Blog Sự tích hội Yến Diêu Trì Cung và khám phá Tòa Thánh Tây Ninh
cover

Sự tích hội Yến Diêu Trì Cung và khám phá Tòa Thánh Tây Ninh

avatar
Dương Văn Dũng dot CN, 25/09/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Xin chào các bạn, hôm nay Bỏng Ngô Mario mời các bạn hành hương về đất Tây Ninh để tham dự lễ hội "Hội Yến Diêu Trì Cung" một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Tây Ninh. Và tìm hiểu sự tích Hội Yến Diêu Trì Cung nha. Có video review cực kì chi tiết mời các bạn xem trên clip nhé.
Cái hay của một lễ hội mang dấu ấn tôn giáo là những tín đồ Cao Đài thời gian này tự nguyện về tòa thánh để giúp sức, làm công quả. Theo những người đạo Cao Đài, rằm tháng tám là cơ hội để làm những việc phúc đức nên chẳng ai tính toán, so đo góp công .Một không khí góp sức nhìn như rất thoải mái, không mệnh lệnh, không than hà khổ cực. mà đôi khi không có việc để làm công quả luôn ấy. tin hong.
hình ảnh
Tòa Thánh Tây Ninh
hình ảnh
Đoàn người hành hương về tham dự lễ hội
Với Đạo Cao đài và các tín đồ, Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đại lễ đặc biệt quan trọng. Hàng năm, Hội thánh Cao đài Tây Ninh long trọng tổ chức Hội Yến Diêu Trì vào ngày 14, 15 tháng 8 (Âm lịch) tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Toà thánh Tây Ninh ở phường Long Thành Bắc, thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. Lễ hội thu hút hàng chục vạn tín đồ đạo Cao đài và đông đảo nhân dân ở các tỉnh Nam bộ về dự.
Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón đức Phật Mẫu trong đêm rằm tháng 8, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.
Mọi người chờ đến h hành lễ trước tòa thánh
SỰ TÍCH ấy như sau:
Theo những tín đồ đạo Cao Đài thuật lại, nguồn gốc Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung bắt nguồn từ một sự tích như sau: “Nguyên vào Thượng tuần tháng Tám Âm lịch, năm Ất Sửu (1925), ba ông Cư, Tắc, Sang được Thất nương tiết lộ cho biết chút ít về Diêu Trì Cung trên thiên đình. Ở Diêu Trì Cung trên hết có Cửu Thiên Nương Nương cai quản, dưới có Cửu vị Tiên nương". Thất nương chính là vị thứ 7 - người đã trực tiếp nói chuyện với ba ông Cư, Tắc, Sang.
Ba ông liền xin Thất nương cho biết cách cầu Cửu Thiên Nương Nương. Thất Nương bảo ba ông muốn cầu Nương Nương thì phải trai giới trước ba ngày và tìm cho được Ngọc Cơ để cầu Lệnh bà.
Ba ông đang suy nghĩ vì không biết tìm Ngọc Cơ ở đâu, nhưng hình như được tiên nhân mách bảo, ông Cư qua nhà một người bạn lối xóm là ông Phán Tý hỏi thăm. Ông Tý liền cho biết ông đang có một cây Ngọc Cơ, để ông lấy cho mượn. Ba ông mừng rỡ vô cùng, rồi chuẩn bị ăn chay để cầu Nương Nương vào ngày Rằm tháng Tám. Đêm đó, Đức Chí Tôn giáng trần, bảo ba ông làm tiệc chay để kính lễ Đức Phật Mẫu và Cửu Thiên Nương Nương.
Lệnh Nương Nương và Cửu vị Tiên nương để lời cảm tạ chẳng cùng, lại hứa rằng: “Từ đây đã có Ngọc Cơ rồi thì tiện cho Diêu Trì Cung Cửu vị Tiên nương đến mà dạy việc thiện, giúp ích cho muôn dân”. Đêm ấy, mấy ổng thức cho đến 3 giờ khuya mới nghỉ”.
Ngay sau bữa tiệc đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương lần đầu tiên ngày rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925) tại nhà ông Cao Quỳnh Cư, Lệnh bà và Cửu vị Tiên nương lần lượt giáng cơ để lời cám ơn ba ông, rồi mỗi vị cho một bài thi 4 câu để kỷ niệm.
Và từ đó rằm tháng Tám là thời điểm hơn trăm ngàn tín đồ Cao Đài từ các tỉnh thành và khách du lịch trong, ngoài nước đã tham dự đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung hàng năm tại Nội ô Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh.
Sự tích của lễ hội (các bạn nhớ xem trong phim trên link đầu bài nhé)
Đây là phần được coi là vui nhất thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự, tổ chức từ hồi 18 giờ 30 đến 22 giờ (ngày 15/8/AL) gồm các tiết mục rước Cộ bông Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long Mã, Tứ linh (Rồng nhang, Kỳ lân, Quy, Phụng), đội múa Phụng và đội Nhạc múa sắc tộc diễu hành trước Báo Ân từ đến Đền Thánh vòng qua Đông Tây khán đàn. Khi mặt trời ngả bóng, dòng người ngày càng thêm đông đổ về khắp nội ô Toà thánh, có người về từ mấy hôm trước làm công quả. Chẳng mấy chốc, cả Toà thánh đông nghẹt người. Hai bên, Đông Tây khán đàn, trước cửa Báo Ân từ, Đền Thánh không còn chỗ trống. Tất cả đều náo nức đón xem màn rước Cộ bông và biểu diễn múa rồng, lân
hình ảnh
Nghi thức rước lễ


tây ninh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 24/12/2022
Love
0 Bình luận
avatar
Dương Văn Dũng travel blogger

Kênh du lịch văn hóa Việt Nam, kẻ săn mây phiêu lưu ký. Bỏng Ngô Mario tên thật là Hoàng Dũng VFX, Trước đó mọi người còn biết Hoàng Dũng VFX là một vlog chuyên chia sẻ các bài giảng online dạy kỹ xảo phim trên Youtube nhằm chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn không có điều kiện học kỹ xảo phim tại Việt Nam, đặt biệt là các bạn sinh viên hay các bạn muốn chuyển đổi nghề muốn tìm hiểu về nghề VFX. Đầu năm 2020 thì Bỏng lại bắt đầu hành trình Vlog Travel với mong muốn chia sẻ kiến thức du lịch và đặt biệt là du lịch gắn liền với tâm linh, lịch sử, con người Việt Nam. Hy vọng các bạn yêu mến và luôn ủng hộ Bỏng Ngô.

1 Quốc gia
11 Tỉnh thành
21 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nếu ai đã từng đi Vũng Tàu, đi đường quốc Lộ 51. Chắc chắn bạn sẽ thấy một ngôi tòa bảo tháp cực kỳ to lớn, theo Bỏng Ngô Mario thấy thì đây chính là Tòa Bảo tháp lớn nhất miền Nam rồi đó. Cùng khám phá ngôi chùa độc đáo này nhé.
Bỏng Ngô Mario mời cả nhà cùng tìm hiểu về ngôi Tịnh Thất Phổ Liên, một ngôi chùa có tuổi đời chưa lâu nhưng sự ra đời của ngôi chùa này gắn liền với nhiều giai thoại tâm linh kỳ bí, là nơi tu tập của nhiều Phật tử gần xa.
Du lịch Đà Nẵng nhất định phải thăm quan chùa Quán Thế Âm, nơi có Động Quan Âm với bức tượng mẹ Quan Âm Nam Hải do thiên nhiên tạo thành. Và cùng rất nhiều câu chuyện li kỳ sung quoanh bức tượng này. Cùng Bỏng Ngô tìm hiểu nhé
Núi Bà Đen, nằm sừng sững giữa vùng đồng bằng ngoại ô Tây Ninh, nơi được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", là điểm hội tụ linh khí thiên địa và cũng là nơi trao gửi niềm tin của nhiều Phật Tử miền Nam.
Chùa Lá Sen, còn gọi là chùa Phước Kiển ở Đồng Tháp được biết đến là ngôi cổ tự có những chiếc lá sen khổng lồ chịu được sức nặng của một người trưởng thành. Hãy cùng với Bỏng Ngô Khám phá ngôi chùa này nha.
Tại chùa bửu phong có một giếng cổ được gọi là giếng thần, là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm đã hiển linh cho nước cam lồ trị bệnh cứu người, lúc ấy có hàng trăm người chứng kiến sự việc này. Bí ẩn giếng nước cam lồ hơn 400 năm.
Du lịch Đà Nẵng thì không thể không nhắc đến ngọn núi Ngũ Hành Sơn, một thắng cảnh đẹp như tiên cảnh. Nếu Quảng Nam với Thánh địa Mỹ Sơn là nơi các vị thần Chăm Pa trú ngụ thì tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là nơi các vị Phật Ngụ, cùng Bỏng Ngô Mario khám phá núi Thủy Sơn thuộc núi Ngũ Hành Sơn nhé.
Trong hành trình khám phá Bạc Liêu, bạn cũng đừng quên đến với ngôi chùa khmer Nam tông mang tên chùa Xiêm Cán, Được bà con tôn vinh là ngôi chùa Khmer đẹp nhất Miền Tây. Vậy cùng với Bỏng Ngô Mario khám phá xem chùa này có gì đẹp nha.
Khám phá đảo cù lao chàm hội an chỉ với 550 cành có gì đặt biệt. Vào năm 2009, cụm đảo Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Nơi đây bảo tồn tới 950 loài thủy sinh. Khách du lịch tới đây hoàn toàn bị thu hút bởi thiên nhiên hoang sơ và những làng chài yên bình, thơ mộng đó nha.
Hành hương du lịch về Bạc Liêu nhất định không thể bỏ qua nhà thờ Tắc Sậy, nơi an nghĩ cuối đời của Cha Trương Bửu Diệp, cùng với nhiều câu chuyện li kỳ. Hãy cùng với Bỏng Ngô Mario tìm hiểu nhà thờ Tắc Sậy và Cha Diệp nhé.