Blog Nơi Cọp Rồng Hòa Quyện Thành Một
cover

Nơi Cọp Rồng Hòa Quyện Thành Một

avatar
Nguyễn Đức Tính dot Thứ 6, 01/11/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Tháp Long Hổ là địa điểm không quá xa lạ đối với du khách trong hành trình khám phá Đài Loan. Nổi bật trên nền đầm Liên Trì thơ mộng, ngôi tháp đặc biệt này vẫn đứng sừng sững đón nắng, gió cùng thời gian.
Tháp Long Hổ là địa điểm không quá xa lạ đối với du khách trong hành trình khám phá Đài Loan. Nổi bật trên nền đầm Liên Trì thơ mộng, ngôi tháp đặc biệt này vẫn đứng sừng sững đón nắng, gió cùng thời gian.
hình ảnh
Khu vực Tháp Long Hổ gồm hai ngôi chùa đầy màu sắc và mang đậm nét hiện đại, là nét chấm phá, tô điểm cho mảnh đất Cao Hùng. Thả bộ dọc theo con đường quanh đầm Liên Trì hình, du khách sẽ bắt gặp mô hình rồng và hổ ngay lối vào tại đây.

Điều đặc biệt, bạn sẽ phải đi theo lối vào hàm rồng và lối ra miệng hổ khi tham quan tòa tháp này. Điều đó tượng trưng cho ý niệm biến rủi thành may. Những bức họa trên tường bên trong hàm rồng chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh với du khách bởi nó ghi dấu những truyền thuyết và khắc họa một loạt nhân vật đầy màu sắc trong trang phục truyền thống cùng 24 người con kiệt xuất… tái hiện sống động lịch sử Trung Quốc thời xưa.
hình ảnh
hình ảnh
Trèo lên trên đỉnh tháp, hướng góc nhìn ra xa để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố hay cảnh quan Đầm Liên Trì trải dài là một điều vô cùng thú vị. Những tòa nhà chọc trời phía xa xa, công viên Đầm lầy Châu Trại, Đài Xuân Thu hay nhiều mái chùa khác ven hồ… tất cả sẽ được hiện lên một cách chân thật nhất.
hình ảnh
Không chỉ có thiết kế ấn tượng, tháp Long Hổ còn mang đậm nét văn hóa của người bản địa. Muốn tham quan tòa bảo tháp, trước tiên du khách phải đi qua cây cầu ngoằn ngoèo dẫn vào đền và chiêm ngưỡng các bức họa trang trí bên trong. Lúc này du khách sẽ được hiểu thêm về lịch sử Trung Hoa, văn hóa và tín ngưỡng thờ phụng của người dân địa phương.
hình ảnh
Người Cao Hùng cho rằng, công trình này có thể xua đuổi tà khí và đón vượng khí cho những ai thăm viếng nơi này, nếu đi vào từ bên miệng Rồng sẽ đón điều may mắn và đi ra từ miệng Hổ sẽ trút bỏ mọi tai họa, không may.
hình ảnh
hình ảnh
Đến Cao Hùng, bạn nhất định phải đến Tháp Long Hổ vừa là để chiêm ngưỡng sự độc đáo trong kiến trúc, vừa để "xả bỏ xui rủi, đón cát tường". Có một dấu hiệu bên ngoài tháp dễ nhận biết là bạn có thể đi vào qua miệng của con rồng và đi ra từ miệng của con hổ.

Nói như vậy bởi vì người ta tin tưởng rằng, khi đi trên cây cầu có 2 đầu mãnh thú dẫn đến tháp Long Hổ, đi vào từ bên miệng Rồng sẽ đón điều may mắn, và đi ra từ miệng Hổ sẽ trút bỏ mọi tai họa, không may.
hình ảnh
Bởi vì trong văn hóa Trung Hoa, rồng tượng trưng cho quyền lực và nắm quyền kiểm soát mưa, bão, lũ lụt... Mặt khác, Hổ lại tượng trưng cho sức mạnh, sự công bình và hòa hợp trong văn hóa Trung Hoa. Thay vì "vua sư tử", người dân Trung Quốc tin vào "vua hổ".

Tháp Long Hổ ở khu vực đầm Liên Trì là một địa điểm văn hóa truyền thống, kết hợp cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hấp dẫn, vẻ đẹp thiên nhiên lãng mạn xung quanh. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi Đài Loan sắp tới của mình thì đừng quên check in đến đây, một trong những di tích nổi tiếng ở thành phố cảng Cao Hùng nha!
hình ảnh
hình ảnh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 2/01/2023
Love
10 Bình luận
avatar
Nguyễn Đức Tính

Đi để trưởng thành

3 Quốc gia
30 Tỉnh thành
11 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Phúc Toàn Trời chuyển mưa xám xịt luônnn
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Cẩm Tú mấy đứa bạn mình ở đài cũng bảo chùa này nổi tiếng lắm
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Baaroo Chan Xin Visa đi Đài khó ko anh, mình xin dạng tự túc ý
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Daisy Thảo Nguyên Cao Hùng là nhiều điểm chơi nhất đúng ko ạ
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Minh Nhân Màu xám xịt à, mưa chuyển đen nghịt cả bầu trời
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Chùa Giác Ngộ được đức Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX.
Có lẽ đảo Sanxiantai sẽ rất thích hợp với những ai thích đi du lịch để ngắm cảnh hoặc muốn di chuyển sang các hòn đảo khác qua cây cầu đặc biệt ở đây để tham quan. Đảo có một hệ sinh thái biển rất đa dạng và phong phú, chính vì lẽ đó mà chính quyền và người dân rất tích cực bảo vệ hòn đảo nhỏ này.
Thiền viện Thường Chiếu là chùa nổi tiếng ở Vũng tàu mang tên một nhà sư đời Lý do Hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng năm 1974.
Cùng thuộc địa phận tỉnh Bà Rìa - Vũng Tàu, lại nằm trên con đường từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, thế nhưng khu vực đảo Long Sơn vẫn chưa được du khách biết đến nhiều.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.
Tết đến xuân về bạn cùng lũ bạn thân đi đâu? Một khu du lịch sinh thái sẽ là điểm đến lý tưởng nhất rồi còn gì nữa.
Sinh nhật đến là dịp tự thưởng cho mình một chuyến đi. Tôi chọn cho mình hòn đảo mang tên sự giàu sang và không nơi nào khác chính là đảo Phú Quý.
Không trong veo, róc rách, suối Tiên ở Mũi Né ấn tượng bởi dòng nước đỏ cam đẹp mắt. Đi chân trần lội nước suối Tiên khiến du khách như rũ bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống. Suối Tiên là cái tên còn khá xa lạ với du khách khi đến Mũi Né.
Từ Sài Gòn, có rất nhiều tuyến điểm du lịch phong phú đến các tỉnh miền Tây. Để thêm làn gió mới trong hành trình thưởng ngoạn khám phá từ Sài Gòn, một chuyến du lịch Phan Thiết Mũi Né xuất phát từ Sài Thành chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn đấy.
Bạc Liêu là vùng đất nổi tiếng trù phú và giàu có bậc nhất trong các tỉnh miền tây nam bộ, sông nước quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn. Nơi đây còn được biết đến như 1 vùng đất linh thiêng với Mẹ Nam Hải và Cha Diệp.