new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Cuộc sống của bộ tộc du mục biển Bajau qua lăng kính nhiếp ảnh gia Réhahn

avatar
Hoàng Nam dot Thứ 6, 07/07/2017
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình dị của những con người lênh đênh trên biển suốt cuộc đời của họ nhé:

Cái tên Réhahn có một chút gì đó quen thuộc nhỉ? Phải rồi, ông chính là người thực hiện bộ ảnh "Những dân tộc thiểu số đang biến mất tại Việt Nam" mà. Tìm hiểu về những nền văn hóa khép kín, những cuộc sống bình dị ẩn dấu ở những nơi hẻo lánh dường như cái duyên và cũng là sở thích của ông. Cũng chỉ mới đây thôi, ông lại có dịp làm thế giới bất ngờ khi cho ra bộ ảnh về cuộc sống du mục... trên biển của những thổ dân bản địa Malaysia tại những quần đảo nhỏ ngoài khơi Semporna.

Những "kẻ du mục" trên biển này là tộc người thiểu số Bajau

Hành trình của nhiếp ảnh gia này không mấy suôn sẻ. Ông phải đến quận biển Semporna, nơi mà gần như không một ngư dân nào biết nói tiếng Anh.

Sau một đêm ngủ lại ở khu phố biển nho nhỏ - nơi khá nguy hiểm cho những du khách nước ngoài. Réhahn cuối cùng cũng gặp được Karim, một người Bajau thực sự đồng ý dẫn ông đi thăm làng chài của họ

Người Bajau sống lênh đênh trên sóng nước bằng những chiếc thuyền nhỏ, nguồn thu nhập chủ yếu của họ đến từ nghề chài lưới. Có lẽ cũng từ đó mà cái tên "du mục biển" gắn với bộ tộc này. Hiện tại thì cũng có khá nhiều người Bajau tìm vào những thị trấn biển để an cư lập nghiệp rồi, chính vì thế mà cái làng du mục ấy càng ngày càng bé lại

Trong những đảo hoang nhiếp ảnh gia này đi thăm, đảo đầu tiên là Tabbalanos. Tại đây, ông được những cô cậu bé tò mò chào đón hết sức niềm nở. Đối với chúng, đây có thể là lần đầu tiên một người ngoại quốc tìm đến, cũng có thể là lần đầu tiên chúng được chụp ảnh

Người Bajau sống với biển, như những cô cậu nhóc này, họ lớn lên với tiếng sóng, với cát trắng và với những con gió biển mặn chát...

...và dĩ nhiên là với những chiếc thuyền độc mộc này nữa

Làng/đảo Tabbalanos là nơi sinh sống của khoảng... 11 gia đình

Karim kể với Réhahn rằng mỗi gia đình ở đây thường có 4 đến 5 con

Những người phụ nữ Bajau sinh con ngay tại những nhà chòi trên biển của họ

Và những đứa trẻ ấy gần như sẽ sống cả đời cũng trên những chiếc chòi ngoài biển ấy

Một điều khá đặc biệt ở đây là: từ già đến trẻ, ai cũng phải biết nghề chài lưới

Tuổi tác dường như không quan trọng đến cuộc sống thường ngày ở đây

Người Bajau không quan trọng hóa quá khứ hay tương lai, họ tập trung vào cuộc sống hiện tại của mình nhiều hơn

Từ khi còn bé xíu, những cô nhóc, cậu nhóc này đã phải học bơi lặn thuần thục

\

Và đến năm 8 tuổi, chúng đã được đi theo những chuyến "đi săn" cùng với người lớn

Sau Tabbalanos, ông lại đến với quần đảo Mabul - nơi bao gồm các đảo lớn nhỏ: Omadal, Sibuan, Maiga và Tagatan

Cộng đồng người Bajau ở đảo Omadal lớn hơn nhiều. Họ là 70 gia đình khác nhau, sống trên những nhà chòi ngoài biển được kết nối bằng những cây cầu đơn giản. Nơi đây, con người cũng gắn bó khăng khít với nhau hơn

Đây cũng là nơi mà Réhahn được tận mắt thấy người ta sử dụng "borak"

Borak là kem bôi đặc chế của người Bajau để tránh bị cháy nắng trên biển

Loại "kem dưỡng da" này được làm từ một loài cây cùng họ với cây gừng

Người Bajau thường bôi chất này lên mặt là chủ yếu

Đây cũng là bí quyết để có làn da khỏe đẹp của họ

Những thiếu nữ Bajau xem đây như một loại mỹ phẩm trang điểm

Còn những bà mẹ thì dùng borak để bảo vệ da cho những đứa con của mình

Réhahn ngạc nhiên cực kì vì sự thân tình của những người dân du mục biển này dành cho ông. Giữa họ, gần như không hề có một điểm chung nào cả

Réhahn tâm sự: "Tôi cảm thấy gắn kết và bình yên hơn bao giờ hết trong những ngày tháng ở chung với bộ tộc Bajau, cùng lênh đênh trên biển xanh rộng lớn"

Ông còn cho biết, những "kẻ du mục" này không tự xem mình là một công dân của bất kì quốc gia nào. Họ chọn cuộc sống tự do tự tại của mình với bất kì thiên đường biển nào mà họ tìm được

 

 

Nguồn: nhiếp ảnh gia Réhahn