Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em khác nhau. Và nhiếp ảnh gia người Pháp - ông Réhahn đã chụp chân dung của 40 dân tộc trong quá trình hoàn thiện bộ ảnh của ông. Những bức ảnh của ông giới thiệu đến thế giới cái nhìn chân thật về con người cũng như văn hóa của đất nước hình chữ S thân thương này.
Đằng sau từng bức ảnh là từng câu chuyện, vui có, buồn có với ông Réhahn những năm tháng "thám hiểm" Việt Nam. Với xã hội ngày càng phát triển hơn, ông sợ rằng một ngày gần đây thôi, nhiều dân tộc thiểu số sẽ khó lòng giữ lại những phong tục văn hóa truyền thống của họ.
Mặc dù sinh ra và lớn lên tại Pháp, hiện giờ ông Réhahn đang sinh sống với gia đình ngay tại Hội An, Việt Nam.
Ông gọi tên dự án ảnh này của mình là "Precious Heritage Collection" tạm dịch là "Bộ sưu tầm của những di sản quý giá".
Để có được những tư liệu ảnh này quả thực không hề dễ dàng.
Ông dự đoán sẽ còn phải "lăn lộn" thêm 2 năm trời nữa để chụp nốt 14 dân tộc thiểu số cuối cùng. Những dân tộc này thậm chí người Việt còn ít biết đến và có khi còn chưa nhìn thấy họ bao giờ.
Thi thoảng, ông mất 2 ngày chỉ để tìm được những bản lảng ẩn sâu trong núi rừng.
Điều trở ngại nhất đối với ông là nhiều bản làng, dân tộc không tồn tại trên bản đồ. Ông không thể tìm được bất kì tư liệu nào về họ (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) ngoài những cái tên.
Khi đã đến được nơi ở của một bộ tộc, ông Réhahn thường ở lại vài ngày, nghe các trưởng làng, già làng kể chuyện và chụp lại những khoảnh khắc sinh động của họ.
Ông tâm sự rằng ai cũng thế, mắt họ lúc nào cũng sáng rỡ khi được đem bộ lễ phục truyền thống ra khoe.
Không ít những già làng tâm sự rằng họ rất buồn vì thế hệ trẻ không còn giữ được những tập tục truyền thống đẹp.
Bị bắt kịp bởi xã hội hiện đại, thế hệ kế tiếp dường như không còn muốn bảo tồn những giá trị đã quá "cũ" đối với họ.
Đây là nguyên do chính gây nên "sự biến mất" của các dân tộc thiểu số.
Nhưng đây cũng chính là động lực thúc đẩy ông Réhahn hoàn thành bộ ảnh tư liệu đặc sắc này.
Thông điệp nhiếp ảnh gia này muốn gửi đến mọi người là hãy chung tay cứu lấy nhiều nên văn hóa lâu đời.
"Dường như một phần lịch sử đã ngủ quên trong quá khứ và chúng ta không còn muốn đánh thức cái lịch sử đầy vẻ vang ấy nữa".
Lấy ví dụ người dân tộc Brâu hiện chỉ còn 397 người rải rác khắp Việt Nam.
Người phụ nữ trên là người cuối cùng biết cách may đồ truyền thống của dân tộc Ơ Đu. Dân tộc này hiện tại chỉ còn lại 500 người trên toàn thế giới.
Ông Réhahn cho biết gần như tất cả các dân tộc thiểu số đều quý trọng di sản văn hóa cha ông họ để lại...
...điều không phải ai cũng làm được.
Thế hệ trẻ nhiều khi còn tỏ ra thờ ơ với điều này.
Réhahn tin rằng qua bộ ảnh của ông, mọi người sẽ thức tỉnh trước thực tại đáng báo động này.
Ngoài lưu lại những bức ảnh chân dung đầy giá trị, ông Réhahn còn sưu tầm những bộ lễ phục truyền thống của từng dân tộc ông gặp được.
Dự định không xa của ông là mở một viện bảo tàng nhỏ tại Hội An, trưng bày những kỉ vật, tài liệu về 54 dân tộc Việt Nam.
Và xa hơn, ông muốn giới thiệu cho toàn thế giới biết đến những dân tộc này.
Ảnh: Réhahn
Tư liệu: Internet
{( data[0]?._source?.title || '' )}
{( (data[0]?._source?.province?.title && `${data[0]?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data[0]?._source?.country?.title || '' )}
Kinh nghiệm du lịch {( data[0]?._source?.title || '' )}
{( (data[0]?._source?.province?.title && `${data[0]?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data[0]?._source?.country?.title || '' )}
Tạo tài khoản để có thể nhận ngay các ưu đãi hấp dẫn dành cho thành viên đến từ các đối tác của Gody.vn dành cho cộng đồng.