Hỏi đáp Đất trời Phú Yên - Xứ Nẫu
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Dịch vụ visa
Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt

Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt

Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt
Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ

Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ

Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ
Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại

Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại

Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại
avatar
Mai Nguyen 2 quốc gia | 9 tỉnh thành

Đất trời Phú Yên - Xứ Nẫu

Nghe đến cái tên Phú Yên, nghĩa là đất phú, trời yên, là giàu có và bình yên nhưng vùng đất ấy lại bão lũ thường xuyên. Có phải chăng là vùng đất giàu tình người và người dân bình dị.

Mình đến Phú Yên, chẳng mong chờ thấy hoa vàng cỏ xanh bởi đó chỉ là sản phẩm của truyền thông, mình biết rằng Phú Yên có nhiều điều hơn thế.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất miền trung nắng gió nên mình biết rằng đọc theo cái dải đất hẹp theo hình chữ S đó là những bờ biển xanh mơn man với sóng vỗ bờ đá đẹp mơ màng. Dừng lại ở vùng đất nào thì cũng níu chân ta lại ở vùng đất ấy, Phú Yên cũng thế, đầy nắng, đầy gió, đầy yêu thương trên những cung đường.

Mình kể bạn nghe về những cung đường của mình ngang qua Phú Yên nhé:
1. Xứ sở của cây xương rồng
Ai hỏi mình có thấy hoa vàng trên cỏ xanh không thì mình chỉ cười và cho họ biết rằng mình thấy hoa xương rồng rực rỡ trên nên cỏ xanh thôi. Bởi dải đất miền trung nắng gió thì đặc sản chính là nắng đến rát da, gió đến khô người và bão lũ triền miên, có những những loài cây khó mà đứng vững trong phong ba bão táp. Chỉ có một số ít loài cây, trong đó có xương rồng mặc gió bão, mặc nắng gió thì xương rồng cứ vươn lên trong cát, ít ai biết rằng hoa xương rồng rực rỡ và trái xương rồng ăn rất ngon. Nhưng để nhấm nháp được mùi vị của trái xương rồng thật không dễ dàng bởi quanh màu rực đỏ quyến rũ ấy là những chòm gai ôm quanh lấy trái, phải khéo léo chà hết gai, bóc hết lớp vỏ ngoài thì mới có thể an toàn cho vị ngọt ngào mát rượi ấy vào miệng, nếu không bạn có thể trầy tay, chảy máu.
Có phải chăng những gì ngọt bùi thường không dễ dàng có được mà phải nỗ lực như cây xương rồng kia.

2. Gành Đá Đĩa
Nói đến Phú Yên thì không thể không nhắc tới ghềnh Đá Đĩa. Cùng với Ireland, Tây Ban Nha và Scotland, gành đá dĩa tại Phú Yên – Việt Nam được xem là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất. Bởi kết cấu địa chất đặc biệt, gồm muôn vàn các hòn đá với đủ loại hình dạng như tròn, ngũ giác, đa giác … được xếp chồng lên nhau, hoặc dựng đứng thành hình cột như những chồng đĩa lớn một cách ngay ngắn tựa như có bàn tay của vị thần nào đó sắp đặt. Những ngày thủy triều cạn, bạn có thể bước theo bãi đá trải rông ra biển và nhìn ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong thiên nhiên khổng lồ.
Cứ đến đây vào buổi bình minh bạn sẽ bắt gặp được những khoảnh khắc đẹp nghẹt thở khi nhìn thấy từng đợt sóng tung tóe trên ghền đá rực lên màu vàng của ánh nắng đầu ngày, hay vào buổi nào bất kỳ trong ngày bởi từng góc của ghềnh, từng màu sắc của biển trời sẽ đem lại nhiều góc nhìn với cái đẹp khác nhau.

3. Gành Đèn
Cách gành Đá Đĩa ko xa là gành Đèn, là nơi có ngọn hải đăng được mệnh danh là một trong năm ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam nhưng không mấy người biết. Từ đây có thể nhìn bao quát cả một vùng mênh mông biển xanh phía đông và những đảo, những gành lớn nhỏ lô nhô phía nam cửa vịnh Xuân Đài.
Hải đăng gành Đèn thuộc loại đèn báo cửa, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phú Yên, định hướng ra vào vịnh Xuân Đài và vụng Chào.Với kích thước không lớn, kiến trúc của công trình này mang vẻ xưa cũ của những ngọn hải đăng Việt Nam nhưng có vẻ đẹp hài hòa cùng thiên nhiên.
Ngay bên phải của chân những bậc thang bước vào ngọn hải đăng bạn có thể thấy hai vách đá dựng đứng, ngay ở giữa có một tảng đá to bị kẹt giữa hai vách đá ấy khiến sóng biển xô vào dập dềnh tung bọt sóng trắng xóa nhìn tưởng chừng sóng biển đang cố xô ngã tảng đá ấy. Có một điều gì đó tưởng chừng rất chông chênh nhưng thực tế lại rất vững vàng nơi ấy.

4. Nhà thờ cổ Mằng Lăng
Các bạn có nghe chữ Mằng Lăng quen không, đó là cách đọc lệch từ “Bằng Lăng”, tên loài hoa tím mọc nhiều ở vùng đất này đó.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1892, đây từng là nơi dừng chân giảng dạy của giám mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ).
Nhà thờ thì xây theo kiến trúc Gothic nhưng điều đặc biệt là có hang thánh đường trong lòng một quả đồi nhân tạo phía bên phải trước mặt nhà thờ. Bắt đầu từ một lối vào nhỏ hình vuông kê bằng đá dẫn ta vào một không gian mở ra khá rộng lớn, mang tới cảm giác huyền bí với vòm hang và những chân trụ trông như những khối thạch nhũ ở các hang động lâu năm. Nơi đây hiện còn lưu giữ quyển sách cổ "Phép giảng 8 ngày" được in vào thế kỷ 17 tại Roma là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước mình đó.

5. Cầu gỗ dài nhất Việt Nam – cầu Ông Cọp
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa khi con người và con vật có thể hiểu ngôn ngữ của nhau. Trên núi Mỹ Dựa thường xuất hiện một đàn cọp, trong đó có ông Cọp Bạch. Một ngày, khi bà Cọp trở dạ khó sinh, ông Cọp đã lao xuống chân núi, chạy thẳng vào xóm Đồng Đò, xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ thường đỡ đẻ cho sản phụ trong làng. Nghe động, nhiều người dân chạy tới nhìn thấy ông Cọp nhưng không dám ngăn cản, mà chỉ biết quỳ lạy, thắp hương van vái xin buông tha cho bà mụ nọ. Nhưng ông Cọp lặng lẽ đưa bà mụ lên núi. Sau khi giúp bà Cọp sinh con, ông Cọp đưa bà đỡ xuống núi an toàn.

Ba đêm sau, ông Cọp Bạch mang xuống sân nhà bà mụ một con lợn rừng để tạ ơn. Một thời gian sau bà mụ rời xóm Đồng Đò xuống làng biển Phú Hạnh (bây giờ là Gành Đá Đĩa). Sau khi bà mụ qua đời, những ngày cuối chạp mỗi năm, người dân xóm Đồng Đò nhìn thấy dấu chân ông Cọp Bạch từ hướng núi Mỹ Dự vượt qua sông Bình Bá hướng ra cửa biển Tiên Châu, rồi xuống Hòn Bù để viếng mộ bà mụ. Cũng từ đó, ông Cọp Bạch xuống nằm dưới chân núi Mỹ Dự với dáng vẻ trầm buồn, ít lâu sau thì chết.
Tưởng nhớ ông Cọp Bạch hiền lành, biết quý trọng ân nhân cứu giúp vợ sinh con, người dân xóm Đồng Đò thời xưa rủ nhau lên núi đào đá, xếp thành miếu ông cọp để tôn thờ. Cây cầu gắn liền với miếu Ông Cọp nên tên cầu Ông Cọp cũng từ đó mà ra.

6. Nơi đón bình minh trên đất liền đầu tiên tại Việt Nam – Mũi Điện
Về lý thuyết, điểm cực đông trên đất liền Việt Nam thuộc địa phận Mũi Đôi tỉnh Khánh Hòa nhưng tùy thời điểm trong năm, Phú Yên có thể đón bình minh trước.
Sáng hôm ấy, từ hơn 4h mình đã lục tục chạy xe khoảng 25km rồi leo lên ngọn hải đăng, đi ngang qua những hàng dương tan tành sau cơn bão quét vừa rồi, đến nơi vẫn chưa thấy ông mặt trời đâu. Mới biết mặt trời cũng ngủ quên mất rồi.

Mà không phải, mặt trời không ngủ quên nhưng cô người yêu đỏng đảnh tên mây cứ lờn vờn không chịu đi rửa mặt nên chẳng thấy mặt trời đâu cho đến tận 6h thì ông ấy mới chịu ló đầu ra khỏi mây. Vừa ra khỏi mây thì cả mặt biển dường như nhuộm một màu vàng rực, những chiếc tàu đánh cá như điểm tô cho mặt biển yên bình, một vài cánh chim lướt qua trên bầu trời vàng rực khiến bức tranh buổi ban mai thật sống động.

Có lẽ mình sẽ quay lại một ngày khác trời trong hơn để bắt được khoảnh khặt mặt trời ló dạng sau mặt biển yên bình.

7. Những bãi biển thơ mộng
Đi dọc con đường ven biển, mình dừng lại trước bao nhiêu bãi biển có tên và không tên: bãi Môn, bãi Xép, bãi Bàng, bãi Long Thủy, bãi Phú Thường, bãi Từ Nham, bãi Tiên, bãi Rạng.. . Ngồi ngẩn ngơ ngắm sóng biển vỗ bờ trước cái bao la đầy thương nhớ để thấy Việt Nam mình đẹp quá chừng. Mỗi bãi biển lại có một nét đẹp riêng biệt không lẫn vào đâu được.

- Bãi Môn nằm ngay dưới chân Mũi Điện, bãi Môn có hình vầng trăng khuyết, cát trắng mịn, nước trong vắt như pha lê. Ở phía tây của Bãi Môn có một con suối nước ngọt. Sau khi len lỏi qua nhiều vách đá và khu rừng nguyên sinh Bắc Đèo Cả, con suối này chảy ngang qua bãi tắm rồi đổ ra đại dương mênh mông.

- Bãi Xép đẹp hoang dã với hai bãi đá đen bao bọc hai đầu bãi biển. Đây là phim trường của phân đoạn thả diều của những nhân vật nhí trong bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh". Từ trên đồi nhìn xuống là biển xanh, phía xa xa là Hòn Yến nhô lên như chiếc đuôi của một con cá mập đang bơi trong vùng biển lặng và ngay dưới chân là bạt ngàn những hoa xương rồng rực rỡ trong nắng.

- Gọi là bãi Tiên cũng đúng thôi, nằm yên mình trong vòng ôm của núi, phía sau một quả núi sừng sững bãi Tiên yên mình bên khúc cua đầy đẹp mắt. Người ta ví từng đợt sóng như chiếc váy của nàng tiên bồng bềnh, haiza, ví thế này thì quá lãng mạn, nhưng cái tên là thế rồi, mình chỉ biết ngẩn ngơ ngồi ngắm cô Tiên tung váy thôi.
Còn nhiều bãi đẹp nữa, các bạn cứ đi rồi sẽ thấy thôi à.

Phú Yên còn hoang sơ lắm, bình yên lắm, vậy mà thỉnh thoảng giữa các bãi biển, các gờ đá mình vẫn thấy rác chất đầy thành đống, những lon bia, những bao nilon, vỏ hộp thức ăn, muỗng, chén, dĩa nhựa... của những bạn cắm trại nơi này. Tụi mình cố gom đem ra ngoài, nhưng cũng chẳng thể nào gom sạch bởi tụi mình đến rồi đi, mà rác thì còn vương vãi khắp nơi.

Chỉ mong các bạn đến đây hãy giữ gìn sự hoang sơ và sạch đẹp ấy. Đừng để vài năm sau Phú Yên cũng “nát” như một số địa danh khác đã từng. Buồn lắm và đau lắm nếu ai thật sự yêu nơi ta đã từng qua.

I am Phuong Thu Thuy
0 Love
0 Bình luận
avatar
avatar
avatar
Câu hỏi mới nhất
Câu hỏi được nhiều người quan tâm
Câu hỏi cùng chủ đề