Hỏi đáp Cảm nhận, kinh nghiệm khi đặt chân đến Cao Bằng
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Dịch vụ visa
Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt

Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt

Đặt phòng khách sạn giá rẻ, combo du lịch giá tốt
Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ

Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ

Tìm kiếm, so sánh & đặt mua vé máy bay giá rẻ
Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại

Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại

Đặt mua vé tham quan, vé vui chơi giải trí, vé xem show, vé đi lại
avatar
Thuy Le 0 quốc gia | 24 tỉnh thành

Cảm nhận, kinh nghiệm khi đặt chân đến Cao Bằng

Sau ngày đầu tiên đi Bắc Kan, sáng hôm sau chúng tôi lên đường đến Cao Bằng. Điểm ghé thăm đầu tiên của chúng tôi khi đến Cao Bằng là Km số 0 đường mòn Hồ Chí Minh, và tượng đài Bác Hồ đối diện đó. Tại đây chúng tôi check in cột mốc và ghi cảm xúc của mình vào quyển sổ trong đền thờ (đến giờ tôi đã quên mất tên quyển sổ đó gọi là gì rồi).
Sau đó, chúng tôi đi vào trong Khu di tích Bác Pó. Chúng tôi được chị hướng dẫn viên người Tày giới thiệu xuyên suốt cuộc viếng thăm.
Tôi yêu không khí ở đây, thích thú từng nhánh cây, ngọn cỏ. Dòng suối Lenin trong xanh thẳm. Cảm giác bình yên.
Sau đó, chúng tôi di chuyển về một nhà hàng gần thác Bản Giốc và ăn trưa ở đó. Sau khi ăn trưa xong thì chúng tôi đi thăm thác.
Mùa này, thác ít nước. Thầy đưa đoàn chúng tôi đi đã chia sẻ với chúng tôi về đường ranh giới ở nơi đây. Thầy bảo, quy tắc chia đường biên giới giữa các quốc gia được tính theo quy tắc nối các điểm cao nhất của những ngọn núi, hoặc nối những điểm sâu nhất của những con sông. Biên giới quốc gia của chúng ta tại nơi đây, trước kia được tính theo sườn dãy núi, thời kỳ Pháp chiếm giữ, đã thỏa thuận với Trung Quốc được điều này. Nhưng sau khi Pháp rút quân, đường biên giới lại bị tranh cãi và bị chia lại một lần nữa. Lần này chúng ta yếu thế, phải chấp nhận chia đường biên giới theo độ sâu của dòng sông tại nơi đây.
Đó là lý do mà một nửa thác Bản Giốc của ta, và một nửa của Trung Quốc.
Đến đây, du khách hai bên, đi thăm quan dòng thác và không được bước chân sang lãnh thổ của mỗi nước. Người thăm quan trên bè 2 nước, chào hỏi, nói cười với nhau.
Cảm giác, bè đi tới dưới thác, nước phun trắng xóa, ướt lạnh.
Perfect.
1 Love
0 Bình luận
avatar
avatar
avatar