Blog Khám phá Địa đạo Vĩnh Mốc - Ngôi làng dưới lòng đất
cover

Khám phá Địa đạo Vĩnh Mốc - Ngôi làng dưới lòng đất

avatar
Việt Quốc Phạm dot Thứ 4, 20/07/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỉ nhưng kí ức về những năm tháng đạn bom máu lửa vẫn còn đó. Minh chứng rõ nét nhất đó chính là những di tích lịch sử, nơi mà giúp thế hệ trẻ sau này biết được về những trang sử hào hùng của cha ông ta. Hôm nay hãy cùng theo chân mình khám phá một trong những công trình ngầm dưới lòng đất rất nổi tiếng này nhé!
Địa đạo Vịnh Mốc tọa lạc tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo cách quốc lô 1A khoảng 10km và cách trung tâm thành phố Đông Hà 35km. Trên con đường rợp bóng tre xanh ngát nhưng không ai biết được ngay dưới chân chúng ta đang đứng lại là một hệ thống địa đạo mang tầm cỡ thế giới được xây dựng bởi quân và dân Vĩnh Linh trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
hình ảnh
Ít ai biết răng bên dưới bóng tre xanh kia là một hệ thống đường hầm
Vé tham quan địa đạo là 50.000đ/người. Ngay cổng vào là những kiot bán hàng lưu niệm của người dân nơi đây. Họ rất là thân thiện và mến khách. Khi mình đến đây thì có một cô đề nghị cho mình mượn đèn pin để đi vào tham quan vì bên trong địa đạo khá tối, có một số chỗ không thể nhìn thấy rõ mặc dù bên trong đã được lắp đặt đèn.
hình ảnh
Vé tham quan địa đạo
Địa đạo gồm 2 khu vực đó là khu hệ thống hầm dưới long đất và bảo tàng trưng bày ở trên mặt đất.
Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng trong khoảng 2 năm, từ năm 1965 đến 1967. Đây là một hệ thống hầm ngầm sâu trong lòng đất với chức năng chính là nơi ẩn náu của quân và dân Vĩnh Linh trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ.
hình ảnh
Cửa số 5
Bước chân vào lòng địa đạo là một cảm giác mát lạnh. Sẽ là một thử thách lớn nếu bạn là một người sợ bóng tối và sợ không gian hẹp. Bên trong địa đạo bạn sẽ không bị ngợp thở vì thiếu ô xi bởi vì địa đạo được thiết kế đảm bảo thông hơi, thông khí một cách an toàn tuyệt đối, đảm bảo cho hàng trăm người sinh hoạt và chiến đấu trong lòng địa đạo là một yếu tố quan trọng nhất của địa đạo. Đi sâu vào lòng địa đạo, dưới ánh đèn chiếu đủ sáng, du khách nhìn thấy rõ màu đất đỏ của vùng đất huyền thoại cũng như nơi ở và sinh hoạt trong địa đạo.
hình ảnh
Bên trong địa đạo
Địa đạo Vịnh Mốc gồm 3 địa đạo chính nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn với tổng chiều dài trên 1700m. Địa đạo được cấu trúc 3 tầng, trong đó tầng trên cùng sâu 8-10m, tầng thứ 2 sâu 12-15m, tầng thứ ba sâu 23m; các tầng này và các nhánh được kết nối với nhau qua trục chính dài 780m.
hình ảnh
Hội trường
Trong địa đạo có không gian sinh sống của người dân, kho vận vũ khí đạn dược - lương thực, cơ quan của Đảng và chính quyền, quân sự, các công trình công cộng (hội trường, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, trạm thông tin...). Toàn bộ hệ thống có 13 cửa ra vào gồm 7 cửa thông ra biển, 6 cửa đi lên đồi và 3 giếng thông hơi.
hình ảnh
Cổng hướng ra biển
Các cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, được ngụy trang kín đáo, chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng. Mặt bằng của đường hầm địa đạo Vịnh Mốc được đào cao hơn 5m so với mực nước biển, nghiêng từ 8 – 120 độ từ Nam về Bắc, từ Tây sang Đông để nước dễ thoát, không bị đọng lại trong địa đạo, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra được bình thường kể cả vào mùa mưa. Nhờ đó mà đất sét trong hầm ngày càng cứng hơn khiến cấu trúc địa đạo Vịnh Mốc vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
hình ảnh
Cửa số 13
Đây là công trình được tạo dựng bằng sức lực và trí tuệ của quân và dân Vịnh Mốc, với 18.000 ngày công. Trong mưa bom bão đạn họ đã đào và vận chuyển 6000m3 đất đá để hoàn thành nên công trình kỳ vĩ và đặc biệt này.
hình ảnh
Bảng tin
Có thể nói rằng địa đạo Vịnh Mốc chính là một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm… Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu 1.8m và rộng 0.8m thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 – 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người. Trong suốt thời gian tồn tại trong lòng địa đạo, người dân Vịnh Mốc không một ai bị thương và 17 em bé đã chào đời,...
hình ảnh
Phòng hộ sinh
Địa đạo đã chở che, bảo toàn mạng sống cho người dân Vịnh Mốc. Hơn thế, người dân nơi đây còn sống và chiến đấu, đánh giặc ngay trên quê hương của mình; tập kết vận chuyển vũ khí lương thực, cấp cứu thương binh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ... Trong gần 2000 ngày đêm trong lòng địa đạo, quân và dân Vịnh Mốc nói riêng cũng như Vĩnh Linh đã tạo nên một huyền thoại. Đó là huyền thoại về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người.
hình ảnh
Vỏ bom đan trong thời kì chống Mỹ
Địa đạo Vịnh Mốc đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương 2 lần anh hùng LLVTND. Với những giá trị lịch sử to lớn đó, ngày 01/7/2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đối với Hệ thống địa đạo Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc. Hiện nay, Địa đạo Vịnh Mốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn thu hút đông đảo khách nước ngoài khi đến thăm Quảng Trị.
Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử văn hóa mang nhiều giá trị lịch sử, giáo dục to lớn, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất diệt, ý chí quật cường và sự sáng tạo của cha ông ta trong những năm kháng chiến. Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc, đến đây các bạn sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Còn chờ gì nữa mà không lên kế hoạch khám phá Địa danh lịch sử nổi tiếng ngay thôi nào!
Tác giả: Việt Đăng Di

Địa đạo Vịnh Mốc Quảng Trị quảng trị quảng trị

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 25/12/2022
Love
1 Bình luận
avatar
Việt Quốc Phạm

Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
14 Người theo dõi
9 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Huyền My xem mấy cái vỏ đạn mà khiếp sợ, chiến tranh thật ác liệt, giờ đây mới biết hòa bình rất đáng quý.
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.