new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

avatar
Ngọc Anh dot Thứ 5, 01/12/2016
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú còn nguyên vẹn ở Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Nếu có dịp đi du lịch Hà Nội, các bạn nên dành chút thời gian để tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đây hứa hẹn nhiều điều thú vị cho các bạn.

Quần thể di tích này nằm trên diện tích là 54.331m gồm hồ Minh Đường, vườn Giám và Nội Tự được bao bọc bởi những bức tường gạch vồ. Bốn mặt di tích đều là phố: phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phố Nguyễn Thái Học (phía Bắc), phố Tôn Đức Thắng (phía Tây), phố Văn Miếu (phố Đông).

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Giữa những ồn ào và vội vã, Văn Miếu Quốc Tử Giám uy nghiêm, yên tĩnh nằm cách xa khỏi cuộc sống xô bồ và bận rộn. 

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Nếu bạn chọn đi phương tiện cá nhân, từ Hồ Gươm, bạn đi theo đường Tràng Thi, rẽ sang cửa nam, đi qua Nguyến Khuyến để đến Văn Miếu và vòng ra cổng trước tại đường Quốc Tử Giám. Một lưu ý nhỏ cho các bạn đó là đường Quốc Tử Giám là đường một chiều nên các bạn phải chú ý nếu không muốn phạm luật nhé. Gía vé giửi xe máy ở đây thường là 5000 VNĐ/lượt. Hoặc đi xe bus bắt xe 34 và số 09 rồi hỏi bác tài xe hướng dẫn cách vào miếu.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Tới đây đầu tiên bạn không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc tinh tế sơn thủy hữu tình. Phía trước cổng lớn vào là tứ trụ (bốn cột lớn). 

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Dọc theo chiều dài phía Tây của Văn Miếu - Quốc Tử Giám du khách được chiêm ngưỡng vườn giám. Nơi đây có nhà bát giác, cây cảnh, cây thế, non bộ...

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Đi tiếp vào bạn sẽ được tham quan 5 khu vực trong Nội tự, mỗi khu được giới hạn bởi các tường gạch vồ và có các cửa thông nhau, một cửa chính giữa và 2 cửa phụ hai bên.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng thấy khu thứ nhất (nhập đạo) được bắt đầu từ cửa Văn miếu đến cửa Đại trung; cửa Đại trung ba gian lợp ngói. Hai bên cửa đại trung là hai cửa nhỏ Thành Đức và Đạt tài. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Đi qua Đại trung môn là một con đường chạy thẳng đến Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc độc đáo là biểu tượng của lịch sử Hà Nội. Bạn sẽ ấn tượng với không gian nơi này.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Đi qua Khuê Văn Các du khách sẽ nhìn thấy khuôn viên giếng Thiên Quang và khu vườn bia Tiến sĩ. Nét mềm mại của cửa tròn Khuê Văn Các tượng trưng cho trời, nét cứng rắng của giếng Thiên Quang vuông tượng trưng cho đất. Tạo nên sự hài hòa trời đất, của phong thủy tạo nên điểm độc đáo cho Quốc Tử Giám.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Vườn Tiến sĩ với 82 bia tiến sĩ được dựng từ năm 1484 đến 1780, khắc các văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam. Bia được dựng hai, mỗi bên 41 bia, ở giữa giếng Thiên Quang, mặt bia đều quay về phía giếng.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Đi thẳng tới khu thứ tư là Đại Thành môn - khu điện thờ. Cửa Đại Thành là điểm mở đầu cho những khu vực có kiến trúc chính của di tích, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền,.. Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng lát gạch Bát Tràng gọi là sân Đại Bái. Sau Đại Bái Đường, song song là tòa Thượng Điện kín đáo và tối hơn Đại Bái, tạo cho nơi đây một không khí thâm nghiêm, u tịch. Đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Cuộc hành trình khám phá của bạn sẽ kết thúc tại khu thứ 5 - Đền Khải Thánh. Là khu Thái Học - trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam .

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Văn miếu Quốc Tử giám thường mở cửa hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ từ tháng 11 đến tháng 3 và 7 giờ 30 đến 18 giờ vào những tháng còn lại. Vé vào cổng là 10.000 - 20.000 VND/lượt. Tuy nhiên bạn nên đến đây vào các ngày tết âm lịch từ mùng 2 - 6 tháng giêng, để dễ dàng gặp những ông đồ mặc áo the, đội khăn xếp, từ người già râu tóc bạc phơ tới những thanh niên với mực tàu, giấy bản.

Hành trình khám phá trường học đầu tiên của Việt Nam

Một vài lưu ý đối với các bạn du lịch muốn đến đây đó là không nên chạm vào các hiện vật. Đặc biệt là không được sờ đầu rùa, vẽ, đứng, ngồi lên bia tiến sĩ.

Không nên mặc trang phục hở hang, không có hành vi thiếu văn hóa.

Giữ gìn vệ sinh, không trèo cây, bẻ cành, hái hoa, giẫm lên cỏ, chỉ được chụp ảnh nếu được sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích.

Các bạn nên mang theo máy ảnh để chụp hình thoải mái nhé, và đừng quên mang theo tư trang cá nhân.