Bhutan
mask
Đã đi
Sắp đi
182 Gody-er đã đến

Bhutan

Bhutan, tên chính thức là Vương quốc Bhutan, là một quốc gia nội lục tại miền đông Dãy Himalaya thuộc Nam Á. Bhutan có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ về phía nam, đông và tây. Nhắc đến Bhutan thì đa số ai cũng nhớ đến những thông tin thú vị về quốc gia này như là Vương quốc Phật giáo cuối cùng trên thế giới, nơi của dãy Himalaya - nóc nhà thế giới và cũng là quốc gia có chỉ số hạnh phúc (GNH) cao nhất. Quan trọng Bhutan có nhiều yêu cầu riêng, quy định riêng nếu du khách nước ngoài muốn ghé thăm vùng đất linh thiêng này. Bởi du lịch Bhutan luôn hướng tới việc tôn trọng môi trường và phát triển du lịch theo xu hướng xanh nên rất nhiều du khách đều ao ước một lần đặt chân đến nơi này để cảm nhận sự bình yên nhẹ nhàng trong từng hơi thở.

Giới thiệu về Bhutan

Bhutan là vùng đất có sự liên kết văn hóa mạnh mẽ với Tây Tạng và nằm trên Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ. Văn hóa, lịch sử, con người, những nét đẹp tự nhiên và những bí mật tâm linh huyền bí của mảnh đất Bhutan luôn là những lý do thu hút nhiều du khách đều muốn ghé thăm nơi đây. Nhắc đến Bhutan là chúng ta đều nghĩ ngay đến một quốc gia sở hữu những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, một nền văn hóa Phật giáo lâu đời và những địa điểm du lịch tâm linh nức tiếng. 

Vì sao có tên gọi là Bhutan?

Hiện tại cũng chưa có thông tin chính xác nào để lý giải cái tên Bhutan. Tuy nhiên có một số giả thuyết cho rằng tên gọi này bắt nguồn bởi từ trong tiếng Phạn là “Bhoṭa-anta” nghĩa là "cuối của Tây Tạng", ám chỉ vị trí của Bhutan là cực Nam của cao nguyên và văn hóa Tây Tạng. Từ đầu thế kỷ XVII, tên chính thức của quốc gia Bhutan trong tiếng bản địa là Druk yul (nghĩa là: quốc gia của dòng Drukpa, Người Rồng hoặc Đất của Rồng Sấm). Còn tên Bhutan thì xuất hiện trong các thư từ, văn bản chính thức bằng tiếng Anh. Ngoài ra thì một số tên gọi tương tự Bhutan, như là Bohtan, Buhtan, Bottanthis, Bottan và Bottanter - đã bắt đầu xuất hiện tại châu Âu vào khoảng thập niên 1580. 

Các thông tin cần biết về Bhutan

  • Tên gọi: Vương quốc Bhutan
  • Khu vực: Châu Á
  • Diện tích: 38.394  km²
  • Dân số: 727.145 người
  • Ngôn ngữ: Tiếng Dzongkha (ngôn ngữ Hán - Tạng)
  • Tôn giáo: Phật giáo Kim cương thừa
  • Múi giờ: UTC+6
  • Mã điện thoại: +975
  • Tiền tệ: đồng ngultrum Bhutan (ký hiệu: BTN) và đồng rupee Ấn Độ (ký hiệu: INR)

Du lịch Bhutan có gì hay? có gì đẹp?

Bhutan là một quốc gia cô lập nhất thế giới, nằm giữa Trung Quốc với Ấn Độ và cũng được xem là một trong số ít quốc gia khá bí ẩn trên thế giới. Sở hữu nền văn hóa gắn với Phật Giáo lâu đời, môi trường sống không ô nhiễm với nhiều điều còn bí ẩn về người dân bản địa nên đã gợi lên rất nhiều tò mò khiến du khách rất thích thú lên kế hoạch du lịch Bhutan một chuyến. Không chỉ là văn hóa Phật giáo mà cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng những món ăn truyền thống, độc lạ của người dân Bhutan cũng vô cùng thú vị để du khách trải nghiệm.

Lịch sử

Dựa theo những tàn tích của các công trình kiến trúc đá hay những công cụ, vũ khí làm bằng đa thì người ta dự đoán rằng ở Bhutan có sự sống của con người cách đây 2000 TCN. Một số nhà sử học đặt giả thuyết rằng nhà nước của người Lhomon hoặc người Monyul - là cư dân nguyên trú của Bhutan đã có thể hiện diện trong khoảng thời gian từ 500 TCN đến 600 CN. Cũng không có nhiều tư liệu về lịch sử sơ khởi lúc xưa của Bhutan do hầu hết các ghi chép đã bị phá hủy do vụ hỏa hoạn tại cố đô Punakha vào năm 1827. Chỉ biết rằng đầu những năm thế kỷ X có nhiều phái Phật giáo xuất hiện ở Bhutan được các quân phiệt người Mông Cổ khác nhau bảo trợ. Sau khi nhà Nguyên bị diệt vong vào thế kỷ XIV, các giáo phái này đã tranh đua lẫn nhau để giành quyền tối cao và cuối cùng dẫn đến uy thế của Dòng Drukpa vào thế kỷ XVI.

Cho đến đầu thế kỷ XVII taik Bhutan đã gồm nhiều thái ấp tương tranh và được thống nhất bởi một lạt ma cùng thủ lĩnh quân sự người Tây Tạng là Ngawang Namgyal - là người đào thoát khỏi cuộc khủng bố tôn giáo tại Tây Tạng. Nhằm để giúp đất nước phòng thủ, chống lại các cuộc cướp phá không liên tục từ Tây Tạng thì Namgyal cho xây một hệ thống “dzong” vững chắc. Đến hiện tại bạn vẫn sẽ thấy ở Bhutan vẫn có rất nhiều “dzong” hoành tráng bề thế vẫn tồn tại. Sau khi Ngawang Namgyal mất vào năm 1651 nhưng được giữ bí mật trong suốt 54 năm thì Bhutan lâm vào tình trạng xung đột nội bộ. Đến năm 1711, Bhutan bước vào chiến tranh chống Đế quốc Mogul và phiên vương quốc Cooch Behar. Ngoài ra người Tây Tạng cũng tấn công  Bhutan vào năm 1714 nhưng không thành công.

Đến thế kỷ XVIII, Bhutan chiếm đóng thành công phiên vương quốc Cooch Behar. Năm 1772, Cooch Behar thỉnh cầu Công ty Đông Ấn Anh giúp đỡ đẩy lui người Bhutan. Sau đó một hòa ước được ký kết, theo đó Bhutan đồng ý rút quân về biên giới trước năm 1730. Tuy nhiên cũng có nhiều vụ chạm trán biên giới với người Anh diễn ra trong nhiều năm sau đó dẫn đến Chiến tranh Duar (1864 - 1865) với mục đích tranh giành kiểm soát khu vực đồng bằng và chân đồi gần biên giới Bhutan ngày nay. Sau khi Bhutan bại trận, một Hiệp định được ký kết giữa Ấn Độ thuộc Anh và Bhutan. Theo đó các khu vực này bị cắt nhượng cho Anh, toàn bộ hành vi thù địch giữa Ấn Độ thuộc Anh và Bhutan kết thúc từ đó.

Vào thập niên 1870, cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai thung lũng kình địch là Paro và Tongsa dẫn đến cuộc nội chiến tại Bhutan. Kết quả là thống đốc Tongsa chiến thắng và thống nhất quốc gia trong giai đoạn 1882 - 1885. Vào năm 1907, một hội đồng gồm các tăng lữ Phật giáo, quan chức chính phủ và thủ lĩnh các gia tộc trọng yếu nhất trí lựa chọn Ugyen Wangchuck - thống đốc Tongsa - là quốc vương thế tập của quốc gia. Đến năm 1910, Bhutan ký kết Hiệp ước Punakha, đó là một kiểu liên minh bảo hộ mà theo đó người Anh có quyền kiểm soát ngoại vụ của Bhutan. Hiệp ước này cũng ít có hiệu lực thực tế, không tác động đến quan hệ truyền thống của Bhutan với Tây Tạng. Sau khi Ấn Độ giành độc lập từ Anh vào năm 1947, Bhutan trở thành một trong các quốc gia đầu tiên công nhận Ấn Độ là quốc gia độc lập. Ngày 08/08/1949, có một hiệp ước được ký kết với nội dung Độ được quyền kiểm soát ngoại vụ của Bhutan giống như nước  Anh trước đó.

Năm 1953, Quốc vương Jigme Dorji Wangchuck của quốc gia Bhutan thành lập Quốc hội gồm 130 thành viên nhằm xúc tiến dân chủ trong cai trị. Năm 1965 thì lập Hội đồng Cố vấn Vương thất và đến năm 1968 thì thành lập nội các. Năm 1971, Bhutan được nhận vào Liên Hợp Quốc, giữ vị trí quan sát viên trong vòng 03 năm. Hệ thống chính trị của Bhutan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến và Quốc vương Jigme Singye Wangchuck chuyển giao hầu hết quyền lực hành pháp của ông cho Hội đồng bộ trưởng nội các và cho phép luận tội Quốc vương bởi đa số hai phần ba trong Quốc hội.

Địa lý

Bhutan là một quốc gia thuộc vùng Nam Á nằm tại triền núi phía Đông của dãy Himalaya hùng vĩ. Đất nước này có lãnh thổ phía Bắc giáp Tây Tạng (Trung Quốc) và phía Đông, Tây, Nam thì giáp Ấn Độ. Bhutan cũng nằm tách biệt với Nepal qua bang Sikkim của Ấn Độ, còn xa xa hơn về phía Nam thì tách biệt với quốc gia Bangladesh qua các bang Assam và Tây Bengal của Ấn Độ. Thimphu chính là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bhutan.

Vị trí địa lý của Bhutan có đặc điểm chính là không có đường thông ra biển mà nằm trọn trong vùng núi của khu vực Trung Nam Á. Vì được bao quanh bởi những dãy núi cao nên những triền núi hùng vĩ ấy dựng lên giống như một lớp lá chắn ngăn cách Bhutan với thế giới bên ngoài trong suốt quãng thời gian dài. Nhờ thế mà Bhutan đã sở hữu vô số những ngọn núi cao nhất chưa từng được chinh phục. Đỉnh cao nhất ở Bhutan là Kula Kangri có độ cao 7.554m so với mực nước biển và chiếm phần lớn lãnh thổ đất nước. Khu vực phía Tây là khu vực có nhiều con sông với thảm thực vật chủ yếu là cây lá kim và cũng thường hứng chịu những cơn sạt lở đất. Còn phía Nam của quốc gia này chủ yếu là rừng lá rộng cận nhiệt đới Himalaya phân thành các vùng đồng bằng nhiệt đới của sa mạc Terai – Duar và đồng cỏ. 

Được thiên nhiên bao bọc qua nhiều thế kỉ, lại luôn đặt thiên nhiên lên hàng đầu nên trong quá trình phát triển, phát triển thì thiên nhiên nơi đây không hề bị tàn phá hay ảnh hưởng gì. Vương quốc Bhutan cũng là đất nước duy nhất trên trái đất có lượng thải carbon đạt mức âm nhờ diện tích rừng bao phủ, trong đó chiếm 72% là rừng tự nhiên.

Khí hậu

Có địa hình trải dài từ những ngọn núi cao hùng vĩ, thung lũng sông băng sâu thẳm đến rừng nhiệt đới dày đặc nên khí hậu ở Bhutan rất đa dạng, khác biệt theo vĩ độ. Như là khí hậu cận nhiệt đới ở phía Nam, khí hậu ôn hoà trên các cao nguyên và khí hậu cực trên những đỉnh núi cao quanh năm tuyết phủ ở phía Bắc. Vì thế hầu hết người Bhutan đều chọn sinh sống ở miền Trung Bhutan vì nhiều rừng rậm, khí hậu quanh năm tương đối ổn định và có mùa hè mát mẻ và mùa Đông ôn hòa.

  • Mùa Xuân (tháng 3 - giữa tháng 4): ở Bhutan thì mùa Xuân khá ngắn chỉ từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4 với thời tiết ôn hòa mát mẻ. Trên sườn đồi thì tuyết đã tan và xuất hiện vô số bông hoa dại bao phủ khắp nơi. Do đó du khách hay lựa chọn thời điểm này để du lịch Bhutan cũng khá nhiều.
  • Mùa Hạ (tháng 5 - giữa tháng 9): bắt đầu vào giữa tháng 4 đến giữa tháng 9 với lượng mưa nhiều nhất là từ cuối tháng 6 trở đi do ảnh hưởng của gió tạo ra độ ẩm cao trên toàn quốc. Vì thế mà mùa hè ở Bhutan có nguy cơ xảy ra lũ khá cao, nhất là các vùng nông thôn, gây ảnh hưởng đến du lịch đường bộ và các chuyến bay nội địa. Dù độ ẩm cao, nhưng về đêm nhiệt độ vẫn xuống tương đối thấp, đặc biệt là ở các khu vực phía Bắc.
  • Mùa Thu (cuối tháng 9 - tháng 10): là lúc mà du lịch Bhutan đón lượng khách đông đúc chỉ sau mùa Xuân. Với những người muốn được ngắm nhìn tuyết rơi đầu mùa trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ thời điểm giao mùa thì hãy lựa chọn đi mùa Thu nhé.
  • Mùa Đông (tháng 11 - tháng 2): thời tiết vẫn có nắng nhưng nhiệt độ mùa Đông ở Bhutan thường xuyên xuống mức âm. Vùng Paro phía Tây Bhutan có nhiệt độ tận – 6°C vào tháng 1. Nhưng ở phía Nam và phía Đông thường có nhiệt độ cao hơn. Bất cứ nơi nào ở đây có độ cao trên 3.000 mét cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tuyết lớn, băng giá xuất hiện trên toàn quốc.

Văn hoá và con người

Tất nhiên không phải không có lý do mà nơi đây được mệnh danh là “Đất nước hạnh phúc nhất thế giới”. Có thể thấy người dân Bhutan ngày qua ngày tận hưởng cuộc sống yên ả, thanh bình đáng ao ước. Sinh sống trên mảnh đất Phật giáo, họ vô cùng coi trọng sự tử tế, thân thiện cũng như tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính phủ Bhutan đã thành lập riêng Bộ Hạnh phúc để chăm lo cuộc sống người dân. Khi ghé thăm Bhutan, du khách sẽ không bao giờ thấy cảnh người dân phải ngủ ngoài đường. Nếu mất nhà, họ có thể đến gặp Quốc vương để xin cấp đất và bắt đầu lại cuộc sống mới. Y tế và giáo dục là 2 lĩnh vực hoàn toàn được miễn phí 100% tại đất nước Bhutan. Nhờ nguồn thủy điện dồi dào nên không chỉ giúp cho người dân được sử dụng miễn phí mà còn tạo nguồn thu lớn cho đất nước. Người dân Bhutan xem sự hạnh phúc chính là việc cân bằng giữa tài chính và các giá trị tinh thần. Do đó, họ chọn niềm hạnh phúc bình dị và hài lòng với cuộc sống đơn giản hiện tại.

Theo ước tính có đến 2/3 dân số Bhutan theo Phật giáo Kim cương thừa, khoảng 1/4 là tín đồ của Ấn Độ giáo và những người theo các tôn giáo khác chiếm ít hơn 1% tổng dân số. Trong luật pháp hiện hành của Bhutan trên nguyên tắc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, nhưng việc truyền đạo bị cấm theo quyết định của chính phủ hoàng gia. Đặc biệt Hiến pháp Bhutan có quy định Phật giáo là quốc giáo của đất nước này.

Ẩm thực

Ẩm thực của Bhutan sẽ có các nguyên liệu chủ yếu từ thịt và quan trọng hơn cả là các loại ớt. Ớt là gia vị không thể thiếu trong hầu hết món ăn bởi nếu thiếu đi loại gia vị này, người Bhutan sẽ không thấy ngon miệng. Một số loại ớt như ớt xanh tươi, ớt đỏ khô hay bột ớt đỏ đều được dùng trong gần như mọi món ăn ở Bhutan. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng yêu thích hương vị cay nồng trong bữa ăn. Là quốc gia theo Phật giáo nên việc ăn chay rất phổ biến tại Bhutan với vô số món chay đa dạng. Bên cạnh đó, tuy là quốc gia theo Phật giáo nhưng người Bhutan vẫn ăn mặn, trừ những người tu hành. Người Bhutan sẽ không giết thịt động vật mà nhập khẩu thịt đã chế biến đông lạnh từ những quốc gia khác

  • Món Ema Datshi (ớt ngâm phô mai): là một món ăn truyền thống của người Bhutan, làm từ ớt cay (ema) và phomat (datshi). Tùy theo từng vùng miền mà có thêm các biến tấu khác nhau cho món ăn này như cho thêm đậu xanh, khoai tây, nấm, lá dương xỉ, hoặc thay đổi phomat thường bằng phomat làm từ sữa bò yak. 
  • Món Jasha Maru (gà hầm): là món hầm gà kiểu Bhutan và cũng khá giống món cà ri gà. Điểm nhấn giúp cho món Jasha maru này trở nên đặc biệt chính là nấu với những quả ớt đỏ đặc trưng của Bhutan. Loại ớt này chỉ được trồng ở vùng Thimphu và cũng là một nét đặc trưng trong ẩm thực Bhutan.
  • Món Gondo Datshi (bơ chiên trứng): là món ăn béo ngậy mà người Bhutan rất yêu thích. Trứng sẽ được trộn chung với phô mai, bơ và có thể thêm một ít hạt ớt khô. Sau đó chiên trên chảo chín cho đến khi vàng đều, dậy lên mùi thơm của bơ và có vị béo của phô mai là hoàn thành. Nhưng món này không giống trứng chiên ở Việt Nam mà giống trứng đánh nhiều hơn, những miếng trứng bông xốp mềm mại nhìn rất bắt mắt.
  • Món Yaksha Shakam (bò Yak khô Tây Tạng): khác với thịt bò bình thường, món ăn này làm từ những con bò Yak sinh sống ở vùng khí hậu đặc trưng của vùng núi Himalaya nên có phần thịt dai ngon, săn chắc hơn nhiều. Người dân địa phương sẽ đem thịt bò về ướp muối cùng các gia vị bản địa để bảo quản được lâu hơn. Có nhiều cách chế biến thịt bò Yak khô, trong đó thì cách thức được ưa chuộng nhất đó là nấu chung với phô mai làm từ sữa bò Tây Tạng.
  • Món Juma (xúc xích Bhutan): là một loại xúc xích phổ biến ở Bhutan được làm từ thịt xay, cơm và một số gia vị nhẹ khác. Sau đó nhồi trong ruột lợn đem đi hấp chín. Có thể nó hơi giống món dồi trường của Việt Nam hơn là xúc xích hun khói của phương Tây. Khi nếm thử món Juma, hương vị đầu tiên gây ấn tượng với thực khách đó chính là vị cay của ớt Sichuan. Hương vị có hơi nhạt với những ai chưa ăn quen nhưng thật ra nó lại cực kỳ giàu đạm.
  • Món Phaksha Paa (Thịt heo xào ớt): ngoài thịt bò thì người dân Bhutan cũng hay chế biến các món ăn hàng ngày với thịt heo (thịt lợn) và món Phaksha Paa này là một ví dụ điển hình. Những miếng thịt heo được xào với ớt đỏ và các loại rau dại trên núi tuy đơn giản nhưng khi ăn lại rất cuốn. Món này thường được ăn kèm với cơm và có nhiều người cũng thích trộn thêm phô mai datshi để tăng vị béo cho món ăn.

Không chỉ các món ăn đã liệt kê này mà còn rất nhiều món ăn hấp dẫn, lạ miệng mà du khách sẽ có cơ hội thưởng thức trong chuyến du lịch Bhutan như là: bánh Hoentay, món Khatem (mướp đắng chiên giòn), món Shakam Ema Datshi (khô bò xào phô mai), trà bơ Suja,…

Địa điểm tham quan

Không chỉ có nền văn hóa địa phương bí ẩn hay là cuộc sống thường ngày của nơi gọi là “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” mà Bhutan cũng thu hút nhiều du khách nhờ cảnh quan hùng vĩ của đất trời và nhiều công trình kiến trúc. Khi có dự định làm chuyến du lịch Bhutan thì bạn nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các địa điểm tham quan nổi tiếng ở “Đất nước Rồng Sấm” này nhé.

  • Tu viện Paro Taktsang: là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan và cũng là điểm đến mà bất cứ du khách nào khi đi du lịch Bhutan rất muốn ghé thăm. Tu viện nổi tiếng này tọa lạc tại độ cao hơn 300 m trên một vách núi đá granit cao mây phủ bồng bềnh và nhìn xuống thung lũng Paro. Không chỉ gây ấn tượng bởi lối kiến trúc hay cảnh quan kì vĩ mà tu viện Paro Taktsang còn được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan tôn kính vì là nơi gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh).
  • Pháo đài Punakha Dzong: từ “Dzong” của người Bhutan nghĩa là một thành lũy bao gồm có lâu đài, cung điện vua và tu viện.Sẽ có những “Dzong” lớn nhỏ khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất, cổ kính nhất, biểu tượng nhất và có lẽ đẹp nhất phải kể đến Punakha Dzong. Được xây dựng từ thế kỷ 17 dưới thời vua Zhabdrung Namgyal - người có công thống nhất Bhutan, công trình này không chỉ là nơi đóng đô của nhà vua mà còn là thành lũy để ngăn chặn quân địch xâm lăng.
  • Thủ đô Thimphu: là cái nôi của nghệ thuật, văn hóa và truyền thống của Vương quốc Bhutan. Vì thế đa số các địa điểm tham quan nổi bật của Bhutan đều tập trung tại thành phố này như là thư viện quốc gia Bhutan, tượng Phật Buddha Dordenma, pháo đài Tashichho Dzong,…Ngoài ra với độ cao hơn 2334m so với mực nước biến thì Thimphu là một trong số các thủ đô có vị trí cao nhất thế giới nên du khách nhớ chuẩn bị sức khỏe tốt để tránh việc bị ảnh hưởng khi thay đổi độ cao trong chuyến đi của mình.
  • Thị trấn Paro: có vị trí ở miền Tây Bhutan, thị trấn lịch sử Paro nằm ở trung tâm của một thung lũng có nhiều di tích linh thiêng và các tòa nhà cổ kính. Đồng thời nơi đây cũng rất thuận tiện để du khách ghé thăm những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Bhutan. Là nơi có sân bay quốc tế duy nhất trong cả nước, Paro còn là một vùng đất vô cùng xinh đẹp được bao phủ bởi những ruộng bậc thang, những trang trại cổ kính cùng nhiều công trình kiến trúc ấn tượng nằm rải rác khắp thung lũng.
  • Đèo Dochula: Là một con đèo được tuyết phủ trắng tại Himalaya ở Bhutan, nằm ở vị trí trên đường từ Thimphu đến Punakha. Đèo Dochula gồm có 108 Chortens và bảo tháp được xây dựng nhằm mục đích tưởng nhớ tới những người lính Bhutan đã mất trong cuộc chiến chống người Ấn Độ nổi dậy. Nơi đây còn là địa điểm ngắm cảnh tuyệt vời dành cho du khách để có cái nhìn toàn cảnh 360 độ tuyệt đẹp về dãy Himalaya, đặc biệt là vào những ngày trời trong xanh, nhiều nắng và ít mây mù.

Những hoạt động, trải nghiệm thú vị ở Bhutan

Bên cạnh những địa điểm tham quan tâm linh, khám phá những nét sinh hoạt thường ngày của người địa phương hay thưởng thức các món ăn hấp dẫn thì còn nhiều hoạt động dành cho du khách khi đi du lịch Bhutan. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất Phật thanh bình này thì bạn nhớ đừng bỏ lỡ một số trải nghiệm thú vị này nhé.

Trải nghiệm tắm đá nóng của người dân Bhutan

Là một hoạt động truyền thống của người dân địa phương, tắm bằng đá nóng được xem như một loại nghi thức ở Bhutan. Những viên đá ở ven sông sẽ được nung đến khi nóng đỏ, sau đó thả vào một bồn tắm bằng gỗ đầy nước và các loại thảo dược như lá ngải,… Theo lời giải thích thì các loại đá này khi được đốt nóng và thả vào trong nước sẽ dần giải phóng các khoáng chất vào trong nước. Các phòng tắm thường xây dựng ở gần dòng sông để dễ dàng cung cấp đá và nước. Bên cạnh đó, thời điểm tốt nhất để tắm đá nóng là vào buổi tối với bầu không khí trong lành và ấm áp.

Bắn cung tại trường bắn cung Changlimithang

Ở Bhutan, bắn cung không chỉ là môn thể thao ưa thích mà còn là một hoạt động cộng đồng nhằm để gắn kết mọi người lại với nhau. Từ năm 1984-2008, đất nước Bhutan chỉ tham gia Thế Vận Hội với duy nhất một bộ môn bắn cung này mà thôi. Bia bắn sẽ là một tấm gỗ mỏng dựng cách cung thủ khoảng 4 - 5 mét. Người chơi có thể sử dụng cung tên truyền thống hoặc cung tên hiện đại kiểu Mỹ với độ chính xác cao hơn. Mỗi khi một cung thủ bắn trúng hồng tâm, theo đúng nghi thức của người Bhutan thì các đồng đội sẽ nhảy một điệu ngắn và hát chúc mừng anh ta. Vì là môn thể thao quốc gia của Bhutan, các cuộc thi bắn cung thường được tổ chức vào hầu hết các ngày cuối tuần. Du khách tham quan luôn được hoan nghênh đến xem bắn cung cũng như để tham gia cổ vũ sự kiện thêm phần náo nhiệt.

Hoạt động trekking khám phá núi rừng Bhutan

Bhutan cũng được xem là thiên đường của những người có niềm đam mê leo núi với hơn 18 cung đường leo núi phù hợp với mọi đối tượng, từ thể lực thấp, mới tập leo núi cho đến những người leo núi chuyên nghiệp. Ngoài ra thì Bhutan luôn tự hào về những cung đường leo núi được cho là khó chinh phục nhất thế giới. Thời điểm thuận tiện nhất để tham gia hoạt động trekking, đi bộ đường dài và ngắm cảnh đó là mùa Xuân với mùa Thu. Còn mùa Hè thì đường hơi lầy lội và mùa Đông thì tuyết phủ nên sẽ khó khăn khi leo núi. 

1. Tổng Quan

1. Văn hóa

Tác giả "Người du hành và pháp sư" của Zongsa Khyentse Rinpoche khuyến nghị: Zong Sa Rinpoche nói rằng bộ phim là "Thangka hiện đại", ông đã sử dụng phim để giảng dạy Phật giáo. Bộ phim này sẽ cho bạn biết về lối sống của người Bhutan và quan điểm của thế giới. Hình ảnh chủ nhân của hoa sen trong phim nằm trên tảng đá ven đường của Zongsa đến Bumtang. Cuốn sách "Lữ khách và Nhà ảo thuật" có cùng tên với Dzongsar Khyentse Rinpoche được đệ tử Chen NianZH của ông viết. Chen Nianqi đã đến Bhutan hơn mười lần. Nửa đầu cuốn sách của bà đã giới thiệu về cuộc đời của Bhutan. Một nửa là kịch bản và câu chuyện bắn súng của Traveller và Magician. Cuốn sách "Bí mật Bhutan" của Nữ hoàng Bhutan cũng là một cuốn sách nóng về Bhutan ở Trung Quốc. Những cuốn sách khác của Bhutan được viết bởi người nước ngoài ở Bhutan. Đây là một cuốn sách của người Bhutan viết về Bhutan. Góc nhìn sẽ khác. . Tác giả "Radio Shangri-La" Lisa Napoli là một nữ nhà báo người Mỹ đến đài phát thanh FM duy nhất của Bhutan với tư cách là một tình nguyện viên vì có cơ hội bước vào cuộc sống thực sự của người Bhutan. Đất nước cổ đại thay đổi nhanh chóng này đã thay đổi vận mệnh của cô và có thể thay đổi bạn. Khách du lịch người Anh tốt, đừng quên mua "Vương miện quạ" ở Thimphu, dịch theo nghĩa đen là "Vương miện quạ lớn", con quạ lớn là chim quốc gia Bhutan, vương miện của nhà vua là con quạ lớn. Cuốn sách này kể về lịch sử của Bhutan từ vị vua đầu tiên đến vị vua thứ ba. Tác giả là học giả nổi tiếng người Tây Tạng Michael Aris, danh tính khác của ông - chồng người Anh Aung San Suu Kyi.

2. Ngôn ngữ

Dzongkha, tiếng Anh và những ngôn ngữ Tạng khác

3. Địa lý

Diện tích 38.394 km2 và nằm ở sườn phía nam của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Phía bắc và đông bắc, tây bắc và Trung Quốc là nước láng giềng, phía nam giáp Ấn Độ. Bản đồ chính trị của Bhutan là miền núi, cao ở phía bắc và thấp ở phía nam, khu vực miền núi phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, ẩm ướt và mưa, với lượng mưa hàng năm 5.000-6.000 mm, thung lũng sông trung tâm có khí hậu ôn hòa với lượng mưa hàng năm là 760-2000 mm, và độ cao 180-7550 m. Các con sông có từ bắc xuống nam, chủ yếu bao gồm sông Amuqu, sông Wangqu và sông Moqu. Cừu xanh, hoa lan, anh túc hoang dã và báo tuyết quý hiếm mọc trong môi trường biệt lập này, và có những người tuyết Hy Lạp huyền thoại. Khu rừng sồi cao độ dày đặc thậm chí còn có dấu chân của móng vuốt hổ. Hổ Nam Á thường được tìm thấy trong các khu rừng ở độ cao thấp, nhưng ở Bhutan, những con đường mòn của chúng có thể xuất hiện ở phía trên ba hoặc bốn km trên đường tuyết.

4. Thời tiết

Du lịch Bhutan mùa xuân (tháng 3, tháng 4 và tháng 5) là mùa cao điểm và là thời điểm đẹp đẽ nhất trong năm, huy hoàng, rực rỡ và ngoạn mục với những màu sắc tươi sáng của cảnh quan. Đây là thời điểm mà các thung lũng màu xanh lá cây trải dài với thảm thực vật đa dạng và phong phú, hoa đỗ quyên màu đỏ, hồng và trắng nở rộ trong rừng. Cảnh sắc của trăm hoa đua nhau đâm chồi nảy lộc, cây ăn trái thì trĩu quả – Cũng là thời điểm mà người Bhutan hạnh phúc nhất, vui vẻ và sảng khoái hoà vào tự nhiên; du khách trên toàn thế giới được chào đón nhiều nhất cũng vào mùa này. Hơn thế nữa, bạn có thể chứng kiến lễ hội Paro Tsechu nổi tiếng. Du lịch Bhutan mùa thu (tháng 9, tháng 10 và tháng 11). Mùa du lịch này khá là dễ chịu với bầu trời trong xanh và quang đãng, dãy Himalaya cũng đẹp nhất ở thời điểm này, nếu bạn là người đam mê nhiếp ảnh và phong cảnh hùng vĩ, mùa thu chắc chắn là thời điểm dành cho bạn. Đây cũng là thời gian tốt nhất để đi bộ du lịch. Khí hậu ôn đới mát mẻ và thoải mái, mùa của liễu rụng với sắc vàng và đỏ. Ngoài ra, bạn còn có cơ hôi trải nghiệm cảm giác tịch mịch và tĩnh lặng của các tu viện trong thời gian này. Du lịch Bhutan mùa hè (Tháng 6, 7 và tháng 8) Trong những tháng này, Bhutan là nước nhận được lượng mưa nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên dãy Himalaya. Tuy nhiên, bầu trời xanh trong vắt và thời tiết ấm áp là một điểm cộng cho thời điểm này. Mặc dù mùa này không phải là thời gian tốt nhất dành cho những tin đồ leo núi nhưng là một mùa thú vị dành cho những du khách đến tham quan và tìm hiểu văn hóa và lịch sử. Bạn có thể tự tại thưởng thức một tách trà ấm nóng, thơm ngát và ngắm mưa rơi từ cửa sổ khách sạn. Nếu bạn muốn mạo hiểm thì lấy một chiếc ô / áo mưa, đi đường vòng qua thị trấn dưới trời mưa là một ý tưởng hay! (chi tiết hơn là hay mưa chiều chiều tối, còn ban ngày thì thời tiết ok để đi chơi) Du lịch Bhutan mùa đông (tháng 12, tháng 1 và tháng 2) trời nắng và mát mẻ. Mặc dù phần lớn đường cao tốc Đông Tây vẫn ngập trong tuyết mùa đông. Đây là thời gian tốt nhất để tham quan các huyện miền Tây: Paro, Wangdue, Punakha, Thimphu và Haa. Một trong những điểm thu hút chính trong mùa đông là Gangtey (Phobjikha), một thung lũng xinh đẹp, nơi bạn có thể mong đợi để ngắm nhìn những cánh đồng trải dài điểm xuyết cây bụi tre. Bạn sẽ có cơ hội chụp hình với thiên nhiên hoang dã và loài sếu cổ đen duyên dáng đến sinh sống ở vùng đồng bằng từ cao nguyên Tây Tạng trong thời gian này của năm. Tại Dochula, đường đến Punkaha, bạn có thể ngắm nhìn các đỉnh núi Himalaya, bao gồm các đỉnh núi cao nhất ở Bhutan – Gangkar Puensum khi thời tiết quang đãng và đầy nắng ấm trong hầu hết các ngày mùa đông.

5. Múi giờ

UTC +6 Việt Nam trước Buhtan 1 tiếng

2. Phương tiện

1. Cac phương tiện khác

Không có

2. Quốc tế

Hàng không quốc tế

3. Nội địa

Đi bộ Phương tiện chủ yếu là xe hơi và xe bus

3. Tiền tệ

1. Tỷ giá

Ngultrum (Nu), 46 Nu.= 1 USD

2. Mức tiêu thụ bình quân 1 ngày

Các khách sạn có tiêu chuẩn 4 sao giá phòng khoảng 20 USD/phòng, tức là 10 USD/người. Thêm 1 bữa tối 10 USD là bao no. Chi phí bảo hiểm du lịch: 18 USD Như vậy chi phí để làm một chuyến du lịch Bhutan 7 ngày mùa cao điểm tối đa phải trả là 2198 USD/người. Đi trong mùa thấp điểm tối đa 1948 USD/người. Nếu bạn đi nhóm đông người (từ 8 – 10 người) thì có thể thương lượng để được giảm giá.

3. Đổi tiền

Bạn nên đổi tiền của Bhutan trước ở sân bay, vì ở Bhutan có rất ít địa điểm đổi tiền. Hơn nữa, những địa điểm này chủ yếu phục vụ người dân địa phương.

4. Hoàn thuế

Không có thông tin

4. Mạng & Internet

1. Mạng di động

Bhutan Telecom và Trashi Telecom

2. Internet

WiFi có sẵn trong các khách sạn ở miền Tây và miền Trung và du khách có thể sử dụng WiFi miễn phí để truy cập Internet. Ngoài ra còn có các quán cà phê Internet trong thị trấn. Tuy nhiên, mạng Internet ở Bhutan có nhưng không ổn định. Tại những khu vực đường đèo, xa trung tâm thì sóng khá yếu, chập chờn. Nên nhờ công ty du lịch ở Bhutan mua giúp sim trước để tới sân bay là có liền vì rất ít nơi bán sim điện thoại.

5. Lễ Hội

1. Lễ Hội

Bạn không nên bỏ qua những lễ hội nổi tiếng Lễ hội Thimphu Tshechu. ... Lễ hội Paro Tshechu. ... Lễ hội Punakha Drubchen. ... Lễ hội mùa hè Haa. ... Lễ hội Jambay Lhakhang Drup. ... Lễ Hội Wangdue Phodrang Tshechu.

6. Lời Khuyên

1. Thông tin liên hệ quan trọng

Không có thông tin

2. Các ứng dụng hữu ích

Các app ứng dụng du lịch hữu ích: Google Map Google Dịch Foody Grab Agoda Air BnB

3. Y tế

Các điều kiện y tế ở Bhutan tương đối đơn giản. Nên mang theo thuốc thường xuyên (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị cảm lạnh, thuốc tiêu chảy, thuốc say tàu xe, v.v.) hoặc thuốc cá nhân. Báo động: 113 báo cháy: 110 Xe cứu thương: 112

7. Ẩm thực

1. Ẩm thực

Ema Datshi Kewa Datshi Sahmu Datshi Bánh Momo Phaksha Paa Yaksha Shakam Juma Gạo đỏ Bhutan Ezay Suja

8. Thị thực

1. Thị Thực

Visa Bhutan

2. Loại thị thực

Không

3. Cách xin thị thực

Cách duy nhất để bạn có thể sở hữu visa đi Bhutan là thông qua một công ty lữ hành. Hồ sơ cần thiết để xin visa đi Bhutan Hộ chiếu gốc còn hạn 6 tháng trở lên + Các hộ chiếu cũ 04 Ảnh (4 cm x 6 cm) phong nền trắng, chụp mới chính diện, khổ hình theo yêu cầu của từng loại visa Giấy tờ chứng minh tình trạng cá nhân, nhân thân và xã hội: Chứng minh thư, Hộ khẩu gia đình, Đăng ký kết hôn Giấy tờ chứng minh tình trạng công việc: Đăng ký kinh doanh, Hợp đồng lao động,… Giấy tờ chứng minh khả năng tài tính và tài sản Booking vé và khách sạn/ giấy tờ chứng minh tình trạng lưu trú tại nước ngoài.

9. Xuất - Nhập Cảnh

1. Quy định nhập cảnh

Giấy tờ cần thiết: Visa Vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước thứ 3. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng. Bản kế hoạch chi tiết lịch trình du lịch

2. Quy định xuất cảnh

Mang đủ giấy tờ cần thiết để xuất cảnh về Việt Nam. Chú ý: Không mang hàng cấm.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 27/01/2024