new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

icon Theo dõi
10 Quốc gia
38 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi

Hỏi đáp
Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý. Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Diễn (Tổ Cua) đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.
Chùa toạ lạc tại xã thiện trí, Thiện Trí, Cái Bè, Tiền Giang
Trải qua hàng trăm năm, dù kiến trúc bên ngoài có thay đổi nhưng nội thất vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa xưa.
Thiên Hậu Cung hay còn được biết với tên gọi là Chùa Bà Thiên Hậu, gọi tắt là chùa Bà, hay miếu bà Thiên Hậu; hiện tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đây là ngôi miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Chùa Bửu Long, tên chính thức là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, là một ngôi chùa tọa lạc trên một ngọn đồi bên sông Đồng Nai tại địa chỉ số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.
Trở lại Đà Nẵng sau hơn 1 năm ghé với mục tiêu là viếng cảnh Chùa.
Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là chùa Phước Hải Tự. Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa. Chùa toạ lạc tại 73 Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM.
Chùa tọa lạc tại 212/158 Nguyễn Văn Nguyễn (đường Nguyễn Hữu Cảnh cũ), bên bờ Hoàng Sa của kênh Nhiêu Lộc, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được lập vào khoảng đầu thế kỷ XX ở một vùng đất mới.
Chùa toạ lạc tại 196 Lê Lợi, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TP.HCM. Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Cho đến nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia các Khóa Tu Phật Thất Khóa Tu Mùa Hè, Khóa Tu Sinh Viên, Khóa Tu Thiếu Nhi.
Chùa PHÁP ĐẠT tọa lạc tại 30/2 ấp Đông Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM