Blog Hội An Old Quarter
cover

Hội An Old Quarter

avatar
Nguyễn Phạm Thái Sơn dot Thứ 2, 28/01/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
"Anh chưa từng đặt chân đến Hội An
Chiều nắng rạn nghe điệu hò xứ Quảng
Sông Thu Bồn mây mù giăng lãng đãng
Nhớ con đò buổi sáng ấy sang sông."

(Thơ: Phạm Hồng Giang)
hình ảnh
Chùa Cầu Nhật Bản: Biểu tượng của Hội An phố cổ
hình ảnh

Chẳng ai rõ khu vực Hội An này bắt đầu có dân cư sinh sống từ bao giờ, chỉ biết trước khi có bàn chân của người Việt tới đây, Hội An cũng là một trong những thương cảng buôn bán của Vương quốc Chămpa rồi. Nhưng phải cho tới khi các chúa Nguyễn đặt chân tới vùng Thuận - Quảng này, thị cảng Hội An mới thay da đổi thịt, trở thành một trong những đô thị cảng giàu có nhất xứ Đàng Trong và khu vực.

Ban đầu, vùng đất này có sự góp mặt của thương nhân người Nhật Bản, người Trung Hoa và một số đảo quốc gần Đại Việt, người Nhật gọi nơi này là Hoài Phố, và cái tên này cũng được coi như là tên đầu tiên của thị cảng. Khi người Tây phương tới đây buôn bán, họ không thể đọc được từ "Hoài phố" nên đã phiên tự Latinh thành Faifo, thế là cái tên tạm được coi là thứ hai ra đời. Đây cũng là cái tên thông dụng nhất được giới buôn phương tây gọi với Hoài phố, được ghi tạc trên bản đồ, hải trình hay nhật ký.

Sau này, với sự thay đổi về chính trị cũng như việc các vương triều Việt Nam không chú trọng buôn bán với nước ngoài nữa, điều đó đã khiến Hội An - Hoài Phố trở thành một thành phố không còn quan trọng nữa. Khi người Pháp vào Việt Nam, họ cho thành lập thị xã Hội An (cái tên của một vùng trong Hoài phố có người Việt sinh sống nhiều nhất). Và rồi, tới gần đây, khi được UNESCO công nhận là Di sản của nhân loại, thành phố này mới thực sự được cộng đồng thế giới chú ý tới như một địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều giá trị văn hóa còn lưu giữ được.
hình ảnh
Hoa văn trang trí trên vì kèo của nhà cổ Hội An

MIẾU BÀ THIÊN HẬU QUẢNG ĐÔNG

Đây là công trình kiến trúc thờ tự nổi tiếng của Hội An, được cộng đồng người dân gốc Hoa Quảng Đông xây dựng để phụng thờ Bà Thiên Hậu - bà chúa phù hộ những ngư thuyền cho người dân khi ra biển.
Giá vé vào cổng: 30.000đ/người tham quan
Góc chụp đẹp: Các bạn có thể check in tại cổng lớn của Miếu, khu vực thờ tự đừng nên chụp các pho tượng thờ, có thể lấy góc các chùm nhang vòng hoặc đường cong mái Miếu.

hình ảnh
Miếu Bà Thiên Hậu Quảng Đông
HẺM HỘI AN

Cũng giống như rất nhiều địa phương thị phố khác của Việt Nam, ở Hội An cũng có những con ngõ, kiệt hay hẻm nhỏ mà chỉ có ở những nơi đó, theo tôi mới thực sự thấy được cuộc sống sinh hoạt của người dân. Những con hẻm được lát đá, nối những con đường quan trọng của Hội An với nhau, trong hẻm bây giờ cũng buôn bán tấp nập lắm, quán nước, hàng ăn hay các shop cũng trưng bày không kém gì mặt phố thị cả.

hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
Hoa văn sóng nước, mô phỏng điêu khắc tại Hội An

MƯA HỘI AN

Người ta thường nói ở Hội An, mưa buồn lắm, cũng không kém gì Huế, Đà Lạt hay Hà Nội đâu. Mưa gì đâu mà rơi hoài, người ta muốn ra đường đi dạo cũng khó, mà ở Hội An ngủ sớm quá cơ, muốn chơi đêm, dạo đêm cũng khó. Mà ở ngã tư Hai Bà Trưng mình nhớ có một quán bánh mỳ rất ngon, giá khoảng 20 - 30.000đ/ổ, mình cho đó là quán bánh mỳ ngon nhất mà mình đã từng ăn.
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
Hoa văn trang trí trên trang phục truyền thống

PHỐ HỘI

Ngoài chùa Cầu, một số ngôi Chùa, Miếu hay Đền, Đình thì dạo phố Hội, nơi mà có những dấu ấn xưa cũ của một thời đã từng phồn vinh của thị thành này. Phố cổ Hội An tương đối nhỏ, chủ yếu ở bờ Bắc của sông Hoài. Nơi đây tập chung nhiều hạng mục công trình lớn như phố đi bộ ban đêm, bảo tàng, quảng trường hay khu nhạc nước với show diễn Ký Ức Hội An (giá vé 200.000đ/người).
Đặc sản ở đây là: Mỳ Quảng, bánh Đập (có hẳn một con đường bán bánh đập luôn), tơ lụa,...
hình ảnh
hình ảnh
Với tôi, trải nghiệm đẹp nhất với Hội An chính là thả đèn hoa đăng (giá 5.000đ/hoa đăng đối với người Việt, 10.000đ/hoa đăng đối với người nước ngoài). Ngoài ra, Hội An còn nổi tiếng với đèn lồng, nếu ai muốn mua một món đồ lưu niệm thì lồng đèn Hội An là một món quà ý nghĩa và sang trọng.
hình ảnh
Nhóm chúng tôi du lịch Hội An

Tôi có dịp đi du lịch 2 lần Hội An trong năm 2018, tôi xin phép để chuyến du lịch lần đầu để chia sẻ cho mọi người, còn lần hai sẽ để trong album bên dưới nhé! Like và Share bài ủng hộ minh nhé









Chùa Cầu (Japanese Covered Bridge) Hội An

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 8/01/2023
Love
20 Bình luận
avatar
Nguyễn Phạm Thái Sơn travel blogger

Đi để trở về

9 Quốc gia
65 Tỉnh thành
26 Người theo dõi
12 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Dũng Nguyễn 1 tip nhỏ là khi mua bánh mỳ phượng ở hội an, nếu là người địa phương thì giá rẻ hơn.
Bạn có thể đi rừng dừa bảy mẫu, anh hậu rất thân thiện và người địa phương
: 0785909228
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Một quán bình yên giữa lòng Đà Lạt
Cảm nhận về mảnh đất nắng gió không kém gì Tây Nguyên nhưng ẩn chứa một nụ cười tươi hơn tất cả
Lang thang đi tìm một chốn văn thơ đã đi vào quên lãng
Vẻ đẹp của quốc đảo Đài Loan trong mắt tôi
Đây là một quần thể di tích, công viên và quảng trường nơi tưởng nhớ công lao của vị tổng thống đầu tiên của Đài Loan là Tưởng Giới Thạch
Khám phá vẻ đẹp non nước tỉnh Ninh Bình - hòn ngọc chứa đựng di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam
Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn là một trong 8 công viên quốc gia tại Đài Loan, được ví như công viên thiên đường của các loài hoa.
"Mai Anh Đào giống như một thiếu nữ của trường nữ sinh Bùi Thị Xuân tung bay trong tà áo dài tinh khôi sau một thời gian nghỉ đông giá lạnh, tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố ngàn hoa trên miền Thượng này" - theo Nguyễn Thái Hai.
Mùa quýt Jeju bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau