new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

icon Theo dõi
10 Quốc gia
38 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi

Hỏi đáp
Lần trở lại này vẫn là viếng cảnh Chùa nơi đất võ
Chùa tọa lạc tai phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Chùa được xây dựng từ năm 1957. Tòa phạm vũ khang trang, mỹ lệ ngày nay được đại trùng tu và khánh thành vào ngày 01-01-2010. Chùa có tượng đức Phật A Di Đà cao 22m được an vi vào ngày 25-12-2015.
Tôi đã nhiều lần đến Huế, nhưng chưa có chuyến đi nào có chủ đích. Và lần này là chuyến đi nhằm khám phá những Ngôi chùa nơi kinh kỳ.
Chùa được thành lập năm 1898 do Hòa Thượng Trừng Phước khai sơn. Đã nhiều lần trung tu. Tọa lạc tại : 316 Phan Châu Trinh – Phường Bình Hiên
Chùa tọa lạc sau lưng Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bên bờ sông Hàn, thuộc phường Bình Hiên, Đà Nẵng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do nhân dân trong vùng xây dựng vào năm 1657, có tên chùa Long Thủ. Ngôi chùa hiện nay được xây lại vào năm 1961, đổi tên là chùa An Long.
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long, nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu, do Hòa Thượng Giác Phong ( người Quảng Đông, Trung Quốc) khai sơn vào thế kỷ 17, vào thời kỳ vua Lê Dụ Tông và có tên là Hàm Long Tự. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “ Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: “ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”.
Chùa TỪ AN toạ lạc tại 2/44 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Chùa toạ lạc tại thôn Tứ Tây, xã Thuỷ An, TP. Huế. Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1923) dưới thời vua Khải Định (1917-1925) do Đông Các Đại học sĩ, Nam tước, Thượng thư Thái Văn Toản, pháp danh Như Cơ, hiệu Thiện Khê, cùng phu nhân là bà Công Tôn Nữ Lương Cầm, pháp danh Thanh Thiện tạo lập.
Chùa tọa lạc bên đường Tam Thai, thuộc phường An Tây trên đường từ đàn Nam Giao đi về hướng Nam. Ngôi chùa nhỏ, nổi bật, vây quanh là những thảm cỏ xanh rì, bằng phẳng. Đó là ba khu mộ cải táng của những mồ mả không có thân nhân. Chùa Ba Đồn trước khi hình thành là khu đất làm nơi cải táng chôn cất các mộ phần không có thân chủ khi vua Gia Long xây dựng kinh thành năm 1803, xây đàn Nam Giao năm 1806 và quan quân, dân chúng tử nạn khi kinh đô thất thủ vào ngày 23 tháng 5 Ất Dậu (1885).
Chùa do Ngài Hưng Nghĩa khai sơn từ đời Vua Thành Thái (1889-1907). Đến đời vua Bảo Đại thứ 8 ban biển hiệu Sắc Tứ Từ Nhơn Tự. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian khắc nghiệt chùa đã nhiều lần xuống cấp và nhiều lần được trùng tu và sửa chữa đến tháng 9 năm 2006 chùa được tăng chúng tiến hành đại trùng tu. Sau hơn một năm thi công đến nay chùa đã hoàn thành với kiểu dáng chùa trùng thiềm điệp ốc gồm ba phần tiền đường trang trí chuông trống Bát nhã và thờ Hộ pháp-Tiêu Diện, chánh điện thờ Phật, Bồ tát và hậu liêu thờ chư tổ và tiền hiền hữu công.