặc biệt được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên. Đồng thời, ngôi chùa này cũng là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Tương truyền, năm 1049, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên là Diên Hựu. Hàng tháng cứ đến ngày Rằm, mồng Một nhà vua lại đến đặt lễ cầu phúc, vì thế hình ảnh này biến thành hình ảnh hiện hữu trong đời sống văn hóa tâm linh dân tộc. Trải qua bao thăng trầm, từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ, chùa Một Cột vẫn là địa điểm linh thiêng nhiều người đến cầu phúc.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

2. Chùa Thiên Trù (Chùa Hương) - Hương Sơn (Hà Tây)

Chùa Thiên Trù - hay quần thể di tích chùa Hương, ngoài ra nó còn có tên là chùa Trò, chùa Ngoài. Theo truyền thuyết, xưa có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây, đã đóng quân nghỉ tại thung lũng có chùa này và cho quân lính thổi cơm ăn. Ngẫu nhiên nhà vua quan tâm đến thiên văn địa lý khu vực chùa, thấy ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (Bếp Trời), một sao chủ trong Tử vi nấu nướng về sự ăn uống, nhân đấy nhà vua đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù, còn thung lũng là thung lũng Phụ Mã.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Đường vào chùa Hương trên con suối đầy sắc hoa mùa xuân

Chỉ cách Hà Nội khoảng 60 km, ven bờ sông Đáy, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, chùa Thiên Trù được biết đến như quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, khi xung quanh xuất hiện với hàng chục những ngôi đền, đình, chùa. Đáng chú ý hơn là tấm bia cổ dựng vào năm 1686, ghi dấu việc nhà sư Viên Quang có công sửa sang động báu Hương Tích và xây dựng ngôi chùa Ngoài. Trong đó, có 2 ngọn tháp: tháp Thiên Thủy - một khối nước mua bào mòn và tháp Viên Công xây bằng gạch cổ. Vào những dịp đầu năm thường có diễn ra lễ hội Chùa Hương khá nổi tiếng. 

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

3. Chùa Dâu (Bắc Ninh)

Có một ngôi chùa mệnh danh là cổ xưa nhất trong các chùa ở Việt Nam, đó là chùa Dậu nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Ngôi chùa này được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ III. Chùa còn có tên khác như Thiền Định, Duyên Ứng, Pháp Vân. Không chỉ là ngôi chùa lâu đời nhất mà ngôi chùa này còn gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, đã được xếp hạng di tích lịch sử năm 1962.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

4. Chùa Côn Sơn (Hải Dương)

Côn Sơn là một vùng núi đất và sỏi kết, cao xấp xỉ 200m, rộng trên 1km vuông, vùng đất này kết hợp với phong cảnh u tịch. Những cảnh quan tự nhiên được tôn tạo thành thắng cảnh. Đến Côn Sơn, bạn có thể tự mình thưởng ngoạn hay khám phá nhiều địa điểm có giá trị khác nhau, nổi bật trong đó là Chùa Côn Sơn.

Chùa Côn Sơn ngụ dưới chân núi Côn Sơn có tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Với nhũng gía trị của mình, ngôi chùa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

5. Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km, chùa Bái Đính là một quần thể chùa linh thiêng và khá là nổi tiếng khắp dải đất Việt Nam. 

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Ngoài ra, ngôi chùa này được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam như: chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều tượng La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn phía tây Hoa Lư tứ trấn, nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

6. Chùa Báo Quốc (Thừa Thiên - Huế)

Chùa Báo Quốc ban đầu được gọi với cái tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" có ghi dòng chữ : "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề". 

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Năm 1824, vua Minh Mạng lấy lại tên chùa Báo Quốc. Đến năm 1940, trường Cao đẳng Phật học được mở tại chùa Báo Quốc, và chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni cho đến ngày nay.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

7. Chùa Đại Tòng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Là một trong những ngôi chùa lớn nhất đất nước, sở hữu bức tranh phong cảnh hữu tình, cùng sự ấm áp bởi luôn đông đảo các du khách phật tử đến thăm, Chùa Đại Tòng Lâm hẳn là địa điểm không thể thiếu trong chuyến hành trình tới Vũng Tàu nói riêng mà còn còn là điểm đáng đi trong dịp nguyên đán sắp tới cho bạn.

Thuộc huyện Tân Thành của Bà Rịa Vũng Tàu, cách Tp. Hồ Chí Minh chưa đến 100km, ngoài cái tên chùa Đại Tòng Lâm, người ta cũng hay gọi nó là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Với quy mô và tầm quan trọng của mình. Nằm trong khuôn viên rộng 100 hecta, ngôi chùa nắm trong tay nhiều kỷ lục Việt Nam có thể kể như: có ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam, tượng phật nhiều nhất Việt Nam, pho tượng Phật Di-lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam,...

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Ngôi chùa được xây dựng với mục đích biến nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ tăng ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoàng pháp độ sinh. 

8. Chùa Giác Lâm (TP.HCM)

Trải qua hàng trăm năm, dù trải qua những cái tên khác nhau như: chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Thì đến ngày nay, chùa giác Lâm vẫn là ngôi chùa có kiến trúc tiêu biểu cho kiểu chùa Nam Bộ. Nằm ở quận Tân Bình, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh, là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam.

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Chùa có tất cả 133 pho tượng bằng danh mộc được sơn son thếp vàng. Tất cả những pho tượng, các bộ bao lam, bàn ghế, bài vị, các tháp mộ cổ... đều được chạm khắc cực kỳ tinh xảo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

9. CHÙA BÀ - TÂY NINH

Tọa lạc trên núi Bà Đen, chùa Bà Đen hay chùa Bà, thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa nằm ở độ cao 986 mét so với mực nước biển. Ngôi chùa này gắn liền với núi Bà Đen huyền thoại nên mỗi khi đến dịp lễ vào tháng giêng, lễ vía Bà, chùa Bà Đen được nhiều người đến thăm viếng và cầu nguyện bởi ý nghĩa tâm linh.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Chùa Bà ở Tây Ninh nằm trong khu núi Bà Đen là địa điểm nổi tiếng được nhiều người ghé thăm vào dịp lễ tết

Có câu chuyện gắn liền với sự tích nàng Lý Thị Thiên Hương xinh đẹp. Vào một ngày nọ, một vị hoà thượng trụ trì đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái làn da bánh mật xinh đẹp hiện ra nói rằng : ” Ta đây họ Lý , khi 18 tuổi bị bọn cường hào ác bá rượt bắt nên té xuống núi chết. Nay ta đã đắc quả, xin hoà thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm “. Vị hoà thượng cảm thương bèn đi tìm xác cô, đem về chôn cất. Sau này, thượng quốc công Lê Văn Duyệt nghe câu chuyện, đã thay mặt vua , phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị ” Linh Sơn Thánh Mẫu “, ngự ở núi Bà Ðen ngày nay ở Tây Ninh. Kể từ đó, chùa Bà Ðen trở thành một ngôi chùa thần bí, linh hiển, luôn được người dân đến nguyện cầu được bình an, no ấm.

Đi đâu lễ phật mùa tết Nguyên Đán

Ảnh: Internet

Tư liệu: tổng hợp