Blog Cù lao Hòa Minh Trà Vinh - Cù lao Mặn Ngọt - Tập 02 | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Cù lao Hòa Minh Trà Vinh - Cù lao Mặn Ngọt - Tập 02 | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Nguyễn Hoàng Giang dot Thứ 6, 09/11/2018
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trong tập 02 này, tôi chính thức bắt đầu hành trình Mekong. Lộ trình trong ngày hôm nay của tôi là đi tới cửa biển dọc theo con đường đê bao quanh cù lao...

Khám phá cù lao Hòa Minh

Sau khi chia tay người nhà anh Phục, tôi tiếp tục lên đường và chính thức bắt đầu hành trình Mekong của mình. Lộ trình trong ngày hôm nay của tôi là đi tới cửa biển dọc theo con đường đê bao quanh cù lao…

Cuộc sống của người dân cù lao

Nhà anh Phục nằm tại xã Long Hòa một trong hai xã trên cù lao Hòa Minh, thuộc nửa đầu của cù lao nếu tính từ phía cửa biển và nửa còn lại là xã Hòa Minh. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và chăm lo đời sống cho người dân trên hai “xã đảo” này. Tại sao lại gọi là “xã đảo”? Vì người dân trên cù lao được hưởng các chính sách đãi ngộ giống với các đảo ngoài khơi.
Theo lời của anh Phục thì điện và đường đã có từ lâu, khoảng những năm 2000. Ngay cả những cồn nhỏ cạnh cù lao chỉ có diện tích chưa tới 10 km vuông như cồn Phụng cũng có hệ thống điện lưới 3 pha kéo qua. Điện Đường Trường Trạm. Hệ thống điện và giao thông là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao đời sống và phát triển kinh tế của người dân. Khi chưa có đường thì việc đi lại rất khó khăn. “Hồi đó cô ở đây. Cô muốn qua ruộng cô phải lội. Mình có chiếc xuồng nào con. Nghèo muốn chết chứ nào có tiền mà mua xuồng” – lời của một cô lớn tuổi tôi gặp trên đảo.
Một yếu tố rất quan trọng khác nữa là nước sạch. Tuy nhiên thì hệ thống nước sạch từ nhà máy nước chưa bao phủ được toàn bộ cù lao. Những hộ dân nằm trong khu trung tâm hay trên trục đường chính như nhà anh Phục đã có nước máy để sử dụng. Những hộ dân vùng ven xa hơn, nằm trên đường đê bao thì vẫn sử dụng nước ngầm, bằng việc đóng các “cây nước” sâu xuống lòng đất dẫn nước lên. Hi vọng trong tương lai, toàn bộ người dân trên đảo sẽ có đường ống dẫn nước sạch tới tận nhà.

Đời sống kinh tế của người dân cù lao

Trên cù lao, người dân sinh sống chủ yếu bằng việc nuôi tôm và một phần nhỏ trồng lúa. Khi con nước lợ thì nuôi tôm thẻ chân trắng, khi con nước mặn thì chuyển qua tôm sú. Trên báo Thanh Niên có một bài viết rất hay, giúp chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về đời sống kinh tế của người dân trên cù lao. Bài viết “Cù lao Mặn Ngọt” của anh Đình Tuyển, bạn có thể tham khảo bài viếttại đây.
hình ảnh
Người dân cù lao Hòa Minh thu hoạch tôm ươm (Click tại đây để xem ảnh chất lượng cao)
Qua bài viết trên và những gì tôi được tận mắt cảm nhận thì có thể thấy đời sống của người dân trên cù lao rất khấm khá trong những năm gần đây. Ngoài những sự hỗ trợ và quan tâm từ chính quyền địa phương thì chính là nội lực từ sự cần cù lao động và ước mơ làm giàu của người dân.

Cửa biển Cổ Chiên và Cung Hầu

Sau nửa ngày di chuyển thì tôi cũng đến được điểm mình muốn tới là phần cuối của cù lao, nơi mà cù lao chia con sông Cổ Chiên làm hai cửa đổ ra biển là cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Phải cho của chiếc drone Mavic (flycam) bay tới khoảng cách 2km và độ cao 200m thì tôi mới có thể lấy được trọn vẹn bề rộng của cù lao trong khung hình. Cù lao rộng lớn như một hòn đảo nhỏ nằm giữa dòng được hình thành từ việc bồi đắp hàng trăm năm bằng phù sa của sông Mekong.
Hiện nay, biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nóng lên toàn cầu dẫn tới mực nước biển dâng cùng với vô số dự án đập ngăn dòng trên thượng nguồn sông Mekong (Campuchia, Lào và Trung Quốc) dẫn tới lượng phù sa giảm. Tương lai người dân cù lao sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nhưng tôi hi vọng bà con vẫn có thể “lèo lái cuộc sống một cách nhẹ nhàng, hòa thuận với thiên nhiên, làm bạn với biến đổi khí hậu”

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 10/01/2023
Love
17 Bình luận
avatar
Nguyễn Hoàng Giang travel blogger

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
45 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Híp Thắng thanks chia sẻ của cậu nhé
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Thảo bài viết lẫn ảnh đều ok ghê á
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Thủy Bông thanks bạn nha, bài viết có ích lắm
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Kim Anh Que tui do cac banj
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Huong Giang Mình cũng tính cuối năm nay làm 1 chuyến, cảm ơn bài review của b nha
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm