new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

icon Theo dõi
10 Quốc gia
38 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi

Hỏi đáp
Chùa được xây dựng từ năm Nhâm Dần, 1902 là một trong những ngôi chùa có vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung. Chùa đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ. Chùa được xây ở phía tây cuả Đàn Nam Giao, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Chùa tọa lạc ở số 36 đường Thanh Hải, thôn Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông được Thiền sư Từ Lâm khai sơn vào cuối thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1649 – 1687). Đến đời vua Gia Long, ngài Đạo Thành – Thanh Chứng đã tổ chức trùng tu chùa. Chùa đã được trùng tu nhiều lần về sau. Đại đức Thích Huệ Phước trụ trì hiện nay đã trùng kiến ngôi chùa thanh tịnh, trang nghiêm.
Chùa tọa lạc ở triền núi Hoàng Long, đường Trần Thái Tông, phường Thủy Xuân, TP. Huế. Chùa được lập vào cuối đời vua Gia Long. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng thờ quý của thế kỷ 19 như bộ tượng Thập Điện Minh Vương, mỗi tượng cao 0,44m làm bằng nan tre và đất sét, phủ sơn, thếp vàng.
Chùa tọa lạc ở thôn Dương Xuân Hạ I, xã Thủy Xuân, Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa Huyền Không an tịnh tại thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, nằm cách chùa Thiên Mụ gần khoảng 3 km về hướng tây.
Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế; hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chùa ban đầu có tên là Ấn Tôn, tính theo năm (1695) hoàn tất và đưa vào sử dụng cho đến nay đã hơn 300 tuổi. Tên gọi Từ Đàm có được từ thời Thiệu Trị, năm 1841 khi đó chùa được trùng tu và đổi tên. Chùa được xây dựng gồm gồm ba phần, trước là cổng tam quan, chùa chính và phía sau là nhà Hội.
Chùa Ba La mật do Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận lập ra vào năm 1886 ở thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang sau khi đã treo ấn từ quan. Ngài xin xuất gia ở chùa Từ Hiếu, làm đệ tử của ngài Hải Thiệu Cang Kỷ. Sau đó về nhà xây một ngôi chùa trong vườn để tu hành. Những pháp tử thuộc các thế hệ sau tiếp tục trùng tu như ngài Viên Thành, ngài Trí Thủ và chùa trở thành một trong những ngôi chùa trang nghiêm ở Huế.
Chùa Kim Sơn tọa lạc trên đồi Lựu Bảo, thôn Lựu Bảo, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa nằm phía Tây thành phố Huế, bên bờ bắc sông Bạch Yến. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, là hậu thân của chùa Bảo Sơn, được khai sơn ở đất Thuận Hóa vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687).Ngôi chùa hiện nay xây mái kiểu trùng thiềm điệp ốc, giữa hai tầng mái có các bức phù điêu về sự tích đức Phật Thích Ca, trên nóc trang trí lưỡng long chầu pháp luân. Điện Phật bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca, hai bên có tượng Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Địa Tạng; phía trước có thờ tượng Tiêu Diện và Hộ Pháp.
Chùa còn gọi là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Chùa chính thức khởi lập năm 1601, đời chúa Nguyễn Hoàng và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.Một biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa chính là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Chùa toạ lạc tại thị xã An Nhơn, Bình Định. Ngôi chùa này hấp dẫn du khách và các phật tử không chỉ bởi yếu tố du lịch mà còn vì ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. Người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và rằng nơi nào có Ngọc Xá Lợi, nơi đó sẽ được Phật Tổ độ trì ban phúc. Hằng năm, chùa đón nhiều khách du lịch và các vị nguyên thủ quốc gia về thăm một phần cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ vô cùng am hiểu về phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.