Hỏi đáp Hướng dẫn Trek Everest Base Camp chi tiết toàn tập A-Z
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Dịch vụ visa
Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt

Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt

Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt
Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ

Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ

Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ
Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại

Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại

Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại
avatar
Trần Gia Bảo 0 quốc gia | 0 tỉnh thành

Hướng dẫn Trek Everest Base Camp chi tiết toàn tập A-Z

Hướng dẫn chinh phục Everest Base Camp từ A-Z cho bạn nào muốn chinh phục cung này. Hành trình xa nhất, dài nhất và đáng nhớ nhất về miền tuyết trắng trong vòng 15 năm lang thang của mình - Everest Base Camp 5364m là trại nền cơ sở để các nhà leo núi nghỉ ngơi và tập luyện trước khi lên đường chinh phục nóc nhà thế giới 8848m, để lên đến trại phải mất 8 ngày đi đường, vượt quãng đường tổng cộng là 60km (Trung bình mỗi ngày đi khoảng 8-10km - Mình có Note đầy đủ số km phải đi mỗi ngày trong lịch bên dưới) - Ngoài ra các ảnh trong Album này đều là các ảnh quan trọng, mình cũng note kỹ nội dung trong từng ảnh cho các bạn dễ hình dung.

1 - Mùa nào thì nên đi leo núi ở Nepal: Ở Nepal có 2 tuyến nhiều khách leo nhất là Everest Base Camp 5364m (tuyến Lukla) và Anapurna Base Camp 4140m (tuyến Pokhara), mùa leo núi hàng năm là từ tháng 2-4 và 9-11 (Tránh tháng 5-6 rất nóng và tháng 7-8 mùa mưa) Tuyến Anapurna thì phong cảnh được đánh giá đẹp và hùng vĩ hơn rất nhiều tuyến Everest.

Everest Base Camp 5364m - Nơi đây hiện có khoảng 300 nhà leo núi đến từ khắp nơi trên thế giới ở lại luyện tập để chinh phục đỉnh Everest, thông thường họ sẽ nâng độ cao dần dần từ Camp 1 lên Camp 4 trong vài tháng trước khi Summit đỉnh. Độ cao của các trại lần lượt là Camp 1 (5943m) - Camp 2 (6400m) - Camp 3 (7162) - Camp 4 (8000m).

2 - Vé máy bay: Giá vé cơ bản của chặng HN - Kathmandu nếu book trong khoảng 1-2 tháng thì 600-700$, còn nếu Book trước 4-5 tháng thì giá là 500-550$ (Tất cả các chặng đều phải Transit qua Bangkok, Quảng Châu hoặc KualaLumpur từ 10h-20h - Các bạn ở SG thì giá vé sẽ rẻ hơn tầm 1,5-2tr) Mình quyết định đi trước khi hết mùa leo núi có 1 tháng, nên phải mua giá 700$ (Cả chiều đi và về đều có 30kg ký gửi, cái này quan trọng nhé, vì cả 2 chiều đều cần mang rất nhiều đồ nặng trên 20kg - Bạn nào book vé giá rẻ nhớ phải đặt cả hành lý ký gửi) Lưu ý: Khi Transit thì hành lý ký gửi sẽ chuyển thẳng từ HN đến Kathmandu nên bạn cần đồ gì để sử dụng trong sân bay thì nhớ cầm theo trong hành lý xách tay (Gậy leo núi phải ký gửi)

3 - Mua bảo hiểm/Xin Visa/TIMS Card/Permit: Vì Nepal ko có đại sứ quán Việt Nam nên việc xin Visa du lịch được cấp ngay tại quầy làm thủ tục nhập cảnh, giá Visa 15 ngày là 25$, giá 1 tháng là 40$ . Giá TIMS 2100 Rupee(20$) - Giá Permit 3400 Rupee (32$) (Giấy phép leo núi - Có ảnh trong Album này) Mua và làm thủ tục ngay tại Lukla
Mua bảo hiểm thì có 3 mức để chọn lựa, gói cao nhất chi trả 100% là 60$ (Bảo hiểm AIG) - Bảo hiểm này rất quan trọng nên mua vì kinh nghiệm cho thấy nhiều đồng chí Tây cao to vạm vỡ mà khi đến 5000m đã phải bay trực thăng xuống vì sốc độ cao (1 chuyến bay như vậy 3200$ nếu ko mua bảo hiểm)

4 - Tỷ giá đồng Rupee, đổi tiền USD: Tỷ giá 1$ = 105 - Ở Nepal ở 1 số cửa hàng có thể tiêu được cả $ hoặc Rupee nhưng tốt nhất bạn nên đổi Rupee để thanh toán thì đỡ bị thiệt hơn. Trung bình 1 ngày Trek bạn sẽ tiêu từ 15-20$ (Kể cả tiền KS) và 10-15$ cho Guider + Porter (2 người / porter) vì thế cứ nhân 25-35$/ngày với số ngày Trek của bạn (Đổi 500$ là đủ, thừa có thể về Kathmandu mua sắm) Có thể đổi ở ngay sân bay hoặc khu trung tâm Thamel có rất nhiều quầy đổi tiền dọc phố

5 - Thuê KS tại Kathmandu và trên đường Trek: Phòng ở Kathmandu thì đơn giản, các bạn có thể book trên Agoda trước với giá từ 10$-20$ trở lên tùy như cầu. Còn giá phòng KS trên tuyến Trek rất rẻ chỉ từ 1$ cho đến 4$ (Với điểu kiện ăn 2 bữa sáng,tối tại KS - Nhiều KS còn miễn phí phòng ngủ nếu bạn ăn 2 bữa tại KS)
- Lưu ý: Nepal ko có điện lưới 24/24, điện hầu như sử dụng điện năng lượng mặt trời để chiếu sáng - Chỉ có điện lưới vài thời điểm trong ngày (buổi trưa + buổi tối) nên các bạn bố trí xạc đủ cho các thiết bị trước khi đi.

6 - Các dịch vụ xạc điện, nước uống, tắm nước nóng: Khi bắt đầu chặng Trek thì toàn bộ các khách sạn trên núi là sử dụng điện năng lượng mặt trời, chỉ có duy nhất 2 chặng đầu Phakding và Namche là có ổ cắm điện trong phòng, còn từ các chặng sau muốn xạc là bạn phải trả tiền xạc ở quầy lễ tân, từ 250 Rupee (2$)/ xạc full/ thiết bị. Càng lên cao giá xạc càng tăng và giới hạn xạc chỉ được 1h do người cần xạc rất đông mà năng lượng điện chỉ có hạn (Giá 5$-10$/1h xạc) Chính vì thế trong chuyến đi mình phải mượn tổng cộng 15 cục xạc các loại của bạn bè để mang theo, đủ sử dụng trong 15 ngày Trek (Lưu ý chỉ mang theo cục xạc có ghi đủ dung lượng mAh trên xạc nếu ko sẽ bị hải quan sân bay thu - Mình bị thu mất 1 cục khi transit ở Thái Lan)
- Giá tắm nước nóng từ 250 Rupee (2$)-370 Rupee (3.5$)
- Các chặng đi đường bạn phải tự mua nước uống mang theo, tối thiểu mỗi ngày các bạn phải uống 2L nước để bù nước cho cơ thể và hạn chế sốc độ cao. Giá 1 chai nước 1.5L là 100 Rupee (1$) - Càng lên cao giá mua nước càng đắt, có thể lên đến 300 Rupee (2.8$)

7 - Đồ ăn: Đồ ăn ở Nepal chủ yếu là đồ ăn Tây phục vụ cho du khách nước ngoài (Pizza, Mỳ Ý Spaghetti, bánh PanCake, bánh mỳ Ốp la, bánh mỳ sữa, súp và vài món đồ ăn đặc trưng kiểu Ấn (hơi cay)... Mấy hôm đầu còn hào hứng ăn chứ mấy hôm sau nhìn thấy đồ ăn là ngán, vẫn phải cố ăn để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho hành trình ngày hôm sau. Từ Namche trở lên cao là vùng đất linh thiêng nên toàn bộ khu vực này ko được phép sát sinh, thịt tươi sống toàn phải chuyên chở bằng bò Yak từ sân bay Lukla lên các vùng cao mất nhiều ngày, nên chất lượng thịt thường được khuyến cáo là ko đảm bảo. Mỳ tôm trên này cũng rất khó ăn, nên bạn nào kén ăn nên chuẩn bị sẵn thịt hộp và mỳ tôm từ nhà đi là chuẩn nhất. Giá các món ăn càng lên cao càng đắt, từ 300 Rupee (3$) đến 800 Rupee (6.5$) / món - Ăn sáng thì tầm 400 Rupee (4$)

8 - Mua Sim và sử dụng Internet: Ở Nepal có thể mua sim của hãng Ncell giá 150 Rupee (1.5$) và mua thêm gói 1000 Rupee (10$ có 2GB Data) - Chỉ có thể sử dụng 3G từ Kathmandu cho đến chặng Tengboche là ko sử dụng được nữa. Từ chặng này lên đến Everest Base Camp nếu muốn dùng Internet phải cào thẻ Everest Link (giá càng lên cao càng đắt) - Ở Dingboche 4410m chỉ 1000 Rupee (10$) là có 500Mb Data, nhưng lên Lobuche 4930m giá 350 Rupee (3.5$) mà chỉ có 100Mb Data (Chặng Gorak Shep 5365m đi Everest Base Camp thì tuyệt đối ko có cách nào vào mạng được)
- Mạng Wifi thì hầu như ở khách sạn nào cũng có nhưng đã mua sim 3G rồi thì dùng vẫn rẻ hơn xài Wifi khách sạn vì giá từ 2-4$/h

9 - Giá mua Tour, giá thuê Guider/Porter: Giá mua Tour trọn gói từ các công ty du lịch tại Nepal dao động từ 1100$ đến 1300$ tùy dịch vụ ăn ngủ. Thông thường 1 Porter sẽ mang đồ cho 2-3 du khách với trọng lượng tối đa từ 20-25kg. Còn nếu tự đi thì giá thuê Guider 20-25$/ngày, giá thuê Porter 1500 Rupee (15$)/ngày (Chưa tính tiền Tip toàn chặng cho Guider và Porter ~5$/ngày) Porter có thể tìm thuê được từ Lukla hoặc Namche

10 - Mua đồ, thuê đồ ở Nepal, cần chuẩn bị gì khi đi Trek: Nếu thiếu đồ các bạn có thể mua hoặc thuê ở Kathmandu hoặc Lukla / Namche Bazar (điểm cuối cùng có bán đồ) - Các vật dụng quan trọng ko thể thiếu trong chuyến đi là gậy leo núi, găng ấm đi tuyết, quần áo Outdoor loại chống nước, kem chống nắng loại mạnh nhất, kính râm (rất quan trọng, phải đeo liên tục trong suốt hành trình vì càng lên cao ánh sáng mặt trời càng mạnh, rất hại mắt) - Ngoài ra nên có 1 đôi giày leo núi chống nước thật tốt, nên dùng loại cổ cao qua mắt cá chân để bảo vệ cổ chân khi xuống dốc (tránh trẹo chân) vì khi có chấn thương nào đó xảy ra là bạn có thể phải từ bỏ hành trình bất cứ lúc nào. Các bạn lưu ý khi mua đồ tại Nepal vì có rất nhiều đồ tên thương hiệu nổi tiếng bán tràn lan như Mamut, UnderArmor, Columbia, Marmot, Merrell, Patagonia, Nepa... nhưng thực tế chỉ là hàng China cắt bỏ tem tag, nếu ko có kinh nghiệm phân biệt hàng Outdoor xịn, xác định mua đồ tốt để dùng thì nên mua hàng VNXK từ ở VN sẽ rẻ hơn.

Đây là các đồ mình đem theo (15kg cho Porter vác và 5kg mang theo người):
- 1 đôi giày thấp cổ Columbia đi ở các vùng thấp và nóng bên dưới 25$
- 1 đôi giày cao cổ chống nước AllRounder 40$
- 1 quần Trangoworld 20$ + 1 quần Mamut 40$
- 1 áo lông cừu giữ nhiệt 15$ (Lớp Baselayer) + 1 áo nỉ Mountain HardWear 25$ (Lớp MidLayer)
- 1 áo khoác Merrell 45$ + 1 áo Nepa Extreme 40$ (Lớp Outterlayer chống nước)
- Xà cạp đi trek NatureHike 10$ + Đèn pin đeo trán NatureHike 20$
- Găng tay đi tuyết Scoyco MC15 20$ +Kính râm Oakley 20$ + Kính đi tuyết 4$
- 20 thanh Socola đắng, kẹo Chanh ngậm, thịt hộp, đồ cá nhân, thuốc chống sốc độ cao, 5 đôi tất
(Tổng cộng chi phí sắm đồ khoảng 300$ - Xem ảnh toàn bộ đồ mang theo ở trong Album này) Bạn nào ko có điều kiện sắm đồ ngon thì có thể mua đồ khác rẻ hơn có công dụng giữ ấm và chống nước tương đương là được :D quan trọng nhất là giày cần loại thật tốt nhé

11 - Bay nội địa Kathmandu - Lukla: Để bắt đầu hành trình bạn phải bay từ Kathmandu lên Lukla ở độ cao 2840m mất 30 phút. Đây là 1 trong 10 sân bay nguy hiểm nhất thế giới, đường băng chỉ dài vỏn vẹn 450m (Ngắn nhất thế giới) sân bay được đặt tên là Tenzing Hillary (2 người đầu tiên leo đến đỉnh Everest năm 1953) - Ở đây có rất nhiều các hãng hàng không như Buddha Air, Yeti Airlines, Simrik Air, Saurya Airlines, Tara Air... Giá vé từ 270$-300$ tùy hãng (Được mang theo 15kg hành lý ký gửi) - Lưu ý quan trọng: do tuyến bay này phi công nhận định hướng bay 100% bằng mắt thường, ko hề có radar nên các chuyến bay chỉ diễn ra vào buổi sáng và ko bị mây mù, toàn bộ các chuyến bay sẽ hủy nếu trời quá mù, nên bạn đến Kathmandu ngày hôm sau phải bay ngay nếu thời tiết đẹp, có nhiều hôm mây mù quá nhiều, hoãn toàn bộ các chuyến lên Lukla 2-3 ngày là chuyện bình thường. Còn bạn nào thừa thời gian muốn tiết kiệm tối đa chi phí có thể bắt xe Bus (15$) từ Kathmandu đi Jiri (190km) rồi trek lên Namche Bazar ^^ (Quãng đường trek 100km đi trong khoảng 5 ngày) Nhưng đi thế này thì hơi tốn sức cho chặng leo Everest và phải tự mang theo toàn bộ đồ từ Jiri :D

12 - Một số lưu ý dọc đường: Câu chào cửa miệng của người dân Nepal là Namaste, các bạn nên lịch sự chào lại. Ở Nepal đa số dân cả nước theo đạo Hindu, không được đứng ngồi lên các bảo tháp, gò Mã Ni, các khối đá xếp, các Stupa trên đường... Dọc đường Trek ở thung lũng Khumbu rộng hàng trăm km vuông nhưng hầu như ko hề thấy rác dọc đường lên, vì vậy hãy là những người đi du lịch có ý thức.

Lịch trình cụ thể, số km mỗi ngày phải đi (Visa 15 ngày)

Day 1: Hà Nội - Transit Bangkok 20h
Day 2: Bangkok - Kathmandu 1700m
Day 3: Kathmandu - Bay Lukla 2840m - Phakding 2640m (8km đi bộ)
Day 4: Phakding 2640m - Namche Bazar 3440m (10km đi bộ)
Day 5: Khám phá Namche Bazar - Trek Shangboche 3750m (4km đi bộ)
Day 6: Namche Bazar 3440m - Tengboche 3860m - Deboche 3720m (11 km đi bộ)
Day 7: Deboche 3720m - Dingboche 4410m (9km đi bộ)
Day 8: Khám phá Dingboche, làm quen độ cao 4k
Day 9: Dingboche 4410m - Lobuche 4930m (8km đi bộ)
Day 10: Lobuche 4930m - Gorak Shep - EBC 5365m - Gorak Shep 5140m (12km đi bộ)
Day 11: Gorak Shep 5140m - Kalapatthar 5554m - Lobuche 4910 - Pheriche 4240m = (8km leo Kalapatthar + 11km đi bộ)
Day 12: Pheriche 4240m - Namche 3440m (20km đi bộ)
Day 13: Namche 3440m - Phakding 2610m - Lukla (20km đi bộ)
Day 14: Lukla - Kathmandu
Day 15: Chơi bời mua sắm ở Kathmandu
Day 16: Kathmandu - Transit Bangkok 15h
Day 17: Bangkok - Hà Nội

Tổng cộng 12 ngày Trek trên núi, chi phí tạm tính

1. Visa: 25$
2. Bảo hiểm 60$
3. TIMS, Permit: 52$
4. Ngủ Kathmandu 2 đêm: 50$
5. Ngủ 10 đêm x4$: 40$ (2 đêm ở Namche 20$) = 60$
6. Ăn 12 ngày x 15$: 180$
7. Nước uống 12 ngày x2: 24$
8. Sim 3G + Internet: Mình up ảnh/clip liên tục nên hết ~4GB data = 50$
9. Mua thêm đồ ăn dọc đường, mua rau tự nấu 20$
10. Guider 12 ngày x 25: 300$+Tip 100$ (Đoàn 4 người chia 4 = 100$ / người)
11. Porter 12 ngày x 15: 180$+Tip 80$ (Chia 2 người/Porter = 130$ / người)
12. Vé máy bay khứ hồi Lukla: 270$

Tổng: 1.021$ (Chưa có tiền vé máy bay khứ hồi HN - Nepal)
- Chi phí chơi bời 2 ngày Transit ở Thái Lan 70$ (Bạn nào ăn ngủ ngay trong sân bay thì tiết kiệm được khoản này)
- Chi phí mua đồ cần thiết cho chuyến đi: 300$ (Quần áo, găng tay, đèn pin, gậy, kính, giày) tất cả đồ đoàn mình chuyến này đều được trang bị tại Shop đồ du lịch www.ArmyBox.Vn :D

Dưới đây là Review từng ngày của mình ^^!

- Ngày 0 ở Kathmandu: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153632778286491
- Ngày 1 ở Phakding: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153633409106491
- Ngày 2 ở Namche: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153635415766491
- Ngày 3 ở Namche: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153638022676491
- Ngày 4 ở Deboche: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153640005416491
+ Suýt bỏ cuộc: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153641232356491
- Ngày 5 ở Dingboche: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153642924611491
- Ngày 6 ở Dingboche: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153643759106491
- Ngày 7 ở Lobuche: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153646009551491
+ Cách EBC 4km: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153647325231491
- Ngày 8 ở Gorak Shep: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153653091646491
+ Ngày 9: https://www.facebook.com/faith.ttvn/posts/10153649886261491

Nguồn : Faith Ttvn - Box Du lịch
Ảnh : Trịnh Ngọc Sáng fb.com/faith.ttvn
3 Love
1 Bình luận
avatar
avatar
avatar
icon 0

bạn ơi, phần hình ảnh phía dưới của bạn mình chỉ xem được 8 hình, làm cách nào để xem được nhiều hơn ạ. mình thấy bạn úp +70 hình

Love
2 Trả lời
Câu hỏi mới nhất
Câu hỏi được nhiều người quan tâm
Câu hỏi cùng chủ đề