Blog Ở HÀ NỘI CUỐI TUẦN NÊN ĐI ĐÂU? LÀM GÌ? (Phần 1 - Việt Phủ Thành Chương)
cover

Ở HÀ NỘI CUỐI TUẦN NÊN ĐI ĐÂU? LÀM GÌ? (Phần 1 - Việt Phủ Thành Chương)

avatar
Lô Thị Ngân Hà dot Thứ 2, 26/11/2018
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Tự tạo ra cơ hội đi bất cứ nơi đâu dù chỉ được nghỉ 1 ngày :))))
VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km, thuộc địa phận xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Có rất nhiều cách di chuyển khác nhau để đến Việt Phủ Thành Chương, bạn có thể lựa chọn đi xe bus, xe máy, nếu đi cùng một nhóm trên 10 người bạn có thể thuê riêng một chiếc xe khách… Với lộ trình xe máy bạn đi dọc theo hướng đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài, sau đó rẽ về Sóc Sơn theo đường về Vĩnh Phúc cho tới khi nhìn thấy biển báo, tiếp tục đi theo hướng biển báo là tới nơi. Còn nếu bạn lựa chọn xe bus để đi, bạn có 2 cách: bắt xe 07 xuống ngã tư Phủ Lỗ-Nội Bài-Quốc Lộ 2, đi xe ôm hoặc taxi thêm 9 km hoặc đi xe 56 xuống khu công nghiệp Nội Bài bắt xe ôm đi thêm khoảng 3km nữa.
Việt Phủ Thành Chương là công trình xây dựng mô phỏng lại những kiến trúc cổ xưa của miền Bắc từ những thế kỷ trước do họa sĩ Thành Chương, con trai cố nhà văn Kim Lân thiết kế và đầu tư xây dựng vào năm 2011. Bước chân vào nơi đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự tỉ mỉ, cận thận của những người thợ đã xây dựng nên một Việt Phủ Thành Chương đầy ấn tượng. Mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất đều được lựa chọn để phù hợp với từng không gian khác nhau. Ví dụ như nhà ở đặc trưng của vùng núi phía Bắc được sử dụng ghế mây để ngồi, khác với nhà ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lại sử dụng ghế gỗ, từng cái cốc cái chén đều khác nhau... điều đó chứng tỏ rằng chủ nhân của nơi đây hẳn là một người am hiểu rất rõ về văn hóa các vùng miền.
Vé vào Việt Phủ Thành Chương là 150k tặng kèm theo một cuốn sách giới thiệu về các công trình kiến trúc có trong đó. Đọc sách rồi mới thấy 150k là xứng đáng chứ không hề đắt như lúc đầu mình nghĩ. Cuộc đời và sự nghiệp của người họa sĩ tài hoa được du khách hiểu rõ hơn, thấy được sự tâm huyết của họa sĩ Thành Chương đối với từng tác phẩm ông xây dựng.
Bạn hoàn toàn có thể tham quan ở Việt Phủ Thành Chương từ sáng đến chiều mà không phải lo lắng bất cứ điều gì, bởi ở đây có đầy đủ quán ăn, quán coffee phục vụ du khách với giá cả vô cùng hợp lý.
Trên đường về bạn nên dừng chân ở đập Đồng Quan để ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây thêm chút nữa, cực kỳ đẹp.
Vậy là chỉ cần 250k/1 người, chúng ta đã có thể tạm rời xa chốn đô thành ồn ào náo nhiệt để về với một không gian cổ xưa, cùng nhau uống chén trà, thong thả kể về những chuyện đã qua.
Rất đáng để đi phải không nào?
#hana


Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 9/01/2023
Love
20 Bình luận
avatar
Lô Thị Ngân Hà travel blogger

không có ngày nào giống ngày nào cả, không có nơi nào giống nơi nào cả

1 Quốc gia
42 Tỉnh thành
1,441 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sấy giải thích cho mình rằng Ky Quan San (tên gọi khác của Bạch Mộc Lương Tử) theo tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là những dãy núi. Bạch Mộc Lương Tử có độ cao 3046 m, là ranh giới tự nhiên giữa hai xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và xã Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Hộ chiếu của Việt Nam đứng hàng thứ 90 trong số 107 cuốn hộ chiếu được xếp hạng vì chỉ được tự do đi đến 51 quốc gia.
Được ví như sa mạc Sahara, đồi cát Bàu Trắng là một địa điểm du lịch độc đáo không thể bỏ qua khi bạn đặt chân đến Bình Thuận.
Với tụi mình chuyến đi này không chỉ là cuộc dạo chơi trên cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam mà nó còn là cuộc trùng phùng của những kẻ khờ khạo đang mong mỏi gặp lại nhau.
Cái xứ gì mà khiến người ta nhớ nhung đến lạ.
Cuối tuần anh Trường rủ cả lũ đi chơi thế nên chẳng ai từ chối :))))
Dân gian có cách giải thích về tên gọi Con Cuông khá thú vị. Xưa kia, khúc sông Cả (sông Lam) chảy qua nơi này dần tụ thành một khu đất. Chiều chiều, đàn công ở các làng, bản thường tụ tập về nhảy múa. Vì vậy, người dân gọi vùng đất này là Con Công. Lâu ngày, tên gọi bị biến âm thành Con Cuông.
Mùa hè đó là những hồi ức tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ mộng mơ, dại khờ...
Mình ngay lúc này đây đã rã rời, nhưng trong đầu mình chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ dừng lại, mình chỉ nghĩ rằng, mình sẽ không dễ dàng bỏ cuộc trước mọi thử thách trong cuộc đời...