Blog Mẹ Nam Hải- Cha Diệp
cover

Mẹ Nam Hải- Cha Diệp

avatar
Nguyễn Đức Tính dot CN, 01/12/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Bạc Liêu là vùng đất nổi tiếng trù phú và giàu có bậc nhất trong các tỉnh miền tây nam bộ, sông nước quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn. Nơi đây còn được biết đến như 1 vùng đất linh thiêng với Mẹ Nam Hải và Cha Diệp.
Bạc Liêu là vùng đất nổi tiếng trù phú và giàu có bậc nhất trong các tỉnh miền tây nam bộ, sông nước quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn trái cây sum xuê quả chin. Đến đây du khách sẽ được ngắm cảnh sắc hữu tình, được nghe những câu chuyện ly kì từ thời khai sơn mở cõi, giai thoại về “Công Tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng” vang dội cả mãnh đất kinh kì, …

Ngoài ra Bạc Liêu còn là vùng đất tâm linh màu nhiệm, nơi có nhà thờ Cha Diệp, và Quan Âm Phật Đài hay còn gọi là Mẹ Nam Hải là những công trình văn hóa tâm linh nổi bật của tỉnh, hàng năm thu hút hàng nghìn du khách thập phương về đây cầu mong cho quốc thái dân an ... Nhân dịp 1 trong những rằm lớn nhất năm là rằm tháng 10, gia đình mình quyết định du lịch đặc biệt Hành Hương Về với vùng đất linh thiêng hứa hẹn sẽ là một sự trải nghiệm tuyệt vời!
hình ảnh
hình ảnh
SÁNG SỚM:
5h00: Cả nhà mình khởi hành từ Cần Thơ đi Bạc Liêu. Vì gia đình chỉ có 3 người nên thuê xe 7 chỗ với giá 2,2 triệu cho chuyến hành hương lần này. Mọi người nghỉ đêm trên xe để chuẩn bị cho điểm đến đầu tiên
THAM DỰ THÁNH LỄ CHA DIỆP
(Ăn Sáng, Trưa)
9h30: Đoàn đến nhà thờ Cha Diệp, hay còn gọi là nhà thờ Tắc Sậy - nơi gắn liền với một nhân vật nổi tiếng – cha Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị thánh vì sự linh thiêng, cho những ai tin tưởng nguyện cầu. Nơi đây không chỉ là điểm hành hương của người miền Tây mà còn của những người Kitô giáo ở nhiều vùng miền khác.
hình ảnh
hình ảnh
Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1 tháng 1 năm 1897 - 12 tháng 3 năm 1946), thường được gọi là Cha Diệp, là một Linh mục Công giáo tại Việt Nam. Ông được biết đến nhiều bởi đã chịu chết thay cho giáo dân cùng bị bắt với mình…
Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sinh ngày 1 tháng 1 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước, thuộc làng Tấn Đức; nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha là ông Micae Trương Văn Đặng (1860 - 1935), mẹ là bà Lucia Lê Thị Thanh. Ông được Linh mục Giuse Sớm rửa tội ngày 2 tháng 2 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước và lấy tên Thánh là Phanxicô Xaviê

Năm 1904, lúc lên bảy tuổi thì mẹ mất, cậu bé Diệp theo cha đến Battambang (Campuchia) sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, người cha tục huyền với bà Maria Nguyễn Thị Phước (sinh năm 1890 ?, quê quán ở Mỹ Luông; nay thuộc Chợ Mới, An Giang).
hình ảnh
hình ảnh
Nhà thờ hiện còn là Trung tâm Truyền giáo Phanxicô của Giáo phận. Quý khách tham quan, viếng mộ Cha Phaxico Xaviê Trương Bửu Diệp, tham gia thánh lễ lúc 5h sáng, cầu nguyện, xin ơn,… cảm nhận được không khí trang nghiêm và thiêng liêng của nơi này. Sau đó cả nhà dùng điểm tâm sáng tại quán ăn gần đó.
Học đạo, được thụ phong linh mục Sửa đổi
Năm 1909, Linh mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa Trương Bửu Diệp vào học đạo tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng (nay thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Sau đó, thầy Diệp tiếp tục học đạo tại Đại chủng viện Nam Vang (Campuchia); vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Nam Vang.

Năm 1924, sau thời gian học đạo, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, Linh mục F.X Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm linh mục phó của họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal (Campuchia). Năm 1927 - 1929, Linh mục Diệp trở về nước và làm Giáo sự tại Chủng viện Cù Lao Giêng. Tháng 3 năm 1930, ông về nhận nhiệm sở tại Họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm nhiệm vụ tại đây, ông đã liên hệ, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.

Năm 1945 - 1946, chiến tranh loạn lạc khiến nhiều giáo dân phải di tản. Linh mục bề trên là Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng kêu gọi Linh mục Trương Bửu Diệp lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ông vẫn một mực từ chối và trả lời:

Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết".
— Phanxicô Trương Bửu Diệp
hình ảnh

11h30: Gia đình mình dùng điểm tâm sáng tại nhà quán ăn. Sau đó tiếp tục khởi hành tham quan Chùa Phật Bà Nam Hải, còn được gọi là Mẹ Nam Hải hoặc Quan Âm Phật Đài, tọa lạc trên diện tích khoảng 6ha, ở cửa biển Nhà Mát. Đây là công trình kiến trúc – văn hóa – tâm linh nổi bật của Bạc Liêu, hằng năm thu hút hàng ngàn lượt khách đến hành hương, tham quan, du lịch...
hình ảnh
hình ảnh
Chùa nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8 km. Ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn với nhiều cây mắm, đước,...

Năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đứng ra chủ trì việc xây tượng Quán Thế Âm lộ thiên (cao 11 m, không kể phần bệ tượng), và hoàn thành vào đầu năm 1975. Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần cây số.
hình ảnh
Năm 2004, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã cấp phép cho mở rộng và san lấp khu đất nơi chùa tọa lạc. Nhờ vậy mà một số hạng mục đã lần lượt được dựng lên nhờ vào sự đóng góp của các tín đồ và khách thập phương.

Hiện nay (đầu năm 2013), việc xây dựng vẫn còn đang tiến hành trên phạm vi rộng khoảng 3 ha, và chỉ mới hoàn thành được một số hạng mục, như cổng Tam quan, điện Thiên Thủ, điện Địa Tạng, nhà chư tăng, nhà khách,...
hình ảnh
Điện Thiên Thủ thờ Thiên thủ Quán Âm (thờ chính). Đây là một trong nhiều danh xưng của Bồ Tát Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara, cũng gọi là Quán Tự Tại. Tượng của vị Bồ Tát này có đến ngàn cánh tay và ngàn con mắt (thiên thủ, thiên nhãn).
hình ảnh
Điện Địa Tạng thờ Địa Tạng Bồ Tát (thờ chính). Đây là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục. Bên cạnh đó, trong hai tòa điện này còn có các tượng thờ (phối thờ): Quán Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Vương Bồ Tát, Diệm Diêm Vương Bồ Tát, v.v...
hình ảnh
hình ảnh
Hằng năm, nhà chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải vào ba ngày: 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Đây cũng là một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu đã được công nhận là lễ hội chính thức.

Ngoài ra, nhà chùa còn tổ chức các ngày lễ khác, như ba ngày lễ vía Quán Thế Âm: 19 tháng 2 âm lịch (giáng sanh), 19 tháng 6 âm lịch (thành đạo), 19 tháng 9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, v.v... Tất cả đều được đông đảo tín đồ và khách thập phương đến tham dự.
hình ảnh
2h00: cả nhà ăn trưa và chuẩn bị về nhà. Kết thúc chuyến du lịch hành hương tại Bạc Liêu- giấc mơ tình yêu.

bạc liêu bạc liêu

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 1/01/2023
Love
7 Bình luận
avatar
Nguyễn Đức Tính

Đi để trưởng thành

3 Quốc gia
30 Tỉnh thành
11 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Chùa Giác Ngộ được đức Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX.
Có lẽ đảo Sanxiantai sẽ rất thích hợp với những ai thích đi du lịch để ngắm cảnh hoặc muốn di chuyển sang các hòn đảo khác qua cây cầu đặc biệt ở đây để tham quan. Đảo có một hệ sinh thái biển rất đa dạng và phong phú, chính vì lẽ đó mà chính quyền và người dân rất tích cực bảo vệ hòn đảo nhỏ này.
Thiền viện Thường Chiếu là chùa nổi tiếng ở Vũng tàu mang tên một nhà sư đời Lý do Hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng năm 1974.
Cùng thuộc địa phận tỉnh Bà Rìa - Vũng Tàu, lại nằm trên con đường từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, thế nhưng khu vực đảo Long Sơn vẫn chưa được du khách biết đến nhiều.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.
Tết đến xuân về bạn cùng lũ bạn thân đi đâu? Một khu du lịch sinh thái sẽ là điểm đến lý tưởng nhất rồi còn gì nữa.
Sinh nhật đến là dịp tự thưởng cho mình một chuyến đi. Tôi chọn cho mình hòn đảo mang tên sự giàu sang và không nơi nào khác chính là đảo Phú Quý.
Không trong veo, róc rách, suối Tiên ở Mũi Né ấn tượng bởi dòng nước đỏ cam đẹp mắt. Đi chân trần lội nước suối Tiên khiến du khách như rũ bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống. Suối Tiên là cái tên còn khá xa lạ với du khách khi đến Mũi Né.
Từ Sài Gòn, có rất nhiều tuyến điểm du lịch phong phú đến các tỉnh miền Tây. Để thêm làn gió mới trong hành trình thưởng ngoạn khám phá từ Sài Gòn, một chuyến du lịch Phan Thiết Mũi Né xuất phát từ Sài Thành chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn đấy.
Nhà Quê Homestay tọa lạc tại bờ sông ngay trung tâm thành phố, nơi đây thu hút bởi không gian hoài cổ pha chút hiện đại náo nhiệt của thành phố.