Bình Định
mask
Đã đi
Sắp đi
70,230 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng ven biển Việt Nam với diện tích 6850.6 km2 với nhiều nét văn hóa đặc trưng. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Bình Định được thiên nhiên ưu ái ban tặng những bãi biển đẹp như tranh và làn nước trong xanh, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên và sự hiện đại của những khu nghỉ dưỡng, Bình Định đã khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt. Hơn thế nữa, Bình Định còn được biết đến với những di sản văn hóa lâu đời, như tháp đôi và Nhà thờ Giáo xứ Phú Sơn, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá văn hóa.

Giới thiệu tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định là một trong những điểm đến hấp dẫn của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng với văn hóa đặc sắc và thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây với những những bãi biển trong xanh và các di sản văn hóa cổ kính đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để thư giãn và nghỉ dưỡng.

Nguồn gốc tên gọi Bình Định

Đất này vốn là đất và là nơi là nơi phát tích của nhà Tây Sơn. Việc Nguyễn Ánh đặt tên cho vùng đất này là Bình Định. Đồng nghĩa với việc, ông cho rằng mình đã vào đất của triều đại Tây Sơn, là nơi bình yên, chấm dứt động loạn. Từ năm 1892, hành chính tỉnh Bình Định tiếp tục trải qua nhiều lần thay đổi, sáp nhập và chia cắt. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi tỉnh Nghĩa Bình được Bình Định tái lập, tên tỉnh Bình Định được giữ ổn định cho đến ngày nay.

Giới thiệu Bình Định

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh này là 6.025km2, giáp Quảng Ngãi ở phía bắc, Phú Yên ở phía nam, Gia Lai ở phía tây và Biển Đông ở phía đông. Bình Định cách Thủ đô Hà Nội khoảng 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 649km và cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 300km.

Tỉnh Bình Định bao gồm các đơn vị hành chính: Thành phố Quy Nhơn - thành phố tỉnh lỵ, 2 thị xã là An Nhơn và Hoài Nhơn và 8 huyện gồm An Lão, Hoài Ân, Phú Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Tây Sơn, Vân Canh và Vĩnh Thạnh. Thành phố Quy Nhơn có tổng diện tích 284,28km2 và dân số hơn 284.000 người.

Hiện nay, Bình Định có khoảng 150 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đã được quy hoạch. Tính đến cuối năm 2003, khoảng 29 di tích đã được xếp hạng bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và khoảng 50 di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Các di tích, danh thắng còn lại đang được khảo sát và xây dựng hồ sơ để xác định mức độ giá trị và cấp độ công nhận tương ứng.

Du lịch Bình Định có gì hay?

Bình Định không chỉ nổi tiếng với cái tên vùng đất võ. Nơi đây còn là vùng đất lịch sử, giàu văn hóa truyền thống với nhiều lễ hội đặc sắc vùng miền và nền ẩm thực độc đáo. Ngoài ra, Bình Định còn nổi tiếng với sự sở hữu nhiều phong cảnh tuyệt đẹp được hình thành từ sự hòa hợp tuyệt vời giữa bầu trời và đất liền, giữa núi non và biển cả, tạo nên một khung cảnh đẹp như một tác phẩm nghệ thuật.

Lịch sử Bình Định

Cho đến nay, người ta đã xác định được rằng trên 2000 năm trước đã có cư dân của nền văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đất này. Trên dải đất miền Trung Việt Nam đã hình thành một nhà nước cổ xưa là Nhà nước Chămpa. Nhà nước Champa được xây dựng trên một nền tảng văn hóa hết sức rực rỡ, vừa kế thừa những thành tựu của các nền văn hóa Sa Huỳnh trước đó, vừa tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và nhiều yếu tố của các nền văn hóa khác trong khu vực. 

Văn hóa, con người Bình định

Những dấu vết lịch sử huyền bí mà còn giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc qua những làng nghề thủ công truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 41 làng nghề truyền thống được bảo tồn. Trong đó, có một số làng nghề mang tính đặc trưng cao, tiêu biểu của văn hóa Bình Định, như...trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và thu hút du khách.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các dân tộc Chăm, Bana, H'rê ở Bình Định đã tạo nên những bản sắc văn hóa vừa mang nét đặc trưng riêng cho cộng đồng các dân tộc, vừa mang nét chung của cả một khu vực trong một quốc gia đa dân tộc. Đó là những nét đẹp trong truyền thống sản xuất, trong cách ăn, ở, trong cách đối nhân xử thế, trong đời sống tinh thần hay trong văn học, nghệ thuật.

Bình Định còn được biết đến như là “đất võ, trời văn”. Từ xa xưa nơi đây đã sinh ra không ít anh hùng, danh nhân của dân tộc: Quang Trung - người anh hùng áo vải cờ đào thời Tây Sơn, những anh hùng dân tộc trong thời cận đại đã hy sinh vì quê hương đất nước như Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ... Bên cạnh đó, nơi đây sinh ra những danh nhân văn hóa nổi tiếng như Đào Duy Từ, nghệ sĩ - nhà soạn tuồng Đào Tấn. Ngoài ra, nơi đây đã nuôi dưỡng và tạo nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân nổi tiếng với những tác phẩm của họ đã trở thành những dấu mốc vĩ đại trong lịch sử thi ca như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Yến Lan, Chế Lan Viên…

Thời Tiết, khí hậu ở Bình Định

Khí hậu Bình Định mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa thổi vào lục địa có sự thay đổi khá lớn về hướng và cường độ. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 20,1 đến 26,1 °C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.751mm.

Mùa khô của Bình Định kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, thời tiết lúc này nắng ít mưa, rất thích hợp cho các hoạt động du lịch biển. Mùa mưa bão ở Bình Định thường kéo dài đến cuối năm, bão xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng 9 đến tháng 11.

Ẩm thực Bình Định

Bình Định còn là vùng đất có nền ẩm thực độc đáo. Đầu tiên phải nhắc đến là cách chế biến và sự phong phú của các món ăn mang hương vị đặc trưng của vùng đất này. Bình Định là một trong những tỉnh miền Trung của Việt Nam, vì vậy sự đa dạng và sự ảnh hưởng qua lại của các vùng lân cận đều tạo nên những sự kết hợp độc đáo trong ẩm thực của Bình Định. Các món ăn đặc sản như bánh ít lá gai, nem chợ Huyện, bánh hỏi cháo lòng, bún Song Thằn, Rượu Bàu Đá, cá mai, bánh tráng nước dừa Tam Quan,...mang lại cho du khách những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời và ấn tượng khó quên.

Lễ hội

Bình Định còn là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất nơi đây. Các lễ hội truyền thống dân gian như Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngư, Lễ Cúng Cá Ông, Lễ hội Tây Sơn và các lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số như Ba Na, Chăm, H're đã mang lại sự đa dạng và đặc trưng cho du lịch Bình Định. Những lễ hội này không chỉ là một phần của đời sống tinh thần của người dân Bình Định mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển và bảo tồn văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa thế giới.

Những điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Định

Bình Định nổi tiếng với những danh thắng, địa danh du lịch độc đáo với những điểm đến hấp dẫn nhất. Trong số những điểm du lịch mới nổi bật nhất là Kỳ Co - Eo Gió với khung cảnh đẹp mê hồn, cùng khu resort sang. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan đảo bãi xếp, một đảo hoang sơ với cảnh biển đẹp còn nguyên sơ. 

Biển Kỳ Co

Kỳ Co ở xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 20km về phía đông nam, cách Đà Nẵng 310km và cách Hồ Chí Minh 660km. Giá vé tham quan người lớn là 60.000 đ/vé và phí xe trung chuyển đường bộ từ Eo Gió là 90.000 đ/lượt và mở cửa từ 08h00 đến 18h00 hàng ngày, hoạt động tất cả các ngày trong tuần và ngày lễ tết..

Tên gọi Kỳ Co bắt nguồn từ tiếng Chăm. Vì xưa kia nơi đây là đất của người Chăm và tên gốc là của vùng đất này là Kaico. Dịch sang tiếng Việt, nó có nghĩa là "eo nhỏ - biển nhỏ" một bãi biển nhỏ, trong và đẹp. Sau đó người Việt đọc lái từ Kaico thành Kỳ Co.

Những dải cát trắng mịn màng, những hàng cây xanh mát, những rặng dừa che bóng mát bên triền cát. Bãi biển Kỳ Co đẹp như một chiếc rương chứa đầy đá quý. Từ xa ánh nắng chiếu xuống mặt biển trong xanh lấp lánh như ánh bạc và những hạt cát óng ánh như những viên kim cương nhỏ. Những phiến đá ở đây được liên kết với nhau, khi thủy triều lên nước sẽ tràn vào giữa những khe nứt của những phiến đá này tạo thành những hồ nhân tạo tuyệt đẹp.

Eo Gió Nhơn Lý

Eo Gió Nhơn Lý hay Eo Gió Quy Nhơn ở Bán Đảo Phương Mai, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 22km, cách Đà Nẵng 320km và cách thành phố Hồ Chí Minh 665km. Giá vé tham quan Eo Gió Nhơn Lý - Quy Nhơn cho người lớn và trẻ em từ 1m trở lên là 25.000đ/vé còn trẻ em dưới 1m thì miễn phí và mở cửa đón du hằng ngày từ 07h00 đến 19h00, bao gồm cả thứ 7, chủ nhật, các dịp lễ, tết.

Phong cảnh Eo Gió rất độc đáo, hoang sơ, hùng vĩ và hoang dã như những cơn sóng dữ dội của biển cả, nhưng đồng thời cũng dịu dàng và thơ mộng. Những mỏm đá vàng nhô lên, những mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô trên mặt biển…Hiếm có nơi nào có được. Từ trên cao nhìn xuống, Eo Gió Nhơn Lý như một cánh tay vươn ra biển, che chở, bảo vệ cho người dân. Giống như chiếc phễu thiên nhiên khổng lồ hút gió biển vào trong khiến du khách sảng khoái và vô cùng thích thú.

Làng chài Bãi Xép

Làng chài Bãi Xếp ở vùng biển Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn chỉ cách trung tâm Quy Nhơn vào khoảng 13km, cách Đà Nẵng 333km và thành phố Hồ Chí Minh 630km. Vé vào điểm du lịch này là 50.000đ/vé và luôn mở cửa hàng tuần.

Bãi Xép vốn là một làng chài trên biển Quy Hòa. Chia làm 2 bãi cát vàng uốn lượn hình vòng cung. Ở trung tâm là khu dân cư tập trung từ lâu đời, họ chủ yếu kiếm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Làng chài này hướng về phía đông để đón bình minh của mỗi ngày mới. Khi đặt chân đến làng chài Bãi Xép Quy Nhơn, du khách sẽ cảm nhận được sự bình yên với bạt ngàn rừng cây tươi xanh và hương vị trong lành của gió biển từng khoảnh khắc tạo những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt vời nhất.

Chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi hay chùa Linh Phong Sơn tự ở trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 25km, cách Đà Nẵng 304km và cách thành phố Hồ Chí Minh 668km. Đây là một điểm đến du lịch miễn phí và mở cửa hầu hết các ngày trong tuần.

Chùa được xây dựng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm 1702. Lúc bấy giờ, có một nhà sư tên là Lê Ban ẩn tu ở phía đông núi Bà. Nhà sư dựng một cái am chùa có mái tranh, sống một cuộc sống thanh bình trên núi và dùng vỏ cây để may quần áo. Dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông có nghĩa là ông núi mặc vỏ cây. Do đó ngôi chùa này được gọi là chùa Ông Núi. Năm 1733, vì mến mộ tài đức và đức hạnh của hòa thượng, chúa Nguyễn đã ban cho sư là Tịnh Giác Thiện Trí, đại cổ thiền sư, đồng thời xây dựng lại Dũng Tuyền Tự trong một ngôi chùa lớn hơn gọi là Linh Phong.
Mới đây, vào tháng 11/2017, chùa khánh thành tượng Phật Thích Ca ngồi lớn nhất Đông Nam Á (cao 108m kể cả bệ, đường kính bệ tượng 52m). Nơi đây đang dần trở thành điểm du lịch tâm linh, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

Chùa Thiên Hưng Bình Định ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km, cách Đà Nẵng 300km và thành phố Hồ Chí Minh 660km. Đây là một điểm đến du lịch miễn phí và mở cửa hằng ngày từ 9h sáng đến 17h30.

Bảo tháp chùa là một trong những công trình nổi bật nhất tạo dấu ấn trong lòng du khách của chùa Thiên Hưng chính là tháp Thiên Ứng. Nó gồm 12 tầng và có chiều cao khoảng 40m, khi đứng trên tháp, du khách có thể được nhìn thấy hầu như toàn cảnh thị xã An Nhơn.
Chùa Thiên Hưng có cảnh quan thoáng mát, bình dị và yên bình và được bao quanh bởi đồng ruộng, hồ nước và hàng cây xanh. Mỗi khi đến mùa lúa chín, mùi thơm của lúa chín dễ dàng hòa quyện với vẻ đẹp của đầm sen, hàng tre, vườn hoa,… sẽ mang đến sự thỏa mái vô cùng cho du khách thập phương.

Tháp Đôi Quy Nhơn 

Tháp Đôi Quy Nhơn ở đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách trung tâm Thành phố Quy Nhơn 3km, cách Đà Nẵng 321km và cách Hồ Chí Minh 644km. Giá vé tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn đối với người lớn và trẻ em trên 1m2 là 20.000đ/vé còn đối với trẻ em dưới 1,2m thì miễn phí và mở cửa từ 07h00 đến 18h00 tất cả các ngày trong tuần.

Ở Tháp đôi Quy Nhơn có LINGA-YONI. Theo truyền thống kiến ​​trúc tôn giáo của người Chăm, các tháp Chăm được xây dựng với biểu tượng là núi Meru, nơi các vị thần ngự và thờ 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo: Brahma - Vishnu - Shiva. Trong văn hóa Chăm, 3 vị thần này thường được thờ dưới dạng ngẫu tượng linga-yoni, trong đó 3 linga tượng trưng cho các bộ phận của 3 vị thần: phần đế hình vuông tượng trưng cho thần Brahma; Phần giữa hình bát giác tượng trưng cho thần Vishnu và phần trên hình trụ tròn tượng trưng cho thần Shiva. 

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10'' Bắc, 108°55'4'' Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10'' Bắc, 108°54'00'' Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Khu du lịch Ghềnh Ráng Bãi biển Quy Hòa Chùa Long Khánh Khu du lịch Hầm Hô Đồi cát Phương Mai

4. VĂN HÓA

Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Xe bus

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Sân bay Phù Cát

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Máy bay Tàu Hỏa Xe khách, xe du lịch

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Khuyến khích các bạn sử dụng tiền mặt khi du lịch Các nhà hàng lớn và khách sạn vẫn chấp nhận thẻ tín dụng

2. MỨC TIÊU THỤ

Nước suối: 5.000VND -10.000VND Bánh canh: 15.000VND/ tô

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Bạn hãy đổi trước tại các ngân hàng, không có điểm đổi tiền nhỏ lẻ

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bún tôm Châu Trúc Bún chả cá Quy Nhơn Mắm nhum Mỹ An Nem chợ Huyện Bánh xèo Mỹ Cang Rượu Bàu Đá Cua Huỳnh Đế Bánh hỏi lòng heo Bánh ít lá gai

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội Cầu Ngư Lễ hội Đống Đa, Tây Sơn (chiều mùng 4,5 Tết âm lịch) Lễ hội Chợ Gò (Mùng 1 Tết Âm lịch) Lễ hội chùa Ông Núi (24 tháng Giêng)

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Hãy mang theo những loại thuốc cơ bản như Đau đầu, sổ mũi, sốt, ...và các loại thuốc đặc trị cá nhân.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 03/03/2024