new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

avatar
Ngọc Anh dot Thứ 2, 16/01/2017
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Đón Tết cổ truyền ở một quốc gia khác - tại sao không? Cùng gia đình du lịch đến một đất nước khác, trải nghiệm hòa mình vào không khí đón Tết nơi đó sẽ là một kỷ niệm rất đáng nhớ, hãy thử xem rằng Tết của "hàng xóm" chúng ta có gì đặc biệt và thú vị nhé, biết đâu đọc xong bạn sẽ lên kế hoạch đón Tết xa nhà năm nay.

Tập tục đón Tết Nguyên Đán nay chỉ còn ở một số quốc gia khu vực Châu Á. So với tết ở phương Tây thì Tết Nguyên Đán kéo dài hơn, nhiều hoạt động lễ hội cũng như phong tục tập quán đặc trưng cho mỗi vùng miền, mỗi quốc gia chứ không đơn thuần chỉ là sum họp gia đình. Màu sắc của Tết Nguyên Đán ở từng quốc gia rất đa dạng và mang sự thú vị riêng, cùng Gody tìm hiểu Tết Nguyên Đán ở các quốc gia khác như thế nào nhé!

Trung Quốc

Tập tục đón Tết Nguyên Đán của Việt Nam chịu hưởng từ nên văn hóa Trung Hoa, và không khó để đoán rằng nơi Tết Nguyên Đán diễn ra hoành tráng nhất là ở Trung Quốc.  Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội quan trọng nhất năm tại Trung Quốc, vào những ngày cuối năm theo lịch âm, khắp mọi nơi ở đất nước rộng lớn này đều tưng bừng chào xuân, không khí đâu đâu đều rất vui vẻ, náo nhiệt, nhiều lễ hội được tổ chức, các phong tục tập quán của người dân từ đó cũng hiện lên rõ nét hơn. Có thể nói rằng, Tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội quan trọng nhất năm tại Trung Quốc, không khí ở khắp mọi nơi trong những ngày đầu năm đều rất tấp nập vui vẻ

Bạn có thể thử trải nghiệm đón Tết ở thủ đô Bắc Kinh náo nhiệt hay thành phố cổ Bình Dao (tỉnh Sơn Tây). Có một nhắn nhủ với bạn rằng, nếu muốn trải nghiệm trọn vẹn vị Tết cổ truyền thì những thành phố cổ là lựa chọn hoàn hảo nhất. Không gian cổ kính, lịch sử lâu đời cùng những con phố nhuốm màu thời gian được trang trí đèn lồng đỏ rực rợ, mùi vị của Tết Nguyên Đán chưa bao giờ trọn vẹn và đậm đà đến thế.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Những thành phố cổ với những dãy phố được trang trí lung linh bởi hàng trăm lồng đèn đỏ luôn là hình ảnh đặc trưng nhất cho Tết cổ truyền Trung Hoa

Cáp Nhĩ Tân - thành phố ở tỉnh Hắc Long Giang cũng là điểm đến sáng giá. Vào thời điểm tết đến xuân về, thành phố sẽ tràn ngập ánh sáng lung linh với lễ hội hoa đăng chào đón năm mới. Với những bạn yêu thích hoa thì Quảng Châu lại là thành phố lý tưởng hơn hết, hội hoa xuân ở đây rất nổi tiếng không chỉ với người dân địa phương mà còn cả với khách du lịch nước ngoài. Du khách tới hội hoa thường được tặng những phong bao lì xì đỏ thay cho lời chúc may mắn trong dịp đầu năm.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Hội hoa xuân với những công trình hoa và trang trí bắt mắt luôn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và du xuân

Một điểm đáng lưu ý là việc di chuyển tại Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán khá khó khăn và phức tạp. Ngoài nhu cầu di chuyển của người dân về nhà ăn Tết, các tuyến đường sắt còn đón một lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi đổ về, vì vậy bạn nên đặt vé tàu xe và nơi ở từ sớm để không mất nhiều thời gian.

Mông Cổ

Tết âm lịch của người Mông Cổ có tên Tsagaan Sar, còn được gọi là tết Tháng Trắng, có ý nghĩa kết thúc mùa đông dài lạnh lẽo, bước sang một năm mới với khí hậu ấm áp hơn, cây cối đơm chồi, vạn vật sinh sôi, thời điểm khởi đầu trồng trọt chăn nuôi cho một năm mới đến.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Lễ Zolgokh - một phong tục đặc trưng trong ngày Tết của người Mông Cổ

Cuộc sống du mục của người dân Mông Cổ luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ với tất cả du khách ưa trải nghiệm khám phá. Nếu có cơ hội đón tết cùng các gia đình Mông Cổ, chắc chắn rằng đó sẽ là một cái Tết đặc biệt và khó quên nhất trong nhật ký hành trình trải nghiệm của bạn. Một tập tục năm mới của người dân Mông Cổ đó là khi tới thăm họ hàng, người khách phải làm lễ Zolgokh, từng người cầm khăn Khadag đặt trên tay gia chủ và nói câu "Bác sống bình yên chứ" Tết nhà mình đang chuẩn bị có tốt không?". Gia chủ sau đó sẽ hôn hai bên má người khách đến thăm, tặng một khoảng tiền nhỏ giống như tiền lì xì ở Tết Việt và mời uống ba lần rượu. Khi ra về, người khách cũng sẽ tặng gia chủ một món quà nhỏ thay cho lời chúc năm mới an lành.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Món ăn Tết Nguyên Đán Mông Cổ khá đặc biệt với thịt bò, thịt cừu, sữa dê, sữa ngựa lên men và mỳ vằn thắn.

Buuz - món bánh nhân thịt cừu là món ăn truyền thống ngày tết Mông Cổ. Không giống như tết Việt với những món ăn truyền thống như bánh chưng hay củ kiệu dưa hành, món ăn Tết Nguyên Đán Mông Cổ rất khác biệt, gồm có thịt bò, thịt cừu, sữa dê, sữa ngựa lên men và mỳ vằn thắn. Một điều rất thú vị là các gia đình Mông Cổ luôn để sẵn đồ ăn trong nhà, dù gia chủ vắng nhà du hành vẫn có thể ghé vào dùng bữa, sau đó để lại tiền cảm ơn hoặc một dấu hiệu cho gia đình.

Du lịch Mông Cổ vào dịp tết, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng hoặc trực tiếp trải nghiệm các lễ hội, cuộc thi đặc trưng cho mùa tết ở đây như đua ngựa, bắn cung,...

Hàn Quốc

Một trong những điều hấp dẫn nhất kéo du khách đến với Hàn Quốc vào dịp Tết cổ truyền đó là ẩm thực. Người Hàn Quốc chuẩn bị các món ăn truyền thống cho Tết rất đa dạng và cầu kỳ, thú vị nhất là bàn thờ đêm giao thừa có đến trên dưới 20 món. Một số món không thể thiếu trong ngày tết ở Hàn Quốc là tteokguk (canh bánh gạo), galbijjim (thịt hầm), japchae (miến trộn rau), yakgwa (món tráng miệng truyền thống)...

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Bàn thờ cúng giao thừa của người Hàn Quốc rất cầu kì với hơn 20 món ăn khác nhau

Bảo tàng, cung điện và các công viên đều mở cửa phục vụ du khách xuyên suốt dịp tết, song song đó là các chương trình, sự kiện văn hóa được tổ chứng từng bừng chào đón năm mới. Bạn sẽ thấy những trò chơi dân gian Hàn Quốc mà chúng ta hay thấy trên phim cổ trang được thể hiện rất sinh đậu qua các lễ hội truyền thống như thả diều, bập bênh, đá cầu, ném cung tên vào bình,...

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Du khách du lịch Hàn Quốc vào dịp tết sẽ được chiêm ngưỡng những trò chơi dân gian rất sinh động

Có nhiều lựa chọn thích hợp để bạn và gia đình tham quan vào dịp Tết ngay tại thủ đô Seoul như cung điện Gyeongbokgung, làng cổ Hanok, Bảo tàng Lịch sử Seoul, Miếu thờ Hoàng gia Jongmyo...

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Cung điện và các đền thờ là địa điểm lý tưởng để bạn chụp những bức hình lung linh mang đặc trưng của Tết Hàn Quốc

Nhật Bản

Nhật Bản trước đây cũng đón Tết cổ truyền giống như Việt nam và Trung Quốc, song từ năm 1873 đến nay do chính sách "Tây hóa" của vua Minh Trị thì Nhật Bản đã chuyển sang đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch. Dù thế nhưng Tết của người Nhật bản vẫn giữ được nét truyền thống rất riêng, không bị hòa lẫn và mai một theo thời gian. Nếu bạn muốn tận hưởng hương vị tết trầm lắng, không ồn ào và nhẹ nhàng thì Nhật Bản là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Dù chuyển sang đón tết Dương lịch nhưng Tết cổ truyền ở Nhật Bản vẫn luôn giữ được bản sắc rất riêng, không bị mai một theo thời gian hay chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào

Không tiệc tùng thâu đêm hay chen lấn xem pháo hoa, đêm giao thừa ở Nhật bản bạn có thể thong dong nếm thử món mì sợi dài toshikoshi-soba giống như người Nhật, sau đó đến thăm một ngôi đền hoặc chùa để cầu nguyện an lành cho năm mới, nhâm nhi rượu amazake được phát cho người dân tại các đền thờ Thần đạo Shinto rồi rút quẻ đầu năm, thế là bạn đã có một đêm giao thừa và ngày đầu xuân rất Nhật Bản. Một số đền chùa nổi tiếng ở Nhật Bản dịp tết mà bạn nên ghé thăm là đền Thiên Hoàng Minh Trị ở Tokyo, đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, Sumiyoshi Taisha ở Osaka...

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Theo người Nhật Bản, một bát mỳ toshikoshi-soba vào ngày đầu năm sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn và an lành

Đừng quên mua cho mình và gia đình một chiếc Fukubukur, có nghĩa là chiếc túi may mắn, bên trong có một món đồ vật bất kì. Giá của fukubukuro thường rẻ hơn so với mặt hàng trong túi, nhiều cửa hàng tại Nhật Bản cũng có chương trình giảm giá nhân dịp năm mới.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Fukubukuro - chiếc túi may mắn với đồ vật ngẫu nhiên bên trong là món quà hoàn hảo nhất cho người thân của bạn vào dịp năm mới

Ngoài ra tại các đền thờ hay chùa còn rất nhiều các vật phẩm bạn có thể mua về làm quà cho gia đình và bạn bè như bùa may mắn, thiệp mừng năm mới. Thú vị nhất là những tấm bưu thiếp của Nhật Bản có in dãy số bốc thăm may mắn đầu năm, giải thưởng có thể là tiền hoặc đặc sản địa phương.

"Hàng xóm" của Việt Nam đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Trong ngôi đền luôn có chỗ để du khách có thể ghi ước nguyện của mình vào những tấm quẻ gỗ và treo chúng lên, đây được xem như một việc làm câu may vào năm mới

Xuân này cùng gia đình du ngoạn đón Tết ở một quốc gia khác thử xem, chắc chắn chuyến đi sẽ rất đáng nhớ với muôn vàn điều đặc biệt, qua đó mới thấy được cùng là một lễ hội nhưng các nước Châu Á lại khoác lên mình những phong tục rất đỗi khác nhau, nơi nào cũng có nét đặc sắc riêng, rất đáng để trải nhhiệm.

Có thể bạn quan tâm:

Tư liệu: Internet
Hình: Internet