Kampot
mask
Đã đi
Sắp đi
152 Gody-er đã đến

Kampot

Campuchia đã quá nổi tiếng với 2 thành phố lớn là Phnom Penh và Siêm Riệp nên khiến cho nhiều du khách bỏ quên sự có mặt của một thành phố cũng vô cùng xinh đẹp và bình yên, nơi lưu giữ nhiều kiến trúc kiểu Pháp chính là Kampot. Kampot là thành phố du lịch nổi tiếng của Campuchia, chỉ cách cửa khẩu Xà Xía, Hà Tiên 2 tiếng đi xe, cách TPHCM 10 tiếng. Kampot được biết đến với hạt tiêu chất lượng cao, được xuất khẩu trên toàn thế giới. Nó cũng được biết đến với nước mắm Campuchia và sầu riêng.

Nhắc đến đất nước Campuchia thì du khách đều nhớ ngay đến quần thể đền Angkor kỳ vĩ - một công trình kiến trúc đáng kinh ngạc của người Khmer mà chúng ta phải thán phục. Bên cạnh đó thì xứ sở chùa Tháp vẫn còn một số vùng đất ít được du khách biết đến. Là một nơi nằm khá gần biên giới Việt Nam nên bạn có thể ghé thăm Kampot để biết rằng Campuchia đâu chỉ có đền tháp mà còn nhiều cảnh đẹp khác với núi rừng, sông suối hay là vô số loại cây trái thơm ngon. Một chuyến du lịch Kampot sẽ giúp bạn có được khoảng thời gian nghỉ dưỡng yên bình, nhẹ nhàng.

Giới thiệu về Kampot

Nằm ở miền Nam Campuchia, Kampot là một tỉnh giáp với biên giới Việt Nam qua cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên). Vì thế du khách Việt cũng dễ dàng đi du lịch Kampot vào dịp cuối tuần bằng xe máy hay xe hơi rất thuận tiện. Kampot là một thị xã ven sông yên bình chỉ cách vịnh Thái Lan chừng vài km. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ nên vùng đất này đã tạo ra một giống tiêu đặc sản, có một không hai và chính là mặt hàng được “săn lùng” nhiều nhất của những người sành ăn cay trên thế giới.

Vì sao có tên gọi là Kampot?

Cũng không có nhiều tư liệu nói về nguồn gốc hay ý nghĩa của cái tên Kampot. Chỉ biết rằng vào thế kỷ thứ 19 lúc thực dân Pháp còn quản lý thì khu vực này được đặt tên là Circonscription Résidentielle de Kampot. Sau này thì người dân Campuchia rút gọn lại tên gọi, chỉ còn Kampot. Và cái tên này đã được sử dụng cho đến hiện tại, được đặt tên cho cả tỉnh Kampot và thủ phủ là thị trấn Kampot. Ngoài ra thì vùng đất này còn được người Việt ta gọi là “Cần Bột” trong thời nhà Nguyễn.

Thông tin cần biết về Kampot

  • Tên gọi: Kampot
  • Quốc gia: Campuchia
  • Diện tích: 4.873 km²
  • Dân số: 593.829 người 
  • Ngôn ngữ: tiếng Khmer
  • Tôn giáo: Phật giáo
  • Múi giờ: UTC +7
  • Mã điện thoại: +885 33
  • Tiền tệ: đồng Riel (kí hiệu: KHR)

Du lịch Kampot có gì hay? có gì đẹp?

Không đông đúc như Phnôm Pênh, cũng không có những ngôi đền kỳ vĩ như Siêm Riệp nhưng Kampot vẫn có nét thu hút riêng. Du lịch Kampot là một chuyến đi giúp bạn trải nghiệm thêm các phong cảnh thiên nhiên như núi rừng, sông suối và cũng có những bãi biển xinh đẹp. Tuy rằng vẫn còn là cái tên khá xa lạ với nhiều du khách nhưng nếu có dịp hãy thử ghé đến Kampot để cảm nhận thêm nét đẹp yên bình của vùng đất phía Nam đất nước Campuchia.

Lịch sử

Khi lên ngôi vào năm 1840, Vua Khmer Ang Duong đã cho xây dựng một con đường từ thủ đô Oudong đến Kampot để xây dựng Kampot trở thành cảng biển quốc tế duy nhất của đất nước Campuchia lúc bấy giờ. Sau đó Campuchia trở thành nước bảo hộ của Pháp vào năm 1863. Vua Norodom đã bổ nhiệm một người Việt Nam làm tỉnh trưởng, giao quyền kiểm soát tất cả người Việt Nam sinh sống ở tỉnh này. Sau giai đoạn này thì Kampot bắt đầu suy tàn. Nguyên nhân chính của việc suy giảm này là do cảng Sài Gòn ở Việt Nam hoạt động, bắt đầu khai thác giao thương dọc theo sông Mekong theo chính sách của thực dân Pháp. Dưới sự quản lý của thực dân Pháp trong thế kỷ 19, Kampot đã trở thành một trung tâm hành chính khu vực với tư cách là một quận biên giới quốc gia do sự phân định của Vương quốc Campuchia.

Kampot cũng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc chiến Khmer Đỏ. Từ ngày 26/02 đến ngày 02/04/1974, quân đội chính phủ Campuchia chiến đấu với quân đội Khmer Đỏ để giành quyền kiểm soát Kampot. Tuy nhiên thì chính phủ Campuchia lúc ấy đã thua trận và nhiều người dân địa phương trở thành vô gia cư. Sau này thì Campuchia nhờ sự giúp đỡ cũng đã đánh bại quân Khmer Đỏ để giành lại chính quyền ở nhiều nơi nhưng chiến tranh vẫn gây ra một số tổn thất nhất định.

Kể từ năm 2010 thì chính quyền Kampot cũng bắt đầu tập trung việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Dự kiến sẽ xây dựng một cảng biển để chở hành khách đến và đi từ các đảo lân cận của Campuchia, Thái Lan và Việt Nam với sức chứa thuyền lên đến 400 hành khách. Bên cạnh đó thì Kampot cũng có kế hoạch xây thêm một số công trình kiến trúc, toà nhà cao ốc hiện đại hơn tại đây.

Địa lý

Kampot là một tỉnh thuộc miền Nam của đất nước Campuchia với thủ phủ chính là thị trấn Kampot yên bình nằm ven sông. Kampot là thủ phủ của tỉnh lỵ cùng tên, nằm cách thủ đô Phnom Penh khoảng 150km và cách cửa khẩu Prek Chak – Xà Xía (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) khoảng 60km. Những khu vực xung quanh của Kampot đó là phía Bắc giáp với tỉnh Kampong Speu và Koh Kong, phía Nam thì giáp tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Takeo, còn phía Tây giáp hai tỉnh Sihanoukville, Kep và vịnh Thái Lan.

Khí hậu

Như chúng ta cũng biết thì đa số những tỉnh thành ở Campuchia đều có khí hậu khá giống miền Nam của nước ta. Nên thời tiết ở Kampot cũng có 2 mùa cơ bản là mùa mưa và mùa khô. Trong đó thì từ tháng 11 - tháng 2 là thời điểm mà nhiệt độ mát mẻ, không khí dễ chịu, gió thổi nhẹ và ít mưa rào nên là dịp thích hợp nhất để du lịch Kampot. Còn mùa mưa thì bắt đầu vào tháng 6 và giảm dần vào tháng 10. Nên du khách nhớ chuẩn bị đầy đủ trang phục cũng như theo dõi thời tiết để tránh làm ảnh hưởng tới chuyến du lịch của mình nếu dự định đi vào những tháng mùa mưa.

Văn hoá và con người

Theo lịch sử ghi chép lại, ngoài những người Khmer thì tại Kampot cũng có sự hiện diện quan trọng của những người Khmer gốc Hoa. Những năm gần đây còn có một số lượng lớn người nước ngoài (như người châu Âu, người Việt Nam, người Trung Quốc, người Chăm, một nhóm Hồi giáo thiểu số,...) cũng di cư đến sinh sống tại Kampot. Tuy nhiên, bộ lạc Sa'och - là một nhóm dân cư cổ xưa trong tỉnh Kampot thì lại đang trên bờ vực tuyệt chủng. Là một nơi yên bình, không tạo nên cảm giác xô bồ như nhiều thành phố du lịch khác nên bạn sẽ thấy cuộc sống của người dân ở Kampot cũng chậm rãi, từ tốn và không hề vội vã. 

Ẩm thực

Bên cạnh những món ăn quen thuộc của người Khmer thì ở Kampot vẫn có một số món đặc sản hấp dẫn. Nếu có dịp du lịch Kampot thì du khách nhớ đừng quên thưởng thức một số đặc sản nổi tiếng của vùng đất này nhé, không chỉ là các món ăn hấp dẫn mà còn nhiều loại trái cây ngon ngọt.

  • Gà đốt: là món ăn thơm ngon nổi tiếng, đặc trưng của ẩm thực Kampot. Sau khi làm sạch sẽ thì đặt con gà vào một chiếc nồi có lót bên dưới là sả, lá chúc, tỏi, dầu ăn, gia vị. Sau đó đốt trên bếp với lửa nhỏ trong vòng 20 phút. Sau khi được 20 phút thì tăng lửa lớn hơn và đốt thêm 5 phút. Tiếp theo thì nhớ lật gà lại và nướng cho đến khi gà có màu vàng nâu, dậy mùi thơm là được. Con gà sau khi đốt mang hương vị đặc trưng Kampot có màu vàng bóng đẹp mắt, thịt gà thì dai mềm không bị bở và thấm đều gia vị kèm hương thơm từ sả, lá chúc.
  • Sầu riêng: loại trái cây nổi tiếng nhất Campuchia đó là sầu riêng Kampot. Đây là loại sầu hạt lép với cơm dày, màu vàng óng và béo ngậy. Sầu riêng Kampot có mùi vị ngon vô cùng, không hề thua kém sầu riêng ở Việt Nam chút nào. Những du khách là tín đồ “sầu riêng” thì chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức cái múi sầu riêng vừa ngọt vừa béo vừa bùi này rồi.
  • Cua sốt tiêu, mực sốt tiêu: vì nằm gần thành phố biển Kep nên hải sản ở Kampot cũng khá nhiều, trong đó thì cua và mực là phổ biến nhất, luôn tươi ngon với giá bán vô cùng rẻ. Còn tiêu chính là đặc sản ở Kampot. Vì thế nên người dân nơi đây đã chế biến ra các món cua sốt tiêu, mực sốt tiêu vô cùng ngon với hương vị cay nồng đặc trưng từ hạt tiêu Kampot và vị ngọt tự nhiên của hải sản đánh bắt tươi sống.

Ngoài ra cũng có nhiều món ngon khác được bày bán nhiều trong chợ Kampot hay trên những con đường phố để du khách ghé ăn thử như là: thịt nướng, các loại hải sản, lẩu nướng, há cảo,...

Các địa điểm tham quan

Không chỉ là vùng đất thanh bình với những khung cảnh sông núi hùng vĩ mà ở Kampot vẫn còn lưu giữ các công trình kiến trúc cổ điển thời Pháp cai trị. Trải qua bao thăng trầm thời gian, nhiều công trình ấy đã bị bỏ hoang mục nát nhưng vẫn còn lưu lại một nét đẹp cổ xưa. Tất cả những điều này giúp tạo nên một Kampot hấp dẫn và cổ kính. Một số địa điểm tham quan ở Kampot mà du khách có thể đến tham quan trong hành trình du lịch như là:

  • Quảng trường Sầu Riêng: là một địa điểm checkin mà bất cứ du khách nào đến với Kampot cũng ghé thăm. Có thể nói Kampot được xem là “vương quốc trái cây” của Campuchia, bởi tập trung đầy đủ các loại trái nhưng đặc trưng nhất vẫn là sầu riêng. Ngay tại quảng trường thị xã Kampot có hẳn một biểu tượng quả sầu riêng to lớn với xung quanh là nhiều loại trái cây khác nhau như: dừa, chôm chôm, dứa,...
  • Sông Kampot: là dòng sông chảy qua trung tâm của thị trấn Kampot, bắc ngang qua những cây cầu gang thép. Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống cũng là lúc những thuyền đánh cá đang chuẩn bị ra khơi tạo nên bức tranh lao động tuyệt đẹp. Rất nhiều khách du lịch thích đứng ngắm nhìn cảnh chiều tà lãng mạn trên sông Kampot để cảm nhận được nhịp sống dường như chậm lại.
  • Cao nguyên Bokor (núi Tà Lơn): có thể cái tên Kampot thì ít người biết nhưng nhắc đến cao nguyên Bokor thì chắc hẳn không quá xa lạ với chúng ta. Đây là một cao nguyên nổi tiếng tại Campuchia với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích thiên nhiên rừng núi hoang dã. Từng là nơi nghỉ dưỡng của thực dân Pháp, sau đó là hoàng tộc Sihanouk và còn trở thành khu nghỉ dưỡng hạng sang dành cho tầng lớp quý tộc trong khoảng những năm 40, 50 của thế kỷ trước. Ngoài bầu không khí thoáng mát thì trên cao nguyên Bokor cũng còn một số công trình kiến trúc mang phong cách Pháp và các ngôi đền thờ linh thiêng đối với người địa phương.
  • Công viên quốc gia Bokor: là nơi được quốc gia Campuchia tập trung giữ gìn và bảo tồn những giá trị của thiên nhiên ban tặng. Đến tham quan công viên Quốc gia Bokor, bạn sẽ được nhìn thấy khung cảnh khu rừng già nhiều năm tuổi, chiêm ngưỡng nhiều loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng đang được vườn quốc gia bảo vệ như: Voi Ấn Độ, gấu Malayan, khỉ Macacacon, Culi Sunda, gấu đen Asiatic. hươu miệng chuột,... Không chỉ có vậy mà tại đây còn có thác nước Popokvil cao 16m với 2 tầng thác đổ, bao bọc xung quanh là những lớp cây cối xanh tươi tạo thành bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
  • Suối Teuk Chhou: là nơi giúp du khách thư giãn và hòa mình với thiên nhiên vô cùng tuyệt vời. Người dân địa phương cũng thích ghé suối Teuk Chhou vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi. Những tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo, tiếng lá cây xào xạc,...tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên bình yên đến lạ thường.

Những hoạt động, trải nghiệm thú vị ở Kampot

Thật sự thì Kampot vẫn có một số điều thú vị để du khách khám phá chứ không hề quá nhàm chán như nhiều người thường nghĩ. Nếu đã loanh quanh thăm thú các điểm tham quan ở khu vực trung tâm thì bạn có thể dành thời gian để khám phá thêm một số địa danh nằm gần Kampot, sẽ có nhiều hoạt động mới mẻ để du khách trải nghiệm.

Chèo thuyền SUP trên sông

Nghe có vẻ mới mẻ, chèo thuyền SUP trên sông chính là một hoạt động mà du khách nên thử khi ghé thăm Kampot. Tại Kampot chỉ có một dòng sông mộng mơ chảy qua thành phố nên với những người yêu thích thiên nhiên sẽ có vài hoạt động thú vị để trải nghiệm như chèo thuyền SUP dưới ánh nắng lấp lánh mặt sông, ngồi ngắm cảnh trên thuyền chạy dọc bờ sông, lặng lẽ ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ hay là nghe tiếng gió rì rào thổi qua.

Ghé thăm hang động Phnom Chhngok

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác leo trèo, vận động khi du lịch Kampot thì có thể đến với hang động Phnom Chhngok. Đây là một hang động đá vôi nhỏ nằm cách thành phố Kampot khoảng 1,5km. Bên trong hang có một miếu thờ cổ kính, lâu đời. Đường đi lên hang động cũng không quá dốc hay khó khăn nhưng bạn nhớ chọn trang phục gọn gàng, mang giày thể thao, giày đế bằng để di chuyển dễ dàng. Đứng từ trên cao hang động, du khách sẽ được phóng tầm mắt để ngắm nhìn toàn cảnh thơ mộng và yên ả của một miền quê.

Tham quan bờ biển Kep

Vì nằm sát nhau nên nhiều du khách cũng kết hợp đi Kampot và Kep chung một chuyến đi. Nếu đã thăm thú xong khung cảnh núi non hùng vĩ ở Kampot thì bạn hãy ghé đến Kep - thành phố biển xinh đẹp của Campuchia. Nằm cách trung tâm thị trấn Kampot khoảng 3km, trên đường di chuyển tới bãi biển Kep, bạn có thể nhìn thấy những cánh đồng muối tuyệt đẹp ven đường. Đến bãi biển Kep là dịp để du khách đắm mình trong làn nước biển trong xanh, thư giãn dưới bãi cát trắng trải dài và thưởng thức nhiều món hải sản tươi sống.

Thư giãn trên đảo Koh Tonsay (đảo Thỏ)

Tuy rằng thuộc địa phận tỉnh Kep nhưng từ Kampot thì du khách đi đến đảo Koh Tonsay cũng nhanh chóng vì nằm ngay sát cạnh nhau. Từng là một điểm du lịch biển đảo nổi tiếng của người dân bản địa nhưng kể từ lúc mà thiên đường Koh Rong – Koh Rong Samloem nổi lên thì hầu như khá ít người đến Koh Tonsay nữa. Vì thế mà khung cảnh nơi đây vắng, tiêu điều. Ít dịch vụ hơn nhưng bù lại thì yên bình, không quá đông đúc và ồn ào. Bạn có thể thoải mái nằm “chill”, ngắm trời xanh mây trắng và thả hồn vào khoảng không gian hoang sơ trên hòn đảo này.

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Sở Kinh tế và Tài chính, tỉnh Kampot Bảo tàng tỉnh lỵ Ngân hàng quốc gia Campuchia, Campuchia l'Augi du Soleil Chợ cũ Vòng xoay sầu riêng Sông Praek Tuek Chhu

2. VĂN HÓA

Dưới thế kỷ 19, chính quyền thực dân Pháp, Kampot trở thành một trung tâm hành chính khu vực với vị thế của một huyện biên giới nhà nước do sự phân định của Vương quốc Campuchia. Vào năm 1889, cuộc điều tra dân số thuộc địa của Pháp đã báo cáo một cộng đồng đa sắc tộc: thị trấn Kampot bao gồm người "Campuchia Kampot" trên sông Prek-Kampot và "Kampot Trung Quốc" ở bờ sông bên phải của nhánh sông Prek-Thom. Gần đó cũng là một ngôi làng Việt Nam, được gọi là Tien-Thanh và một ngôi làng Việt Nam khác trên đảo Traeuy Koh.

3. ĐỊA LÝ

Kampot là một tỉnh (tỉnh tây nam) (khaet) của Campuchia. Phía bắc giáp các tỉnh Koh Kong và Kampong Speu, Takeo và Kep và Việt Nam ở phía đông và Sihanoukville ở phía tây. Về phía nam của nó, nó có một bờ biển khoảng 45 km trên Vịnh Thái Lan. Nó giàu ở những vùng đất trồng trọt thấp và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Thủ phủ của nó là thị trấn Kampot.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Thời điểm tốt nhất để bạn du lịch Kampot là vào tháng 11 tới tháng 2 hàng năm khi khí hậu ôn hòa, không nóng lại ít mưa.

2. Phương tiện

1. SÂN BAY QUỐC TẾ

không có

2. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Bằng tàu hỏa Có một dịch vụ vận tải hàng hóa chạy từ Kampot tới Phnom Penh trên tuyến phía Nam. Những chuyến tàu tre hoạt động ở các thị trấn khác nhau dọc theo đường dây, mặc dù đông nhất nằm ở Battambang. Bằng xe hơi Xe ô tô riêng có lái xe có sẵn cho thuê ở Phnom Penh và sẽ đưa du khách tới hầu hết các địa điểm trong nước. Bằng xe buýt Xe buýt là hình thức vận chuyển chính đến và đi từ Phnom Penh. Tốt nhất, bạn nên mua vé xe buýt tại nhà khách vì các bến xe buýt không thực sự tồn tại và cũng có xu hướng di chuyển địa điểm thường xuyên. Luôn luôn có nhiều xe buýt hàng ngày đến Siem Reap và Sihanoukville. Có xe buýt hàng ngày đến tất cả các thị trấn lớn khác ở Campuchia đến và đi từ Phnom Penh. Có một số xe buýt buổi sáng đến Thành phố Hồ Chí Minh và Băng Cốc mỗi ngày, bao gồm cả ngày lễ. Tàu/Thuyền Vẫn có thể đi thuyền đến Siem Reap và Battambang nhưng nếu đi xe buýt qua đường cao tốc mới rẻ hơn và nhanh hơn nhiều. Hầu hết người dân địa phương đi xe buýt trừ khi họ có rất nhiều hàng hoá. Thuyền nhanh xuất bến vào khoảng 8 giờ sáng từ Châu Đốc ở đồng bằng sông Cửu Long và mất 5 giờ để đến Phnom Penh. Chuyến trở về cùng ngày và rời Phnom Penh khoảng 13:00, đến Châu Đốc vào buổi chiều tối.

3. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Bằng xe hơi Phnôm Pênh nổi tiếng với nạn ùn tắc giao thông trầm trọng cùng với tình hình giao thông hỗn loạn, xe máy đi dọc ngang giống như ở Việt Nam. Vì vậy, bạn nên đi phương tiện giao thông công cộng là tốt nhất. Bằng phương tiện giao thông công cộng Hai loại dịch vụ vận chuyển chính sử dụng tại Phnôm Pênh là xe máy và tuk-tuk. Xe ôm tìm thấy ở mọi nơi trong thành phố, giá dao động từ 2.000 Riel (US $ .50) và US $ 1 cho các chuyến đi vào trung tâm Phnom Penh, tùy thuộc vào quãng đường đi. Các chuyến đi vào ban đêm thường đắt hơn, tăng giá gấp đôi. Xe tuk-tuk có giá cao hơn xe ôm một chút. Đi loại xe này khá thoải mái, mặc dù chậm đi qua nhiều điểm tham quan. Đi bộ Phnom Penh không phải là một thành phố tốt để đi bộ. Lối đi bộ đã bị lấn chiếm thành nơi kinh doanh hoặc đỗ xe. Sau đó, bạn buộc phải đi bộ trên đường phố giữa dòng xe đi lại. Vì vậy, chỉ có du khách đi bộ trên đường phố. Bằng xe đạp Cho thuê xe đạp tại thành phố. Phnom Penh không phải là thành phố thân thiện với xe đạp, do đó, thường chỉ có học sinh sinh viên, khách du lịch và người Mormon sử dụng. Cho thuê xe máy phổ biến và thuận tiện hơn, nhưng bạn cần lái tốt vì giao thông đông đúc và xe đi dọc ngang.

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Cellcard, MobiTel Metfone (VTC or Viettel) Beeline QB Excell

2. INTERNET

Metfone Đầu tiên phải kể đến ông chùm đất Cam Metfone (đây là một phần của tập đoàn Viettel), có độ phủ sóng mạnh tại các thành phố lớn. Tại các cửa hàng Metfone luôn bán sẵn sim trả trước giá dao động từ 1 – 2$. Smart Mobile Tiếp đến là mạng Smart Mobile, đây là nhà cung cấp thứ 2 ở Campuchia, với độ phủ sóng lên tới 98% mạng 2G. Độ phủ của Smart đến tận các khu vực xa xôi của Campuchia. Smartfone cung cấp 2 loại sim thẻ khác nhau dành cho khách du lịch gọi là Traveller Sims. Loại miễn phí 10 phút truy cập mạng, 10 tin nhắn internet và có lưu lượng 10MB. Tuy nhiên hạn dùng chỉ trong 3 ngày. Tiếp đến là dạng mất 5$ phí bạn có 10 phút truy cập mạng, 10 tin nhắn internet với lưu lượng 1.5GN cùng 40 ngày sử dụng tài khoản. Cellcard Với Cellcard Tốc độ truy cập ngoài lưu lượng định mức sẵn cho gói là 1c với 400KB. Nhà mạng này định ra nhiều mệnh giá gói lưu lượng khác nhau với tên iNet Plans. QB Còn với QB thì chỉ phủ sóng qp + chỉ dùng được 2G và 3G không dành cho 4G hay LTE. Vì thế nó cũng khá hạn chế, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi mua sim điện thoại ở Campuchia với nhà mạng này. Tốc độ truy cập và dữ liệu đầu vào cũng khá kém, khó bắt sóng nên nếu bạn cần dung nhiều, nhanh, mạnh và ở mọi nơi thì không nên dùng QB.

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

Đơn vị tiền tệ chính thức của đất nước Campuchia là đồng Riel (đọc là Ria). Bên cạnh đó đồng đô la Mỹ cũng được sử dụng rất rộng rãi ở đây. Thông thường, tiền riel chỉ được dùng khi bạn mua bán, trao đổi dưới 5$ như tiền xe ôm, ăn nhẹ,... Các dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đều niêm yết bằng đồng đô la Mỹ.

2. ĐỔI TIỀN

Tại Việt Nam Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị tiền trước khi đi đến Campuchia bằng cách đổi tiền tại Việt Nam. Địa điểm phổ biến nhất để bạn đổi tiền là ngân hàng. Tỉ giá hối đoái giữa hai đồng tiền có thể thay đổi theo ngày và khác nhau đôi chút giữa các ngân hàng. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kĩ một chút để chọn ra ngân hàng có tỉ giá có lợi nhất. Ngoài ngân hàng, bạn cũng có thể đổi tiền tại các cửa hàng tư nhân. Tuy nhiên những cửa hàng này sẽ không hoạt động rầm rộ và thường chỉ có tại các thành phố lớn. Tại cửa khẩu Vì Việt Nam giáp ranh với Campuchia trên lãnh thổ đất liền nên du lịch Campuchia bằng đường bộ là điều hoàn toàn khả thi. Khi đi du lịch bằng đường bộ, bạn bắt buộc phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu giữa biên giới hai nước, đó là những cửa khẩu như Bavet, Mộc Bài,... Bạn có thể đổi tiền tại đây. Do tỉ giá quy đổi tiền Việt sang tiền Riel không có lợi nên bạn không nên đổi nhiều tại cửa khẩu. Số tiền đổi chỉ nên vừa đủ để mua đồ uống, thức ăn nhẹ hay sim điện thoại. Tại các ngân hàng, quầy đổi tiền, tiệm vàng Khi đến các thành phố lớn của Campuchia như Phnom Penh và Siem Reap, bạn có thể tới ngân hàng, quầy đổi tiền và tiệm vàng để đổi tiền. Việc đổi tiền tại ngân hàng sẽ có lợi nhất cho bạn vì tỉ giá hối đoái cao. Tuy nhiên nếu bạn muốn thủ tục nhanh chóng thì hãy đến các tiệm vàng và quầy đổi tiền nhé. Một số địa điểm khác Riêng tại thủ đô Phnom Penh, bạn còn có thể tìm đến một số khu vực khác để đổi tiền. Đó là khu xung quanh chợ Phsa Thmey, chợ Nga, chợ Orusey,... Khu vực gần Hoàng cung Campuchia và con đường gần sông Mekong cũng có nhiều người đổi tiền cho bạn.

3. THẺ TÍN DỤNG

Ở các nơi hiện đại như khu vui chơi giải trí, nhà hàng,... có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì vậy bạn có thể mang theo thẻ thanh toán hoặc tín dụng quốc tế để không phải mang theo nhiều tiền mặt.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Num Pang Nom Banh Chok Num Sang Khya l'peou Num Plae Ai Bai Sach Chrouk Mi Char Ngeav Chamhoy Kuy Teav

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Kampot sea festival

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Gọi cảnh sát: 117 Gọi cứu hỏa: 118 Gọi cứu thương: 119 Cảnh sát giao thông: 012 999 999 Cảnh sát du lịch: 012 942 484 Cứu hỏa: 666 Điện: 023 427 626 Nước: 023 430 179

2. Y TẾ

Du khách nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống muỗi... khi đi du lịch. Nếu trong trường hợp du khách nhập viện trong chuyến du lịch thì sẽ phải chịu phí dịch vụ rất cao nếu không có bảo hiểm du lịch.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 04/03/2024