Blog CÔN ĐẢO ISLAND : ĐÓA HOA NƠI NGỤC TÙ

CÔN ĐẢO ISLAND : ĐÓA HOA NƠI NGỤC TÙ

avatar
Nguyễn Hồng Hải Tuyền dot Thứ 4, 08/05/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Hãy dành thời gian để đến Côn Đảo vào một ngày nắng đẹp !
hình ảnh
Côn Đảo địa danh nghe không mấy xa lạ với chúng ta , vì ai cũng biết rằng nơi đây được mệnh danh là " Địa Ngục Trần Gian " , vì là nơi giam cầm các nghĩa sĩ các nhà hoạt động chính trị yêu nước như : Phan Chu Trinh , Tôn Đức Thắng , Võ Thúc Đồng ... , Và cũng là nơi yên nghỉ của nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu !
Người dân ở đây họ nói : Không nơi nào trên mảnh đất Côn Đảo này mà không nhuốm màu máu của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc !
Và Trong bộ ảnh này mình sẽ tóm tắt sơ lược về những dấu tích còn lại nơi nhà tù Côn Đảo và những cách tra tấn khắc nghiệt nơi mô hình nhà tù chuồng cọp kiểu Pháp .
Đặc biệt trong bộ ảnh này mình sẽ giới thiệu sự tích câu hát ru : " Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu lời đắng cay ! "
Phía dưới mỗi tấm hình mình sẽ tóm tắt câu chuyện lịch sử , cùng Người Nhà Quê khám phá các câu chuyện nơi vùng đất thiêng Côn Đảo này nhé !


Lời trích dẫn và cuộc tìm kiếm Chuồng Cọp Kiểu Pháp


" Các ông sẽ không biết được chuồng cọp nằm ở nhà tù nào vì các tên nhà tù được thay đổi liên tục và thiết kế khá giống nhau ,
nhưng khi ngài đến một nhà tù có 2 khung cửa lớn , bước qua cánh cửa thứ nhất rồi thì đừng qua cánh cửa thứ 2 , vì khi qua
cánh cửa thứ 2 các ông sẽ lại bước vào một nơi giống như các nhà tù khác , mà các ông hãy đi vào một lối nhỏ phía bên phải nơi
vườn rau , và bên trong vườn rau đó có một con đường nhỏ dẫn vào cánh cửa bí mật dẫn vào chuồng cọp "
Cuộc tìm kiếm
Một năm trước, cũng từng có một đoàn nghị sĩ Mỹ tới VN và cũng nghe những lời đồn về chuồng cọp
nhưng chính quyền Sài Gòn và quân đội Mỹ nói đó chỉ là lời đồn và là chiêu tuyên truyền của Hà Nội nên việc điều tra ngừng lại.
Việc tìm chuồng cọp rất khó vì Mỹ - ngụy liên tục đổi số thứ tự của các trại để che giấu tung tích khu nhà tù bí mật này.
Để giúp Harkin và Luce,
anh Lợi đã vẽ lại tấm bản đồ cùng các ký hiệu để hai ông có thể nhận ra cánh cửa bí mật dẫn vào chuồng cọp, nơi đi qua bức tường có hai lớp.
Tới Côn Sơn, đoàn nghị sĩ được chúa đảo Nguyễn Văn Vệ nhiệt tình đón tiếp.
Vệ mời đoàn đi thăm và mua quà lưu niệm do tù nhân trên đảo làm nhưng đoàn từ chối và nói muốn thăm các trại tù.
Một trại, hai trại đi qua nhưng vẫn không thấy dấu vết chuồng cọp đâu.
Trung tá Vệ nói sắp hết giờ rồi và yêu cầu đoàn nên chuẩn bị lên đường về sớm.
Tom Harkin đề nghị được thăm thêm một trại nữa ngay sát bên cạnh và được Vệ đưa đến trại Phú Tường.
“Tôi thấy một lối đi nhỏ bên phải, tôi hỏi Vệ thì y nói lối đó đến chỗ trồng rau và không có gì để coi cả”.
Cả Tom Harkin và Don Luce liền đi theo lối này vì bãi rau chính là một trong những dấu hiệu vào chuồng cọp.
Đến nơi, họ thấy bức tường lớn dài cùng một cánh cửa khóa kín. “Chúng tôi hỏi Vệ sau cánh cửa này là gì thì Vệ bảo không có gì,
chỉ là một khu trại bên cạnh mà phải đi bằng cửa khác mới được”.
Thật không may cho Vệ. Khi đó có một lính gác ở phía cửa bên kia nghe loáng thoáng giọng của chúa đảo.
Lúc nói Vệ lại gõ gõ vào cánh cửa - vô tình giống tín hiệu kêu cửa. “Cạch cạch” chợt cánh cửa được mở ra.
“Tôi không bao giờ quên được khuôn mặt sững ra của Vệ khi đó. Cả tôi và Don Luce lèn qua cánh cửa và trước mắt tôi lúc này chính là khu chuồng cọp”.
Chuồng cọp gồm hai khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dãy 20 chuồng. Phía trên chuồng cọp có giàn song sắt, hành lang để gác ngục hành hạ người tù bất kể lúc nào.
Ngoài ra, tại đây còn có 60 phòng giam không có mái che được gọi là phòng "phòng tắm nắng" (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Tù nhân vào đây khoảng ba tháng thường là sẽ chết vì bị xiềng chân, bị tra tấn, bị bỏ đói.

Hệ Thống nhà tù của pháp thiết kế theo mô hình " Nhà Tù Trong Nhà Tù "

Phòng giam số 6 tại nhà lao Phú Hải được nhiều người biết với cái tên "Phòng chết điển hình" vì các chiến sĩ hy sinh nhiều nhất so với các buồng còn lại.
Lúc đỉnh điểm, buồng giam giam tới hơn 200 tù nhân. Tất cả các tù nhân đều bị đánh đập, tra tấn dã man, không được mặc quần áo, xích lại bằng xiềng, đi vệ sinh tại chỗ.
Nhiều cựu tù cho biết, có thời điểm, chỉ trong 10 ngày có tới 3 người bị tra tấn đến chết. Chế độ cơm dành cho tù nhân tại đây luôn là chén cơm lõng bõng với mắm thúi và khô mục đắng nghét...





*Hầm xay lúa: Thời thực dân pháp đây là một căn phòng xây tường đá bao vây, ở trên có một lớp trần làm bằng vải đen, bao tời,…
và chỉ có một cửa đi thông qua phòng giam đặc biệt (không có cửa thông gió như hiện nay) trong căn nhà bịt kín này được bố trí 5 cối xay lúa.
Cối xay được làm bằng vỏ thùng rượu vang cưa đôi ra và lèn đất sét bên trong nên rất nặng mỗi cối phải có từ 4 đến 6 người mới kéo nổi. Từ công việc kéo cối xay, vác lúa gạo….
người tù làm khổ sai ở đây còn phải chịu thêm cực hình nữa là hai người bị xích chung một sợi dây xích có lê theo một quả tạ (quả tạ nặng trung bình từ 3-7kg).
Có thể nói đây là nhà tù trong nhà tù.

Khu đập đá : các cụ phan chu trinh, huỳnh thúc kháng, ngô đức kế, đặng nguyên cẩn...đã từng khổ sai đập đá tại đây.
Năm 1918 ông tú Phạm Cao Chẩm một nhân sĩ yêu nước ở Quảng Ngãi và người thanh niên Nguyễn Trọng Thạc, một tướng tài, con trai của cụ Nguyễn Thiện Thuật,
thủ lĩnh nghĩa quân bãi sậy đã hi sinh tại đây cùng 81 người tù khổ sai trong cuộc nổi dậy ngày mồng 4 tết (mậu ngọ), dưới làn đạn súng máy của tên bạo chúa Andouard chỉ huy bắn giết.
Đây cũng là nơi chiến sỹ yêu nước phan chu trinh sáng tác bài thơ Đập Đá Côn Lôn (được đưa vào văn học VN).
Làm trai đứng giữa đất côn lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập vỡ mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con non.



Là câu chuyện kể về người phụ nữ tên Lê Thị Răm ( Hoàng Phi Yến ) và con là hoàng tử Nguyễn Phúc Hội An ( Cải )
Đó là vào năm 1783, sau khi bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, Nguyễn Ánh mang cả vợ con và đoàn tùy tùng của mình chạy ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Để chống trả Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện thông qua Giám mục Bá Đa Lộc. Bà khuyên Nguyễn Ánh không nên làm việc “cõng rắn cắn gà nhà” này.
Nguyễn Ánh chẳng những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với Tây Sơn, nên định giết bà. Nhưng nhờ quân sĩ can xin, nên Nguyễn Ánh nhốt bà vào một hang đá trên đảo. Ít lâu sau Nguyễn Ánh rời Côn Sơn, có một hoàng tử tên là Cải, còn có tên là hoàng tử Hội An, con của bà Răm, lúc đó mới 4 tuổi, đòi mẹ đi theo cùng.
Trong cơn tức giận, cho rằng con trai mình cũng là dòng phản phúc, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi biển Cỏ Ông, được dân làng mang chôn cất tử tế. Bà Phi Yến sau đó được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang, và về chung sống với dân làng. Một lần, sau khi bị kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng…

Cảm ơn các bạn đã cùng xem hành trình của mình nhé !
_________________________________________________
Côn Đảo 0.5 . 0.5 . 2.0.1.9
#NgườiNhàQuê
#CônĐảo
#ĐóaHoaNơiNgụcTù
Homestay Côn Đảo Côn Đảo (Con Dao) côn Đảo

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 6/01/2023
Love
6 Bình luận
avatar
Nguyễn Hồng Hải Tuyền

My name is " Người Nhà Quê "

1 Quốc gia
23 Tỉnh thành
4 Người theo dõi
3 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Một thước phim nho nhỏ tại đà lạt của mình mấy bạn đừng chê mình buồn nhé ... :))
Một ngày sống ở nomad để ta yêu thương thêm mấy điều nhỏ xinh !